Vách ngăn di động bề mặt Veneer DKF sử dụng cốt gỗ công nghiệp chống ẩm, bề mặt phủ Veneer cao cấp, có khả năng chống va đập và chịu lực tốt. Được sử dụng nhiều trong các công trình công cộng, văn phòng,… Giá thành sản phẩm phải chăng do được nội thất DKF trực tiếp sản xuất và phân phối, không qua khâu trung gian.

Cấu tạo của vách ngăn di động bề mặt Veneer

Cấu tạo của vách ngăn di động Laminate gồm:

Hệ thống vách

Bề mặt vách phủ Veneer

Phần lõi chính là gỗ công nghiệp đã qua xử lý chống mối mọt và cong vênh. (mục đích giảm trọng lượng của vách đồng thời tăng độ cứng).

Khung xương là hệ thống sắt hộp.

Bộ chuyển động là cơ cấu sắt dùng để điều khiển 2 chân đạp lên trần và xuống dưới mặt sàn giúp cố định vách.

Hệ thống ray treo và bi:

Ray định hình được treo bởi hệ thống tay treo và tay chống lắc. Tay treo một đầu bắn trực tiếp lên trần bê tông hoặc xà gồ sắt thông qua 1 bảng mã sắt, một đầu liên kết với ray bằng bulong tại các khe định hình đúc sẵn trên ray tạo sự vững chắc cho vách ngăn.

Bi liên kết giữa tấm vách và ray treo được thiết kế bao gồm 2 tầng, mỗi tầng bi tì lên 1 râu nhôm bố trí lệch nhau phía bên trong ray.

Ưu điểm của vách ngăn di động gỗ Veneer

Trong các loại vách ngăn cho văn phòng hiện nay thì vách ngăn gỗ Veneer được đánh giá là cao cấp nhất bởi bề mặt Veneer có thêm nhiều ưu điểm như chống nước, chống xước, chống thấm… Nhưng sự khác biệt lớn nhất ở loại vách ngăn này chính là về màu sắc. Nếu như các vách ngăn khác màu sắc cố định, ít đa dạng thì với bề mặt Veneer bạn có thể tạo màu sắc bất kỳ và phối màu dễ dàng với các đồ nội thất khác để tạo điểm nhấn sang trọng cho không gian, với nhiều kiểu dáng thiết kế độc lạ và tinh tế.

Chất liệu Veneer gần giống với gỗ tự nhiên nhất, rất thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, nó còn có thể làm cong, lượn góc, tạo hình trang trí trên bề mặt vách một cách sáng tạo.

Kích thước vách ngăn di động bề mặt Veneer là bao nhiêu?

Kích thước vách ngăn di động bề mặt Veneer sẽ được thiết kế dựa theo các kích thước đo thực tế. Khi xây dựng vách ngăn, nội thất DKF sẽ tiến hành đo đạc và đưa ra kích thước cụ thể nhất cho khách hàng.

Hiện nay, nội thất DKF đã và đang sản xuất 4 loại vách ngăn với độ dày và chiều cao như sau:

  • Vách ngăn di động hệ 65: sản phẩm có độ dày 65mm chiều cao tối đa là 4m.
  • Vách ngăn di động hệ 85: sản phẩm có độ dày là 85mm và chiều cao tối đa 6m, chiều rộng trong khoảng 800 – 1230 mm, độ nặng vách ~ 20kg/m2.
  • Vách ngăn di động hệ 110: sản phẩm có độ dày là 110mm và chiều cao tối đa 12m, chiều rộng trong khoảng 800 – 1230 mm, độ nặng vách ~ 40kg/m2.
  • Vách ngăn di động siêu cao: sản phẩm có độ dày 110mm và chiều cao tối đa lên đến 18m, chiều rộng trong khoản 800 – 1230 mm, độ nặng vách ~ 80kg/m2.

