Vách ngăn di động DKF sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp cao cấp, có khả năng chống va đập, chịu lực. Thường được ứng dụng để phân chia không gian lớn thành các không gian nhỏ hơn hoặc sử dụng với mục đích cách âm.

Vách ngăn di động là gì?

Vách ngăn di động hay vách ngăn phòng, được sử dụng để phân chia phòng, không gian, diện tích để phục vụ cho nhu cầu sinh sống, làm việc của con người. Sản phẩm này có tính năng dễ dàng di chuyển, có khả năng biến một không gian lớn thành những không gian nhỏ hơn hoặc ghép các không gian nhỏ thành một không gian lớn theo nhu cầu. Ứng dụng trong các hội trường, văn phòng, nhà hàng,…

Cấu tạo của vách ngăn di động

Vách ngăn di động có cấu tạo gồm:

Hệ thống ray treo và bi:

  • Ray định hình: được treo bắt trên trần nhà, làm bằng hợp kim nhôm tạo độ bền chắc. Trọng lượng ray nhẹ để giảm tải trọng trần. Bên trên ray có các râu nhôm đúc, có tác dụng tạo liên kết với các chi tiết khác trong hệ thống.
  • Bi: Là phần không thể thiếu trong cấu tạo vách ngăn di động, có nhiệm vụ liên kết giữa tấm vách và ray treo, giúp vách ngăn chuyển động. Bi cần phải có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt, chuyển động nhẹ nhàng và trơn tru.

Hệ thống tấm vách:

Các tấm vách được làm với kích thước bằng nhau, liên kết lại tạo thành một hệ vách đồng đều. Được cấu tạo từ hai bộ phận chính: bộ chuyển động bên trong tấm vách và khung xương, bề mặt vách. Cụ thể:

  • Bộ chuyển động: là cơ cấu sắt dùng để điều khiển hai chân đạp lên trần và xuống dưới mặt sàn giúp cố định vách khi ngăn phòng. Đồng thời điều khiển chân đạp thu vào bên trong tấm vách khi cần di chuyển tấm vách. Toàn bộ hệ chuyển động được điều khiển bằng 1 tay quay rời. Khi cần điều khiển chân đạp, tay quay sẽ được đưa vào lỗ khóa bố trí trên tấm vách.
  • Khung xương và bề mặt vách: Khung xương của vách được tạo thành từ các hệ thống sắt hộp liên kết hàn tạo độ vững chắc cho vách. Trên khung xương sẽ được hàn 1 bảng mã để liên kết với bi trượt. Bề mặt vách được làm từ cốt gỗ công nghiệp (thường là gỗ MFC), bề mặt phủ Veneer, Melamine, vải nỉ,.. hoặc có thể kết hợp các loại chất liệu, các tông màu khác nhau để tạo ra bề mặt phù hợp với các phong cách khác nhau.

Vách ngăn di động hoạt động theo cơ chế nào?

Vách ngăn di động hoạt động theo cơ chế sau:

  • Bi chịu lực chạy trượt 2 chiều trong hệ thống ray treo dẫn hướng bên trên.
  • Mỗi tấm vách có hệ thống chuyển động trên và dưới được gắn kết với hệ bánh răng.
  • Hệ chuyển động có nhiệm vụ ép chặt vào nền nhà và ép vào ray trên nhằm mục đích phủ kín phần hở đồng thời cố định tấm vách tại vị trí đóng.
  • Muốn đóng hay mở hệ chuyển động cần sử dụng tay quay để tác động lực vào hệ bánh xe kết nối với hệ chuyển động của vách để điều khiển tấm ép.

Ưu điểm của việc sử dụng vách ngăn di động

Tiết kiệm không gian, chi phí

Sử dụng vách ngăn di động sẽ giúp bạn tiết kiệm được không gian phòng và chi phí xây dựng. Thay vì xây dựng một bức tường cố định để ngăn phòng, chủ đầu tư có thể sử dụng vách ngăn để phân chia. Loại vách này có chi phí hoàn toàn hợp lý và thậm chí còn rẻ hơn rất nhiều so với xây tường cố định, thời gian sử dụng và tuổi thọ hoàn toàn có thể tin tưởng và rất ít khi hỏng hóc…

Có khả năng cách âm tốt

Một số vách ngăn di động có khả năng cách âm tốt như: vách ngăn gỗ, vách ngăn nỉ,.. Đặc biệt với các vách ngăn gỗ cao cấp, khả năng hút âm rất tốt, được sử dụng phổ biến trong các phòng họp, hội nghị, hội thảo,…

Đa dạng bề mặt, phù hợp với nhiều không gian văn phòng

Vách ngăn di động có thể sử dụng nhiều loại bề mặt phù hợp với không gian văn phòng như gỗ, nỉ,… Bề mặt gỗ màu vân tự nhiên, nếu là gỗ công nghiệp thì có thể được ghép vân tinh xảo, sống động. Bề mặt nỉ đa dạng về màu sắc, các màu phổ biến: xanh da trời, xanh lá, xanh đậm…

Phân loại vách ngăn di động

Để phân loại vách ngăn di động, người ta có thể dựa vào: chất liệu, độ dày và cấu tạo vách ngăn. Cụ thể:

  • Dựa theo chất liệu: phổ biến với các loại vách ngăn gỗ công nghiệp phủ Melamine, Laminate, Veneer; vách ngăn nhựa và vách ngăn có bề mặt nỉ,..
  • Dựa vào độ dày: phổ biến với vách ngăn di động hệ 65 (vách ngăn dày 65mm), vách ngăn di động hệ 85 (độ dày vách ngăn 85mm), vách ngăn di động hệ 110 (độ dày vách ngăn 110mm),…
  • Dựa theo cấu tạo: phổ biến với vách ngăn di động có ray treo cố định trần nhà kết hợp với bi lăn giúp vách ngăn di động trượt đều trên ray không xảy ra sự cố kẹt hay đứng không di chuyển được. Và vách ngăn di động có bánh xe dưới tấm vách ngăn rất thuận tiện cho quá trình lắp đặt hay tháo gỡ khi không cần dùng đến.