Cây Vạn lộc có 2 loại chính là vạn lộc xanh và vạn lộc đỏ. Tùy từng sở thích mà bạn có thể lựa chọn chậu cây vạn lộc màu sắc khác nhau để trang trí văn phòng, nhà ở, mang lại ý nghĩa phong thủy tốt.
Đặc điểm cây:
Cây vạn lộc còn có tên gọi khác là cây thiên phú, tên khoa học là Aglaonema rotundum pink, thuộc họ Ráy. Nguồn gốc của cây chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia và hiện nay khá phổ biến ở các nước châu Á.
Cây vạn lộc phần lá khá dày, lá màu xanh lục hoặc màu hồng nhạt cùng nhiều đốm xanh dọc theo gân lá, viền lá. Bề mặt lá bóng mịn, mép lá lượn sóng. Vạn lộc có 2 loại chính bao gồm vạn lộc đỏ và vạn lộc xanh:
- Vạn lộc xanh: lá cây màu xanh nhạt, thuôn dài, giữa có gân trắng, mang vẻ đẹp hài hòa và nhẹ nhàng tươi mát.
- Vạn lộc đỏ: Lá hình trứng thuôn dài, dày, khi lá non có màu hồng phấn, trưởng thành lá chuyển sang màu đỏ thẫm và xếp tầng, mang vẻ đẹp thu hút.
Cây vạn lộc có thể trồng trong chậu đất hoặc trồng thủy sinh tùy theo sở thích của khách hàng.
Vị trí đặt cây:
Cây vạn lộc thường được đặt trên bàn làm việc, văn phòng, phòng khách, nhà bếp, bàn trà, kệ sách trang trí, quầy tiếp tân…, đặt tại nhà hàng, quán ăn, khách sạn, resort… với mục đích trang trí và cầu mong tài lộc.
Ý nghĩa phong thủy:
Vạn lộc, từ “vạn” tức là nhiều, số lượng lớn, “lộc” có nghĩa là phúc lộc, tài lộc, may mắn. Kết hợp lại “vạn lộc” có nghĩa là may mắn, tài lộc, thịnh vượng sẽ không bao giờ hết. Đặt chậu cây vạn lộc trong nhà, nơi làm việc, nơi kinh doanh… mang ý nghĩa cầu mong mọi thứ thuận lợi, làm ăn phát đạt, tiền tài rủng rỉnh.
Cây vạn lộc ra hoa là điềm báo tốt lành về sự sinh sôi nảy nở. Cây vạn lộc đỏ mang màu sắc ấn tượng, đây là màu của sự may mắn trong phương đông, giúp chủ nhân gặp vận đỏ, hạn chế những tai ương trong cuộc sống, xui rủi trong công việc. Ngoài ra cây vạn lộc cũng có khả năng trừ tà, những nguồn sát khí, đem lại cát khí, năng lượng tích cực cho không gian.
Công dụng của cây:
Trang trí không gian: Cây vạn lộc kích thước nhỏ, dáng đẹp cùng màu sắc bắt mắt nên khi bố trí tại nhà ở, nơi làm việc sẽ khiến không gian thu hút, sống động, giúp mọi người thoải mái tinh thần và làm việc sáng tạo, đạt hiệu suất cao hơn.
Thanh lọc không khí: Cây vạn lộc có khả năng thanh lọc không khí, hút bụi bặm, nhả khí O2 (oxy) và hấp thụ C02, nhờ vậy không khí trong lành, mát mẻ, tốt cho sức khỏe mọi người.
Cách chăm sóc cây:
Cây vạn lộc ưa râm mát bởi vậy chỉ nên đặt cây ở trong phòng hoặc nơi có ánh sáng yếu. Không nên đặt cây tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mặt trời trong thời gian dài, cây sẽ dễ chết. Vị trí phù hợp nhất để đặt cây là gần cửa sổ. Nếu trồng cây vạn lộc trong chậu đất, bạn cần chú ý chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Nếu trồng cây vạn lộc thủy sinh thì 1 tuần bạn cần thay nước 1 lần, và thi thoảng nhỏ dung dịch thủy sinh để cây có dưỡng chất phát triển xanh tốt. Cây vạn lộc thường dễ gặp bệnh như sâu hại tấn công, thối lá, phấn trắng. Bạn cần thường xuyên bắt sâu và loại bỏ phần lá bị bệnh để ngăn chặn bệnh lan ra cả cây khiến cây bị chết.