Cửa gỗ công nghiệp đang rất được ưa chuộng trên thị trường, được sử dụng để thay thế cho cửa gỗ tự nhiên, giúp bảo vệ môi trường rừng tốt hơn vì gỗ không phải nguồn tài nguyên vô tận. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua cửa gỗ công nghiệp sang trọng, hiện đại, Nội thất Đức Khang sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Đặc điểm của cửa gỗ công nghiệp DKF

Cửa gỗ công nghiệp được làm từ gỗ công nghiệp, thường là các loại phổ biến như gỗ HDF hay gỗ MDF. Các loại gỗ này là gỗ vụn hay bột gỗ được pha trộn với nhau cùng với tỷ lệ nhựa PVC nhất định kết hợp cùng một số chất phụ gia. Sau đó chúng được đem đi nén ở áp lực lớn để tạo thành những tấm gỗ có kích thước khác nhau.
Cửa gỗ công nghiệp đa dạng về chủng loại, thiết kế, kích thước, có thể làm được thành nhiều mẫu cửa từ cổ điển đến hiện đại mà gỗ tự nhiên không làm được. Giá thành của cửa gỗ công nghiệp cũng rẻ hơn rất nhiều so với cửa gỗ tự nhiên.
Nội thất Đức Khang DKF là một công ty nội thất sản xuất cửa gỗ chất lượng và sang trọng với giá thành rẻ. Ưu điểm của cửa gỗ DKF là giá thành rẻ, dễ gia công, lắp đặt và thời gian thi công. Sản phẩm của Đức Khang được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên có độ bền cực cao, khả năng cách âm, chống trầy xước và ẩm mốc rất hiệu quả.
Cửa gỗ công nghiệp DKF với chất liệu cao cấp, thiết kế đa dạng, mẫu mã đẹp, bền bỉ với thời gian luôn là sản phẩm hàng đầu của Nội thất Đức Khang.

Chất liệu các loại cửa gỗ công nghiệp DKF

Cửa gỗ công nghiệp thường được phân loại theo cốt gỗ hoặc bề mặt gỗ. Trong đó cửa gỗ công nghiệp của DKF được phân chia theo bề mặt gỗ gồm 4 loại chính là: cửa gỗ Melamine, cửa gỗ Laminate, cửa gỗ Veneer và cửa gỗ Acrylic.
Cửa gỗ Melamine
Melamine là bề mặt nhựa tổng hợp, độ dày tương đối mỏng khoảng 0,1mm. Cửa gỗ Melamine là loại cửa cốt gỗ công nghiệp và bề mặt ngoài được phủ một lớp Melamine. Ưu điểm của cửa gỗ Melamine là:
  • Giá thành rẻ nhất trong 4 loại cửa gỗ.
  • Khả năng chống trầy xước tốt
  • Đa dạng màu sắc và vân gỗ
  • Thiết kế được nhiều phong cách khác nhau dù cổ điển hay hiện đại.
  • Bề mặt phẳng phủ được trên nhiều loại ván.
Cửa gỗ Laminate
Gỗ Laminate khá giống với gỗ Melamine, tuy nhiên có độ dày cao hơn từ 0.6mm – 1.3mm, là bề mặt nhựa được cấu tạo 3 lớp nên khả năng chống trầy xước cao hơn Melamine, do đó giá thành cũng cao hơn.
Ưu điểm của cửa gỗ Laminate là:
  • Chất liệu cao cấp hơn, dày dặn hơn Melamine
  • Khả năng uốn cong tốt, tính ứng dụng vào thi công sản phẩm cao.
  • Khả năng chịu lực, chịu nhiệt, trầy xước tốt
  • Độ bền lên tới 20 năm
Cửa gỗ Veneer
Bề mặt gỗ Veneer được lạng mỏng từ những tấm gỗ tự nhiên, phủ keo lên bề mặt để dán trên các tấm gỗ công nghiệp, có độ dày khoảng 0.3mm – 0.6mm. Bề mặt gỗ Veneer giống y như gỗ tự nhiên thật, màu vân sắc nét và giá thành khá cao nhưng rẻ hơn gỗ tự nhiên, rất phù hợp cho các thiết kế nội thất muốn có tông màu gỗ tự nhiên nhưng không phải trả chi phí cao như gỗ tự nhiên thật.
Ưu điểm của cửa gỗ Veneer:
  • Không bị cong vênh như gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt có thể uốn cong, tính ứng dụng cao.
  • Có thể ghép nhiều kiểu vân đẹp.
  • Vật liệu sẵn có, thi công nhanh chóng.
  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên cao cấp.
Cửa gỗ Acrylic
Gỗ Acrylic được cho là vật liệu gỗ cao cấp nhất được sử dụng trong thị trường nội thất, thường được sử dụng trong thi công nội thất sang trọng. Gỗ Acrylic dễ dàng nhận biết so với các loại gỗ khác bởi độ bóng gương, bề mặt nhẵn mịn, màu sắc bắt mắt. Đương nhiên giá thành của Acrylic cũng rất cao.
Ưu điểm của cửa gỗ Acrylic:
  • Mẫu mã đa dạng: vân gỗ, nhũ kim, giả xước kim loại,…
  • Vẻ đẹp sang trọng, bắt mắt
  • Dễ vệ sinh
  • Tạo được những thiết kế uốn cong
  • Độ bền lên đến 20 năm