Hướng dẫn sử dụng vách ngăn di động bề mặt Laminate

Hướng dẫn mở vách ngăn

Cách mở vách ngăn di động này rất quan trọng, cần đến sự cẩn thận và chỉnh chu để mang đến dãy vách chuẩn chỉnh và chắc chắn.

  • Bước 1: Xác định thứ tự vách ngăn di động

Đầu tiên chúng ta cần phải xác định chính xác các thứ tự của từng tấm vách để dễ dàng di chuyển sử dụng.

  • Bước 2: Thao tác di chuyển tấm vách di động

Chúng ta sử dụng hai tay cầm vào hai phần thân cạnh của tấm vách, sau đó nhẹ nhàng kéo tấm vách ra đến điểm giao nhau giữa ray dẫn. Cần chú ý hai bi của tấm vách phải di chuyển được theo chiều của đường ray dẫn. Khi bi đầu tiên đến được điểm giao nhau giữa hai ray dẫn và ray đi thì chúng ta dùng lực tay xoay ngang tấm vách theo chiều hướng của dãy di vách.

Khi hai bi đã vào được đường ray đi của vách di động thì chúng ta nhẹ nhàng di chuyển tấm vách ngăn này đến điểm vị trí đầu dãy vách (vị trí sát tường). Sử dụng tay quay vách đưa vào lỗ quay ở phía phần thân cạnh của tấm, sau đó quay tay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi hệ chuyển động cố định tấm vách đã hết khấc.

  • Bước 3: Tiếp tục thực hiện các tấm vách di động còn lại

Chúng ta tiếp tục thực hiện chính xác các thao tác sử dụng mở vách ngăn di động như ở trên. Nhưng cần lưu ý về cạnh âm giữ giữa hai tấm vách nhằm để chúng được khớp với nhau.

  • Bước 4: Thao tác di chuyển tấm vách di động cuối

Đối với tấm vách ngăn di động cuối cùng này thì khác so với những tấm ở trên, chúng ta cần phải cẩn thận di chuyển tấm vách ngăn vào vị trí cuối của dãy. Sau đó tiếp tục sử dụng tay quay vách để đưa vào lỗ quay trên bề mặt của tấm vách rồi thực hiện thao tác quay theo chiều kim đồng hồ với lực quay vừa phải. Để các tấm vách di chuyển dần đều đến điểm cuối của dãy vách ngăn.

Hướng dẫn đóng vách ngăn

  • Bước 1: Cất tấm vách ngăn di động đầu tiên

Tấm cuối cùng khi chúng ta thao tác mở vách chính là tấm đầu tiên chúng ta thực hiện quy trình đóng cất vách di động. Sử dụng tay quay vách đưa vào lỗ quay nằm ở trên bề mặt thân vách, sau đó quay ngược chiều kim đồng hồ với thao tác nhẹ nhàng và đều tay cho đến khi hết khấc và hệ mang vách di chuyển tách ra hết. Rồi chúng ta di chuyển tấm vách đó về vị trí khu cất vách ngăn. Chúng ta cần phải chú ý di chuyển bi vách vào vị trí giao nhau ở giữa hai vị trí ray đi và ray dẫn vách về khu cất. Xoay ngang từ từ tấm ngăn theo chiều đường ray dẫn đề về đúng vị trí khu cất.

  • Bước 2: Tiếp tục thực hiện thao tác di chuyển vách

Chúng ta tiếp tục thực hiện thao tác di chuyển vách ngăn di động vào khu cất vách. Đưa tay quay vách vào vị trí phần thân cạnh của từng tấm rồi quay ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi hết khấc của hệ chuyển động. Lúc kéo tấm vách về khu cần điều chỉnh bi về điểm giao giữa đường ray đi và ray dẫn vách. Xoay ngang tấm vách theo chiều của đường ray dẫn về khu cất chứa, điều chỉnh hai vi vào hai điểm đầu của đường ray cất. Tiếp tục thao tác đóng vách ngăn di động cho đến tấm ở cuối dãy vách.