Cây lưỡi hổ để bàn

Liên hệ

Showroom

Địa chỉ: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

 

Cây lưỡi hổ được mệnh danh là “máy lọc không khí” đem lại sự trong lành và dễ chịu cho mọi người. Bên cạnh đó loài cây này còn có khả năng trấn tà, loại bỏ những điều xui xẻo trong cuộc sống.

Đặc điểm cây:

Cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, cao trung bình từ 50 – 90cm. Thân lá lưỡi hổ dạng dẹt, mỏng, mọng nước, nhìn trông sắc nhọn nhưng khi sờ vào lại rất mềm, không gây nguy hiểm chảy máu. Trên thân lưỡi hổ có 2 màu vàng và xanh từ gốc đến ngọn. Hoa của cây mọc từng cụm, quả hình tròn.

Trên thế giới có hơn 70 giống cây lưỡi hổ khác nhau: cây lưỡi hổ xanh, cây lưỡi hổ Thái, cây lưỡi hổ cọp… trong đó phổ biến và được trồng rộng rãi nhất vẫn là lưỡi hổ cọp và lưỡi hổ Thái.

Vị trí đặt cây:

Cây lưỡi hổ có thể đặt ở rất nhiều vị trí, không gian khác nhau: bàn làm việc, văn phòng, hành làng công ty, phòng khách, phòng ngủ nhà, trước thềm nhà, sân vườn. Ở bất cứ vị trí nào, loài cây này đều tô điểm và khiến không gian thêm mát lành và xanh tươi.

Ý nghĩa phong thủy:

Cây lưỡi hổ trong phong thủy được biết đến với công dụng trừ tà, loại bỏ bùa ngải, những tai ương, xấu xa cho chủ nhân, đem lại may mắn thịnh vượng và cuộc sống bình an. Lá lưỡi hổ nhìn như con dao sắc nhọn, ví như sức mạnh chúa sơn lâm nên có thể đuổi ma quỷ, tà khí.

Đặt chậu cây lưỡi hổ mini trên bàn làm việc giúp chủ nhân thư giãn, thoải mái, chống lại thị phi hay tiểu nhân ám hại, công việc nhờ vậy mà thuận buồm xuôi gió, hanh thông.

Công dụng của cây:

  • Cung cấp khí Oxy: Cây lưỡi hổ nhả ra khí Oxy và hấp thụ khí thải CO2 cả ngày và đêm, đồng thời lá cây hút bụi tốt, đem lại không khí sạch và trong lành, giúp cải thiện sức khỏe cho chủ nhân. Nếu đặt trong phòng ngủ giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. 
  • Lọc không khí: NASA cho biết cây lưỡi hổ đã có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, nó có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, nitrogen oxide và formaldehyde – đây là các độc tố có thể gây bệnh ung thư cực kỳ nguy hiểm.
  • Giảm mệt mỏi, căng thẳng: Việc làm việc liên tục với các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy in… chứa các bức xạ khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Bố trí cây lưỡi hổ trên bàn làm việc, văn phòng làm việc tạo màu sắc tươi mới và hấp thụ bức xạ, cải thiện sức khỏe, giảm stress…
  • Làm giảm dị ứng ở da: Lá cây lưỡi hổ mọng nước và có tính kháng viêm, sát khuẩn như nha đam. Trường hợp da bị cháy nắng hoặc bỏng, rộp, mẩn đỏ thì có thể cắt lá lưỡi hổ lấy chút gel đắp lên vùng da để sát khuẩn, ngăn nhiễm trùng, tránh để lại thâm sẹo.

Lưu ý: Đối với những gia đình có trẻ nhỏ khi trồng cây lưỡi hổ cần hết sức cẩn thận không để trẻ ăn, nuốt thân, lá lưỡi hổ. Bởi trong lá lưỡi hổ có chứa độc tố, nếu nuốt vào sẽ gây ngộ độc, xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng.

Cách chăm sóc

Lưỡi hổ là cây cảnh phong thủy cực kỳ dễ chăm sóc, do có xuất thân từ vùng đất khô hạn nên cây chịu hạn tốt, không ưa nước. Trung bình 1- 2 tuần thì bạn mới cần tưới nước 1 lần cho cây, nên dùng bình phun ẩm. Cây ưa bóng râm, nên phù hợp trồng trong nhà, khoảng 1 – 2 tháng cho cây phơi nắng 1 lần, từ 7 – 9 giờ sáng để cây phát triển tốt. Khoảng 3 – 4 tháng bạn mới cần bón phân cho cây.

CAY15 5