Kích thước cửa gỗ công nghiệp

Kích thước cửa ra vào cần đáp ứng đủ yêu cầu đi lại, yếu tố phong thủy và phù hợp với kích thước ngôi nhà. Để đo kích thước cửa ra vào, thông thường người ta sử dụng thước Lỗ Ban. Thước Lỗ Ban có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên với cửa thì người ta thường dùng loại thước Lỗ Ban 52.2cm là thước đo thông thủy (cửa và cửa sổ).
Cửa gỗ công nghiệp có nhiều loại, có thể làm cửa chính, cửa phòng ngủ, cửa nhà bếp, nhà vệ sinh,… từ đó có thể phân ra các loại cửa 1 cánh, 2 cánh hay 4 cánh,… tùy theo đó mà kích thước cửa sẽ có sự khác biệt.
Xét theo 2 loại phổ biến nhất là cửa 1 cánh và cửa 2 cánh thì:
Cửa 1 cánh: thông số phong thủy đẹp nhất cho cửa 1 cánh là:
  • Chiều rộng dao động từ 80.5cm – 81.8cm
  • Chiều cao dao động từ 210.8cm – 214.2cm
Cửa 2 cánh: thông số phong thủy đẹp nhất cho cửa 2 cánh là:
  • Chiều rộng từ 98cm – 115cm hoặc 124.5cm – 136.5cm (cho 1 cánh cửa)
  • Chiều cao từ 202.5cm – 215cm hoặc 229cm – 241cm

Tiêu chí khi lựa chọn cửa gỗ công nghiệp

Như vậy chúng ta đã biết được kích thước của cửa gỗ công nghiệp ứng với từng loại cửa phù hợp. Ngoài ra khi lựa chọn cửa gỗ công nghiệp, còn cần dựa vào các tiêu chí khác như:
Chất lượng cửa
Đây là tiêu chí đầu tiên ai cũng nghĩ đến khi mua cửa gỗ công nghiệp. Một sản phẩm chất lượng tốt, độ bền cao mới có thể sử dụng dài lâu được. Để chọn được cửa gỗ công nghiệp chất lượng, bạn nên chọn chất liệu gỗ làm cửa phù hợp và đơn vị thi công uy tín.
Thiết kế cửa phù hợp
Cánh cửa cần phù hợp công năng sử dụng và đồng bộ với thiết kế của ngôi nhà. Không thể trong một ngôi nhà cổ điển lựa chọn mẫu cửa hiện đại được và ngược lại. Ưu điểm của cửa gỗ công nghiệp là đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng sẽ mang đến cho bạn những sự lựa chọn tốt nhất.
Màu sắc cửa
Bề mặt gỗ công nghiệp rất đa dạng màu sắc với hàng trăm mẫu màu khác nhau cho bạn lựa chọn. Vì vậy hãy dựa vào màu sắc tổng thể ngôi nhà để lựa chọn của màu cửa gỗ công nghiệp cho phù hợp.

