5 kiểu “tiểu cảnh” thông dụng cho nhà phố

Để tạo ra một môi trường sống lý tưởng và nhiều hương sắc hơn, việc chơi tiểu cảnh trở thành niềm yêu thích của nhiều gia chủ. Đây cũng là cách để cải thiện không gian sống cho gia đình, chỉ cần một khoảng diện tích nhỏ trong nhà là bạn có thể kết hợp giữa: ánh sáng, cây xanh, thác nước, chim cá, hòn non bộ… sẽ mang đến cho gia đình cảm giác mới lạ, thư giãn hơn so với các cách thiết kế và trang trí truyền thống.

Đối với nhà mặt phố tưởng như không có đủ diện tích để thiết kế tiểu cảnh, thế nhưng nếu như biết cách sắp xếp, bài trí khoa học… những góc nhỏ, những khoảng trống dư thừa lại là điểm nhấn ấn tượng không ngờ tới.

Sau đây là 5 gợi ý tiểu cảnh dành cho nhà mặt phố có diện tích chật hẹp.

Tiểu cảnh dưới gầm cầu thang

Tiểu cảnh đặt ở gầm cầu thang

Ảnh minh họa

Tận dụng không gian một cách triệt để là cách làm của nhiều nhà phố có diện tích khiêm tốn. Mọi khoảng trống đều được tận dụng tối đa để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, nhiều nhà còn làm vệ sinh dưới chân cầu thang nhằm tiết kiệm diện tích, thế nhưng theo quan niệm phong thủy thì nhà vệ sinh là nơi ô uế, cặn bã tích tụ nhiều khí âm, nếu đặt tại vị trí này khí âm sẽ phát tán và ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như thẩm mỹ quan người nhìn. Do vậy, khoảng không gian nhỏ dưới gầm cầu thang bạn nên bố trí tiểu cảnh hơn là việc tận dụng xây nhà vệ sinh. Vườn hoa khô, hồ cá, hòn non bộ…là các dạng tiểu cảnh trong nhà thường gặp, phù hợp với các không gian bị hạn chế cả về chiều cao lẫn ánh sáng. Chi phí đầu tư ít, có thể duy trì lâu dài.

Ưu điểm của vườn khô là đa phần sử dụng đá và cuội trắng nên rất sạch sẽ, không gây ẩm ướt, rêu mốc. Còn đối với hồ cá – hòn non bộ thì chỉ chiếm một khoảng không gian nhỏ, với âm thanh của dòng nước chảy róc rách và màu sắc của những chú cá bơi lội trong hồ cũng đủ để mang đến sự sống động cho cả ngôi nhà. Tuy nhiên, cần phải đặc biệt cẩn thận và có những tính toán kỹ lưỡng khi bố trí tiểu cảnh hòn non bộ hợp phong thủy. Tránh những điều kiêng kỵ dẫn tới tật bệnh chết chóc.

Hơn nữa, vị trí cầu thang thường ngăn phòng khách với khu bếp. Do đó, thiết kế  địa điểm này trở thành nơi quan trọng nhất trong phòng khách, nơi cần được ưu tiên trang trí nhất. 

Tiểu cảnh theo hành lang cầu thang

Hành lang cầu thang nếu bạn cảm thấy quá đơn điệu và muốn thay đổi không gian sống thì có thể tự tay thực thiện các tiểu cảnh theo ý mong muốn của bản thân. Đơn giản là đặt các chậu hoa yêu thích trên thành cầu thang để tạo ra nét tươi tắn. Cũng có thể tạo các tiểu cảnh nhỏ trên tường, khúc cua hành lang bằng các chậu hoa treo, đèn lồng Hanmade, hoặc một số bức tranh ảnh gia đình… để thêm phần sinh động.

Tiểu cảnh dưới giếng trời

Tiểu cảnh cho giếng trời trong nhà

Khi thiết kế một ngôi nhà cao tầng điều quan trọng hơn cả chính là việc tạo cho ngôi nhà có sự thông thoáng, có sự điều hòa khí vận được lưu thông, tránh bị tăm tối, u ám, bí bích thiếu oxi… Bởi vậy, nhất thiết phải cần đến khoảng không gian của “giếng trời” . Tuy nhiên, nếu đơn thuần chỉ là nơi lấy ánh sáng và thông gió thì rất khô cứng và không có hiệu quả cao về thẩm mỹ cho ngôi nhà. Do đó, tạo tiểu cảnh nhỏ cho vị trí này cũng cần được quan tâm.

Nếu giếng trời rộng thì có thể thiết kể tiểu cảnh một ngôi vườn thu nhỏ, nếu hẹp hơn thì thiết kế tiểu cảnh khô, hoặc đôi khi là một vài chậu cây và những viên đá nhỏ kết hợp với mảng tường ốp đá theo những hình thái nhất định cũng đủ tạo nên tiểu cảnh trong nhà đẹp mắt.

Tiểu cảnh trong phòng

Ngoài thiết kế tiểu cảnh cho phòng khách, bạn cũng có thể thiết kế tiểu cảnh cho phòng ngủ, phòng làm việc, thậm chí là phòng vệ sinh. Phòng ngủ, phòng làm việc nên tạo những tiểu cảnh đơn giản, không nên tạo tiểu cảnh có cây xanh, thác nước, sử dụng tiểu cảnh khô sẽ phù hợp hơn. Phòng vệ sinh sẽ hợp với những dạng tiểu cảnh có đá, những viên đá sỏi mịn.

Tiểu cảnh trên sân thượng

Tiểu cảnh cho sân thượng

Khoảng trống trên sân thượng thường rất lớn, địa điểm lý tưởng tuyệt nhất trong căn nhà để bố trí tiểu cảnh. Nơi đây sẽ trở thành không gian nghỉ ngơi trà đạo, thưởng thức cảnh sắc môi trường thiên nhiên tuyệt vời, nhất là vào thời gian chiều tối, mát mẻ.

Chỉ với vài chậu cây, hòn đá nhỏ hay một dàn hoa leo đơn giản và một bộ bàn ghế nhỏ là đã có được một không gian thoáng đãng riêng trong một ngôi nhà chật hẹp. 

Nếu có sân thượng rộng hơn, có thể thiết kế tiểu cảnh bằng một hồ cá ngay bờ tường và bên trong hồ trồng một số cây như sen, sung, vừa tạo được nét đơn giản, truyền thống nhưng không kém phần hấp dẫn khi những loại hoa này hiện diện trên sân thượng nhà bạn.

Một số lưu ý khác

– Cửa nhà phố hợp phong thủy

– Có thể sử dụng một số vật liệu cao cấp khác để tăng hiệu quả tiểu cảnh như: ốp đá, ốp gỗ… 

– Nên trồng các loại cây dễ sống trong điều kiện thiếu ánh sáng như: cây cau vàng, cây đa búp đỏ, cây ý lan, cây lưỡi hổ, cây ngũ gia bì, cây thiết mộc lan hay cây thường xuân, hoặc các loại cây có thể dùng được như cây nha đam, cây bạc hà, cây đu đủ…

– Tránh trồng các loại cây có thể gây ngộ độc như:  cây vạn thiên thanh, cây thông thiên, cây ngô đồng, cây trúc đào, cây thơm ổi…

5/5 - (1 bình chọn)
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022

Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...

Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?

Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...

Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?

Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...

Để lại một bình luận