Tủ bếp gia đình DKF được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với các thiết kế đẹp, phù hợp với mọi không gian nội thất gia đình, bền bỉ với thời gian. Màu sắc và kiểu dáng đa dạng như tủ chữ I, tủ chữ L, tủ chữ U,…

Các kiểu dáng tủ bếp gia đình

Tủ bếp kiểu chữ L

Tủ bếp kiểu chữ L có thiết kế 2 cạnh tủ giao nhau vuông góc hình chữ L. Trong đó, vị trí bếp nấu thường nằm ở cạnh ngắn và cạnh dài dùng để bố trí bồn rửa, kệ bếp,… Có ưu điểm tận dụng tối đa các góc chết trong không gian, đồng thời mở rộng hai bên bếp để giúp không gian trở nên thoáng đãng và rộng rãi hơn. Ngoài ra, thiết kế bếp chữ L còn giúp gia chủ dễ dàng phân chia các khu vực trong bếp như khu vực nấu nướng, sơ chế, lưu trữ. Thuận tiện cho việc sử dụng và sử dụng.

Tủ bếp kiểu chữ I

Tủ bếp kiểu chữ I hay tủ bếp thẳng là kiểu bếp có các khu vực chức năng như bếp nấu, chậu rửa,… được bố trí thành một đường thẳng hàng với nhau. Ưu điểm lớn nhất của kiểu tủ này chính là thiết kế nhỏ gọn, giúp tiết kiệm diện tích không gian, phù hợp với mọi không gian nội thất. Lựa chọn tủ chữ I sẽ giúp không gian bếp được thông thoáng, đặc biệt là trong các không gian bếp nhỏ. Ngoài ra, mẫu tủ chữ I còn dễ dàng lắp đặt, linh hoạt trong việc lựa chọn vị trí lắp đặt, dễ vệ sinh và lau dọn.

Tủ bếp kiểu chữ U

Tủ bếp chữ U có thiết kế 3 phần tủ men theo ba mặt tường, tạo thành hai góc vuông bếp. Các thiết bị nội thất và bàn bếp sẽ được đặt cạnh nhau, giúp việc nấu nướng được diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất. Có ưu điểm tiết kiệm diện tích phòng bởi thiết kế kiểu chữ U cũng tận dụng tối đa các góc chết như chữ L, giúp tiết kiệm tối đa diện tích cho căn phòng. Phù hợp với mọi không gian phòng bếp.

Tủ bếp chữ G

Tủ bếp chữ G là một trong những thiết kế tủ bếp độc đáo hiện nay. Có thiết kế với quầy bar gắn liền với phần tủ bếp, tạo thành hình chữ G. Kiểu dáng này không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn giúp người dùng dễ dàng di chuyển khi nấu nướng. Thường phù hợp với các không gian bếp lớn.

Chất liệu tủ bếp tốt nhất hiện nay

Chất liệu Melamine

Tủ bếp MDF phủ Melamine là loại tủ bếp phổ biến nhất hiện nay. Có cốt gỗ làm từ gỗ MDF, thường là MDF lõi xanh chống ẩm và bề mặt dán Melamine với độ dày khoảng 3 – 4mm. Chất liệu này có ưu điểm chống trầy xước khá tốt, không bị cong vênh khi gặp phải nhiệt độ cao và chống được mối mọt gặm nhấm. Sản phẩm tủ bếp phủ Melamine thường có giá thành rẻ nhất trong phân khúc tủ bếp gỗ công nghiệp. Vậy nên nếu muốn tiết kiệm chi phí, gia chủ có thể lựa chọn dòng tủ này.

Chất liệu Laminate

Tủ bếp Laminate là loại tủ được làm từ cốt gỗ công nghiệp phủ Laminate (thường là cốt gỗ MDF lõi xanh chống ẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm). Tủ bếp phủ Laminate cũng có các ưu điểm giống với tủ Melamine như: chống ẩm, chống mối mọt, không bị biến dạng khi gặp tác động bên ngoài,… Tuy nhiên, mẫu tủ này cũng có những ưu điểm nổi bật hơn so với Melamine như có khả năng chịu lửa cao hơn, khả năng chịu lực tốt hơn, tính thẩm mỹ cao hơn,… Do đó tủ làm từ chất liệu này sẽ có giá thành nhỉnh hơn chút so với tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Melamine.

Chất liệu Acrylic

Tủ bếp Acrylic có cấu tạo từ gỗ công nghiệp với bề mặt phủ Acrylic, một loại nhựa dẻo có đặc tính nổi bật là độ bóng cao như gương. Chất liệu này có ưu điểm: nhẵn bóng, phẳng mịn, có khả năng phản chiếu giúp không gian bếp trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Bên cạnh đó, chất liệu này cũng có những điểm cộng lớn như: chống cong vênh với nhiệt độ cao, không bị ăn mòn bởi các chất tẩy rửa vệ sinh, dễ lau chùi,…

Chất liệu sơn

Sơn PU 2K là loại sơn thường dùng trong sản xuất tủ bếp. Loại sơn này có cấu tạo từ nhựa Acrylic polyol và chất chất đóng rắn Isocyanate, được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm nội thất cao cấp. Tủ bếp sử dụng sơn PU 2K có ưu điểm: độ bóng tốt, bền đẹp theo thời gian; chống trầy xước và chống nước hiệu quả; dễ vệ sinh lau chùi.

Bên cạnh sơn PU 2K, các đơn vị thi công cũng sử dụng sơn bệt để sản xuất tủ bếp. Có ưu điểm giá thành rẻ hơn nhiều so với sơn PU 2K, bề mặt sáng bóng mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao, dễ vệ sinh và lau chùi. Tuy nhiên chất liệu này dễ bị trầy nên gia chủ cần phải cẩn thận khi sử dụng.

