25+ mẫu bục tượng Bác thiết kế sang trọng với chất liệu gỗ cao cấp, kiểu dáng trang nghiêm, hiện đại dành cho hội trường, sân khấu, giảng đường…
Bục tượng Bác thường sử dụng chất liệu nào?
Bục tượng Bác gỗ tự nhiên
Bục tượng Bác gỗ tự nhiên là sản phẩm được tạo ra từ chất liệu gỗ tự nhiên, thường là gỗ sồi tự nhiên, gỗ sồi nhập khẩu, gỗ xoan đào, gỗ gụ,… Chất liệu này có ưu điểm độ bền, chất lượng và thẩm mỹ cao với vẻ đẹp riêng từ các vân gỗ. Thường được dùng tại các hội trường lớn, thường xuyên tổ chức các hội nghị trang trọng, tầm cỡ lớn.
Bục tượng Bác gỗ công nghiệp
Hầu hết các bục tượng Bác của nội thất Đức Khang đều được làm từ chất liệu gỗ công nghiệp phủ sơn PU, thay thế cho các bục gỗ tự nhiên để tiết kiệm chi phí. Lớp sơn PU bên ngoài có tác dụng bảo vệ cốt gỗ bên trong, vừa mang đến tính thẩm mỹ cho sản phẩm, tạo nên phong cách sang trọng, rất phù hợp với không gian hội trường.
Bục tượng Bác Veneer ghép vân
Bục tượng Bác bề mặt Veneer được làm từ cốt gỗ công nghiệp, bề ngoài phủ Veneer cao cấp, có khả năng chống mối mọt, cong vênh, hạn chế các tác động của môi trường. Do đó sản phẩm có tuổi thọ cao và bền vững với thời gian.
Kích thước bục tượng Bác tiêu chuẩn là bao nhiêu
Hầu hết các sản phẩm bục tượng Bác của nội thất Đức Khang đều có chung một kích thước cố định như sau: chiều rộng 800m, chiều sâu 600mm và chiều cao 1200mm. Kích thước này phù hợp với hầu hết các hội trường lớn nhỏ khác nhau, có thể sử dụng với mọi kiểu tượng Bác mà không lo quá lớn hay quá nhỏ, mang lại sự hài hòa cho không gian.
Giá bục tượng Bác DKF là bao nhiêu?
Giá bục tượng Bác được chia thành nhiều mức khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu và sự cầu kỳ trong gia công. Thông thường, bục làm từ gỗ tự nhiên sẽ có giá thành cao hơn bục gỗ công nghiệp, bục tượng Bác phủ Veneer sẽ có giá thành cao hơn so với bục phủ PU,… Sản phẩm càng được gia công cầu kỳ chắc chắn sẽ có giá thành cao hơn so với sản phẩm được gia công đơn giản. Hiện nay, giá bục tượng Bác tại nội thất DKF đang có giá dao động từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
Bục tượng Bác đặt ở vị trí nào phù hợp nhất?
Hầu hết bục tượng Bác để trong hội trường đều được đặt tại vị trí dưới và giữa cờ Đảng và cờ Tổ Quốc. Khi đặt cần chủ ý để bục không che đi lá cờ. Do đó bên cạnh việc chọn bục đặt tượng thì việc chọn kích thước tượng Bác cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh độ cao của lá cờ để đảm bảo tiêu chuẩn trên.
Ngoài ra, có một số hội trường sẽ đặt bục tượng Bác phía bên trái khán đài khi nhìn từ dưới lên. Tuy nhiên điều này sẽ khiến tổng thể sân bị lệch quá đà về một bên. Do đó tốt nhất bạn nên đặt ở giữa sân khấu để tổng thể được cân đối nếu khu vực này rộng. Nếu như khán đài quá chật hẹp thì mới điều chỉnh về phía bên trái, tuy nhiên, bạn cũng cần căn chỉnh sao cho từ dưới nhìn lên sẽ phải cân đối.
Cách lựa chọn và vệ sinh bục tượng Bác
Cách lựa chọn bục tượng Bác
Bục tượng Bác gần như là một vật không thể thiếu trong mọi hoạt động lớn nhỏ, từ hội thảo, sự kiện.. Bục tượng Bác như một minh chứng vĩ đại về tình yêu của cả dân tộc Việt nam với vị lãnh tụ vĩ đại. Khi đứng trước bục tượng Bác, đôi lúc bạn thoáng chút mặc niệm nhớ về Người, về công lao to lớn Người dành cho dân tộc Việt Nam. Người ta tin rằng khi có Người sát cánh, dõi theo thì việc gì cũng sáng suốt, suôn sẻ.
Thường thì chất liệu và màu sắc của bục tượng Bác có sự tương đồng với bục phát biểu và vách ngăn hội trường. Trong các chất liệu được sử dụng phổ biến hiện nay thì gỗ công nghiệp là chất liệu được ưa chuộng nhất trong các thiết kế bục tượng Bác. Nguyên nhân là bởi gỗ công nghiệp có chất lượng rất tốt, ngang bằng gỗ tự nhiên, giá lại không đắt đỏ như gỗ tự nhiên, bục được phủ veneer hoặc dán giấy vì như vậy sẽ được bảo vệ, độ bền cao, phủ sơn PU để giữ được màu sơn lâu nhất, khó bị trầy xước.
Hướng dẫn vệ sinh bục tượng Bác
Để có một chiếc bục tượng Bác luôn sáng bóng và đẹp, bên cạnh độ bền của chất liệu, việc bảo quản, vệ sinh bục đúng cách cũng là một yếu tố không thể bỏ qua.
Bục tượng Bác thường được đặt trong hội trường nên ít bị ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, tuy nhiên khi để lâu, bục tượng bác thường bị bụi bao phủ và ở miền bắc còn có thể bị ẩm mốc do khí hậu có độ ẩm quá cao vào những ngày trời nồm.
Vào những ngày trời nồm, bạn nên dùng khăn khô lau sạch bục và đặt ở nơi thoáng mát, ngoài ra bạn có thể dùng tới sự trợ giúp của máy hút ẩm
Trầy xước cũng là một trong các nguyên nhân khiến bục tượng Bác trông không còn như mới. Để giảm thiểu tối đa việc này, bạn không nên lau chùi bằng vật có độ ráp.
Trong trường hợp có vết xước nhỏ, bạn có thể dùng xi đánh giầy có màu gần giống nhất với bục để che khuyết điểm này. Hoặc cũng có thể dùng quả óc chó hoặc hạnh nhân để che vết xước
Nên đánh bóng bục từ ba đến bốn lần trong một năm bằng sản phẩm đánh bóng có bán tại các cửa hàng đồ gỗ. Không nên đánh bóng quá mức vì nó có thể hình thành một lớp mây. Nên lau sạch lớp đánh bóng thừa trước khi khô.