Bàn thờ gia tiên là nơi tôn kính cần được chú ý khi thiết kế và đặc biệt là việc lựa chọn chất liệu. Rất nhiều gia đình đã lựa chọn gỗ mít để đóng bàn thờ gia tiên. Vậy loại gỗ này có gì đặc biệt trong yếu tố tâm linh không? Mời bạn cùng tìm hiểu.
Chúng ta không thể sử dụng các loại ánh kim như: sắt, thép, inox hay nhôm, kính… để làm bàn thờ. Bởi theo phong thủy, những vật dụng kim khí này thường không đem lại trường khí tốt, trên thực tế chúng cũng không hợp mỹ quan người nhìn. Do đó, chất liệu phù hợp làm bàn thờ nhất sẽ là gỗ tự nhiên. Loại này, thường có nhiều ưu điểm vượt trội về độ chắc chắn, bền đẹp, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, không phải cây gỗ tự nhiên nào cũng thích hợp để làm ban thờ, người ta thường lựa chọn gỗ mít để đóng ban thờ thay vì các loại gỗ khác. Điều này được lý giải như sau:
1. Bản thân cây mít mang ý nghĩa tâm linh
Cây mít cũng như cây tre, là loại dễ trồng, chịu hạn tốt, không kén đất, kể cả những chỗ đất đai cằn cỗi, nhiều sỏi đá. Không chỉ mang ý nghĩa của sự kiên cường, cố gắng vươn lên trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, mít còn có điểm nhấn ở việc quả được mọc ra từ chính thân cây, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Mít là cây luôn luôn khác biệt và hữu dụng.
Có một câu chuyên năm xưa kể lại rằng: Vào năm Minh Mạng thứ 17, khi đúc xong Cửu Đỉnh, vua cho chạm hình tượng cây mít có quả vào Cao đỉnh – đỉnh đồng đặt ở giữa, tượng trưng cho sự vĩ đại, kèm theo chữ Ba la mật (tục danh quả mít, còn có tên “Nẵng gia kiết”). Hình ảnh cây mít từ đó vừa mang ý nghĩa gần gũi, thân quen, vừa biểu hiện sự trân trọng, tự hào của vua đối với một thứ cây quê cảnh nhưng độc đáo và cao quý.
Hơn nữa, bàn thờ tổ tiên luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu, chính vì vậy gỗ mít vừa thể hiện sự sum vầy con cháu lại nói lên sự giàu sang, đủ đầy.
2. Loại gỗ không mọt, lại có mùi thơm
Như chúng ta đã biết cây gỗ có mùi thơm không ít, gỗ Giáng Hương cũng là loại gỗ có mùi thơm đặc biệt. Tuy vậy, nó không bao giờ được dùng để đóng ban thờ vì dễ bị cong vênh, co giãn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang cho biết: Các đồ thờ xưa thường được làm bằng gỗ mít vì gỗ không mọt, có mùi thơm, cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu. Ngoài ra, cây mít cũng tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển dồi dào.
Gỗ mít nhẹ lại mềm dẻo, có tính chất cơ lí khá ổn định, không mối mọt, ít cong vênh mà mặt gỗ lại mịn… Bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ sạch nguyên tấm, tránh ghép 2 mảnh làm 1 vì đây là điều tối kị..
3. Dễ tìm, phổ biến
Gỗ Mít dễ tìm, và cây mít ở nước ta gần như vùng miền nông thôn nào cũng có. Thậm chí, có nhà trồng theo vườn diện tích lớn vừa để thu quả, vừa lấy gỗ. Bàn thờ ở quê gần như gia đình nào cũng có, tất nhiên đa số dân ta vẫn khó khăn nên dùng những loại cây có sẵn trong vườn để đóng.
4. Dễ chạm khắc đục đẽo
Theo các Nghệ nhân truyền lại, xưa nay thì bàn thờ làm bằng các loại gỗ: mít, dổi, vàng tâm đều là những loại gỗ tốt, dễ đục đẽo, trạm khắc, lại hiếm khi bị cong vênh trong khi độ bền có thể đên trên dưới 200 năm.
5. Gỗ mít có màu vàng sang trọng
Gỗ mít lại có màu vàng sang, khi để lâu có màu sẫm đỏ rất phù hợp để làm ban thờ. Ngoài gỗ mít, người ta còn dùng gỗ Vàng Tâm, hay Dổi để đóng ban thờ. Gỗ Mít và gỗ vàng tâm thì mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, mùi hương nên nó cũng phù hợp với việc dùng làm bàn thờ. Còn dổi thì nhẹ nên dễ vận chuyển, dễ treo.
Lưu ý
Những loại gỗ không được làm bàn thờ là những loại gỗ cứng, khó tạo hình, dễ cong vênh và mối mọt, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ và sự uy nghiêm của bàn thờ ông bà tổ tiên.
Khi làm bàn thờ cần tránh lựa chọn các loại gỗ cứng, khó chạm khắc, uốn nắn và dễ mối mọt vì bàn thờ được làm để sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, khi chọn gỗ làm bàn thờ cũng cần lưu ý sử dụng gỗ sạch nguyên tấm và đặc biệt tránh ghép 2 mảnh làm một.
Khi lựa chọn bàn tủ thờ gia tiên, không chỉ cần quan tâm đến yếu tố chất liệu, một số vấn đề khác bạn cũng cần quan tâm như:
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...