Chất liệu gỗ tự nhiên

Tủ bếp gỗ tự nhiên được làm từ các chất liệu như: gỗ xoan đào, gỗ sồi Nga, gỗ óc chó,… Thiết kế tinh xảo, mang lại sự sang trọng cho không gian nhà bếp. Có ưu điểm: độ bền cao; chắc chắn và chịu lực tốt, dù trong môi trường khắc nghiệt cũng không bị cong vênh hay có ngót, suy giảm về chất lượng. Có khả năng chống mối mọt, côn trùng và chống thấm nước tốt do chất liệu gỗ đã qua tẩm sấy đạt chuẩn trước khi mang vào thi công.

Các hãng phụ kiện tủ bếp nổi tiếng

Phụ kiện tủ bếp Blum

Thương hiệu Blum đến từ Áo và có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, chuyên cung cấp các phụ kiện tủ bếp cao cấp như hệ thống tay nâng, bản lề, ray trượt giảm chấn,… Các phụ kiện này thường được làm từ chất liệu kim loại cao cấp bền, không gỉ, đảm bảo bền đẹp và chắc chắn trong thời gian dài sử dụng. Giá thành của thương hiệu này khá cao nhưng vẫn được nhiều gia đình lựa chọn bởi chất lượng mà nó mang lại.

Phụ kiện tủ bếp Eurogold

Phụ kiện tủ bếp Eurogold là thương hiệu phụ kiện tủ bếp nổi tiếng đến từ Đức. Các phụ kiện của thương hiệu đều sử dụng chất liệu inox 304 cao cấp bền đẹp, không bị han gỉ nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Phụ kiện tủ bếp Cariny

Phụ kiện tủ bếp Cariny là thương hiệu chính hãng đến từ Đài Loan, có giá thành tầm trung. Các sản phẩm của hãng luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như về giá thành.

Phụ kiện tủ bếp Grob

Các sản phẩm của phụ kiện tủ bếp Grob được sản xuất theo dây chuyền tiêu chuẩn châu u, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn. Các phụ kiện được làm hoàn toàn từ inox mạ 201, inox 304 cao cấp nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về chất lượng lẫn giá cả.

Cách chọn và lắp đặt tủ bếp chuẩn phong thủy

Chọn màu sắc tủ bếp theo mệnh gia chủ

Lựa chọn màu sắc phù hợp sẽ tạo nên vẻ đẹp sang trọng, lịch sự trong thiết kế tủ bếp. Vì vậy các kiến trúc sư thường chú ý rất kỹ trong việc lựa chọn màu tủ bếp hoàn hảo để mang đến cho gia đình bạn một không gian bếp đẹp, hiện đại và sang trọng

Sự kết hợp hài hòa màu sắc trong thiết kế khiến không gian bếp thêm sinh động, hấp dẫn. Đối với những căn bếp có diện tích không gian nhỏ, hẹp cần lưu ý lựa chọn những gam màu tươi sáng, giúp không gian nhà bếp thêm rộng và thoáng hơn. Ngược lại với những căn bếp rộng, gia chủ sẽ có nhiều lựa chọn hơn về màu sắc tủ bếp, có thể chọn những màu tối để mang tới sự sang trọng và tinh tế.

Ngoài ra, khi chọn tủ bếp, gia chủ cũng nên quan tâm tới cung mệnh của mình để mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Cụ thể, gia chủ mệnh Mộc có thể chọn gam màu xanh, vàng nhạt hoặc màu nâu. Mệnh Kim nên chọn tủ bếp có màu vàng nhạt, trắng, nâu đất. Mệnh Thủy chọn tủ có màu đỏ, vàng cam hoặc các màu xanh nhạt. Mệnh Thổ màu vàng, nâu và mệnh Hỏa nên chọn những màu như đỏ, tím, cam, xanh lá,..

Lắp đặt tủ bếp chuẩn phong thủy

Vị trí thiết kế tủ bếp:

Khi đặt tủ bếp, gia chủ cần lưu ý: tránh khu bếp với khu vực nhà vệ sinh ra để tránh những bất tiện tế nhị và đặc biết là luôn đảm bảo an toàn thực phẩm. Tủ bếp và bếp nấu cần được đặt ở vị trí dựa vào tường, kiêng kị đặt nơi có vị trí đối diện với cửa chính hoặc có cửa sổ đằng sau bởi vì phong thủy cho rằng gió sẽ cuốn tài lộc của chủ nhà ra đi hết. Không nên đặt tủ bếp và bếp nấu ở gần phòng ngủ, rất dễ gây nên những bất hòa và xung đột giữa các thành viên trong gia đình.

Hướng tủ bếp theo phong thủy:

Gia chủ không nên đặt tủ bếp ngược với hướng nhà, đồng thời tránh hướng gió để không bị tiêu tán tài lộc. Ngoài ra, gia chủ cũng nên đặt hướng tủ bếp dựa trên cung mệnh của bản thân như:

  • Người mệnh Kim: Nên đặt theo hướng Tây để mang lại may mắn và bình an cho gia đình.
  • Người mệnh Mộc: Nên đặt theo hướng Đông, Nam và Đông Nam sẽ mang lại nhiều tài lộc.
  • Người mệnh Thủy: Nên đặt nhìn về hướng Tây, Tây Bắc và hướng Bắc.
  • Người mệnh Hỏa: Nên có hướng về phía Nam, Tây Nam và Đông Bắc.
  • Người mệnh Thổ: Nên có hướng Tây Bắc hoặc Đông Nam để giúp gia chủ tăng tài khí.