Cửa gỗ công nghiệp nên dùng trong không gian nào?

Cửa gỗ công nghiệp có thể sử dụng được ở nhiều không gian: Chung cư, khách sạn, nhà hàng, nhà phố,…
Trong đó với cửa gỗ công nghiệp dùng cho các phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh, cửa thông phòng,… hầu hết đều chỉ dùng cửa 1 cánh.
Cửa 2 cánh và 4 cánh thường dùng làm cửa chính cho các không gian lớn như phòng khách, phòng họp, hội trường, phòng học,… Trong đó cửa 4 cánh ít được dùng hơn, thường được sử dụng cho các trường hợp không gian rất lớn hoặc gia chủ muốn tạo vẻ trang trọng, bề thế cho ngôi nhà.

Cửa gỗ công nghiệp có bền không?

Vật liệu gỗ công nghiệp là sản phẩm nhân tạo được tạo ra từ bột gỗ và keo nên nhiều người vẫn luôn lo lắng về chất lượng và độ bền sản phẩm từ gỗ công nghiệp.
Độ bền của cửa gỗ công nghiệp tất nhiên không so được với cửa gỗ tự nhiên nhưng cũng không quá kém, có thể sử dụng được 15 – 20 năm hoặc hơn tùy theo chất liệu cánh cửa và điều kiện bảo quản như thế nào.
Chất liệu gỗ công nghiệp nếu chịu quá nhiều tác động từ nước, khí hậu ẩm ướt hay ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp thì thường độ bền sẽ không cao. Cách tốt nhất khi sử dụng loại cửa được làm từ gỗ công nghiệp là dùng làm cửa trong nhà hoặc cửa bên ngoài có mái hiên rộng rãi mưa không hắt nắng không vào.

Một số hãng khóa cửa chuyên dùng cho cửa gỗ công nghiệp

Khi chọn mua cửa gỗ công nghiệp, bạn nên chú ý chọn luôn mẫu khóa cửa đi kèm, các loại khóa chuyên dùng cho cửa gỗ công nghiệp gồm 4 loại phổ biến:
  • Khóa bấm (khóa chốt): Khóa bấm là loại khóa thông dụng nhất, lớn chừng lòng bàn tay và có thể tách riêng ra khỏi cửa, cần phải có chìa khóa để mở.
  • Khóa cửa tay nắm tròn: Khóa tay nắm tròn cũng rất phổ biến, mở khóa bằng cách vặn trái hoặc phải để đóng và mở cửa. Thông thường khóa ở mặt ngoài sẽ có một ổ cắm ở chính giữa để cắm chìa khóa, còn khóa ở bên trong có một nút bấm để đóng chốt cửa.
  • Khóa cửa tay gạt: Khóa cửa tay gạt có phần thanh ngang gạt xuống ở bên trong và bên ngoài. Hoặc cũng có một vài loại khóa chỉ có phần tay gạt bên trong, còn bên ngoài là 1 ổ cắm chìa khóa để mở cửa.
  • Khóa cửa điện tử: Khóa cửa điện tử là loại khóa hiện đại công nghệ cao với mức giá cao hơn các loại trên. Loại khóa này thường dùng thẻ từ, mã số hoặc vân tay để mở cửa.
Dưới đây là một số hãng khóa cửa nổi tiếng chuyên dùng cho cửa gỗ công nghiệp bạn nên tham khảo:
  • Khóa Việt Tiệp
  • Khóa Huy Hoàng
  • Khóa Trung Dũng
  • Khóa Việt Ý
  • Khóa Vickini
  • Khóa Yale
  • Khóa Yeti
  • Khóa KOK
  • Khóa Samsung
  • Khóa Hafele
  • Khóa Miwa
  • Khóa Zani
  • Khóa Locstar