Cây Thủy tùng để bàn

Liên hệ

Chứng nhận

Showroom

Địa chỉ: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
 

Cây Thủy tùng thanh mảnh, xanh mướt với nhiều dáng bonsai đẹp mắt đang rất được ưa chuộng để trang trí bàn làm việc, văn phòng, nhà cửa, mang đến không gian tươi mới và dễ chịu.

Đặc điểm cây thủy tùng:

Cây thủy tùng còn được gọi với tên khác là cây thông nước, tên khoa học Glyptostrobus pensilis, thuộc họ Tùng. Cây nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay được trồng khá phổ biến ở các nước châu Á, bao gồm cả Việt Nam. 

Cây thủy tùng thực chất là cây gỗ thân lớn, mọc thẳng, chiều cao có thể đạt 30m, đường kính khoảng 1m. Gỗ thủy tùng rất quý và đắt, chắc khỏe, xưa được làm cung tên. Hiện nay người ta thường nhân giống cây thủy tùng nhỏ để đặt bàn làm việc, văn phòng, nhà ở với mục đích trang trí… Thân cành thủy tùng mảnh nhỏ và lá hình tam giác màu xanh thẫm cực kỳ đẹp mắt.

Vị trí đặt cây thủy tùng:

Cây thủy tùng phù hợp để đặt bàn làm việc, bàn tiếp khách, bàn trà, kệ tivi, kệ sách, ban công… 

Ý nghĩa phong thủy của cây thủy tùng:

Trong phong thủy, cây thủy tùng tượng trưng cho sự ngay thẳng, công bằng, chính trực, sức sống bền bỉ. Loại cây này đứng đầu trong bộ tứ Tùng – cúc – trúc – mai, được nam giới ưa chuộng, đặt trên bàn làm việc với mục đích cầu tài lộc, danh vọng,

Ngoài ra cây thủy tùng còn có công dụng thu hút cát khí, thịnh vượng, xua đuổi tà khí và năng lượng xấu, mang đến nhiều may mắn cho chủ nhân.

Công dụng của cây thủy tùng:

Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây thủy tùng còn mang rất nhiều công dụng khoa học như sau:

  • Trang trí cảnh quan: Với vẻ ngoài xinh xắn, xanh mướt, dáng cây bonsai đẹp, cao quý, cây thủy tùng được ứng dụng rộng rãi để trang trí nhà cửa, phòng làm việc, giúp không gian trở nên thanh lịch, sang trọng, tinh tế hơn.
  • Thanh lọc không khí: Cây thủy tùng cũng như nhiều cây xanh khác, cung cấp oxy và hấp thụ CO2 cùng nhiều khói bụi, bức xạ từ máy tính, tivi…, cây giúp giảm nhiệt độ không khí, đem lại không gian làm việc thoải mái cho mọi người.
  • Thư giãn tinh thần: Những khi mệt mỏi, tù túng, bí bách, căng thẳng, dành vài phút ngắm nhìn cành lá xanh mướt và trong lành của cây thủy tùng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và thư thái, chữa lành.
  • Chữa bệnh: Trong đông y, cây thủy tùng còn được áp dụng để làm thuốc giảm đau, trị phong thấp…

Chăm sóc cây thủy tùng:

Cây thủy tùng thích hợp sinh trưởng ở nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, nên đặt cây dưới ánh sáng nhẹ. Tránh để cây trong bóng râm quá lâu, mỗi tuần nên để cây phơi nắng 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần 2 – 3 tiếng, hạn chế đặt cây giữa ánh nắng chói chang. Loại đất trồng thủy tùng nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Tưới nước đều đặn mỗi ngày và cắt bỏ những lá sâu bệnh (nếu có).

Cây thủy tùng để bàn