Các loại vách ngăn hiện nay được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế cho tường bởi nó có nhiều ưu điểm: tiết kiệm chi phí, tính thẩm mỹ, thi công nhanh chóng… Trên thị trường có 4 loại vách ngăn cơ bản thường được dùng trong văn phòng, nhà ở, khu thương mại, đó là: Vách ngăn di động, vách ngăn văn phòng lửng, vách ngăn vệ sinh và vách ốp thạch cao.
Vách ngăn di động
Vách ngăn di động là loại vách thường được sử dụng để phân chia các phòng, các không gian trong hội trường, nhà ở… Gọi là vách di động là bởi lẽ điểm khác biệt nhất của loại vách ngăn này so với những loại vách ngăn khác là bởi tính “di động” của nó.
Mẫu vách ngăn di động dành cho văn phòng
Cấu tạo của vách ngăn di động bao gồm:
- Ray nhôm alod chịu lực, hệ profile nhôm định hình.
- Bề mặt sử dụng đa dạng các chất liệu như gỗ melamine, gỗ veneer, aluminum, kính hoặc nỉ….
- Phần lõi chính là gỗ công nghiệp đã qua xử lý chống mối mọt và cong vênh. (mục đích giảm trọng lượng của vách đồng thời tăng độ cứng).
- Phần rỗng của lõi được lót bông thuỷ tinh và sợi khoáng nhằm đạt khả năng cách âm cao nhất.
- Gia cố treo ray bằng tyren và kết cấu thép chuyên dụng.
Nguyên tắc hoạt động:
- Ray nhôm 2 điểm tỳ được liên kết với trần bê tông hoặc giàn không gian bằng kết cấu thép và thanh tyren.
- Mỗi tấm vách được kết nối với 2 bộ bi treo làm bằng nhựa POM chịu lực và chống mài mòn.
- Bi chịu lực chạy trược 2 chiều trong hệ thống ray treo dẫn hướng bên trên.
- Mỗi tấm vách có hệ thống chuyển động trên và dưới được gắn kết với hệ bánh răng.
- Hệ chuyển động có nhiệm vụ ép chặt vào nền nhà và ép vào ray trên nhằm mục đích phủ kín phần hở đồng thời cố định tấm vách tại vị trí đóng.
- Muốn đóng hay mở hệ chuyển động cần sử dụng tay quay để tác động lực vào hệ bánh xe kết nối với hệ chuyển động của vách để điều khiển tấm ép.
Nhờ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động như vậy, người sử dụng có thể dễ dàng kéo vách ngăn ra khi cần thiết và “cất” lại gọn gàng, giải phóng không gian khi không cần tới nữa, Vách ngăn di động có cấu tạo cách âm rất tốt nên khi sử dụng bạn hoàn toàn có được một không gian riêng tư tuyệt đối khi cần sự tập trung, yên tĩnh…
Kích thước:
Kích thước của vách ngăn di động sẽ phụ thuộc vào kích thước khách hàng cần phân chia: Chiều dài từ sàn lên trần, chiều rộng là diện tích cần ngăn.
Các loại vách ngăn di động phổ biến:
Gỗ công nghiệp phủ Melamine là chất liệu được dùng phổ biến nhất trong các văn phòng bởi:
- Giá cả phải chăng.
- Tuổi thọ và độ bền cao (tương đương gỗ tự nhiên).
- Bề mặt gỗ đồng đều, nhiều màu sắc cho khách hàng lựa chọn, khi chà xát mạnh không bị mất màu, giữ màu lâu.
- Ít bị tác động từ hóa chất, chất tẩy rửa nhiều axit, và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, mối mọt.
Tuy vậy, khi sử dụng vách ngăn di động gỗ melamine nên đặt ở nơi khô ráo, vì loại gỗ này dễ bị hỏng trong môi trường ẩm ướt.
Vách ngăn di động bề mặt dán Veneer là loại vách sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp (gỗ MDF, gỗ ván dán, gỗ finger, gỗ ván dăm…), măt ngoài dán Veneer – loại bề mặt cao cấp có hình dáng, màu sắc gần với gỗ tự nhiên nhất bởi nó là gỗ tự nhiên lạng mỏng.
Ưu điểm của gỗ Veneer: chống cong vênh, mối mọt và có bề mặt sáng (do được chọn lọc và lạng từ những loại gỗ tốt), có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại… . Bên cạnh đó vách ngăn gỗ Veneer cao cấp còn có khả năng chống nước, chống xước, chịu ẩm, ngăn ngừa oxi hóa, bề mặt nhẵn bóng nên khi cần dọn dẹp, lau chùi vệ sinh dễ dàng.
Sự khác biệt lớn nhất ở loại vách ngăn di động này là có thể tạo màu sắc bất kỳ và phối màu bất kỳ trong không gian để tạo điểm nhấn. Ngoài ra chất liệu veneer còn được các nhà thiết kế rất ưa chuộng bởi nó rất dễ dàng để uốn cong, lượn góc, tạo hình trang trí trên bề mặt vách một cách sáng tạo, tinh tế.
Vách ngăn di động nỉ:
Đây cũng là loại vách rất phổ biến trong các văn phòng, được làm từ khung nhôm định hình bề ngoài bọc nỉ. Sự linh hoạt, yếu tố thẩm mĩ, bền bỉ chính là các đặc tính quan trọng của loại vách ngăn di động nỉ này. Màu sắc vách ngăn nỉ thường là các màu: đỏ, vàng cam. xanh da trời, xanh lá cây… đa phần là những màu dịu nhẹ, thanh lịch tạo cảm giác mát mắt.
So với vách ngăn di động bằng chất liệu gỗ thì loại vách ngăn bọc nỉ có khả năng cách âm, hút âm, giảm âm tốt hơn rất nhiều. Lượng âm thanh khi phát ra sẽ bị tiêu âm nhanh chóng trong các lớp nỉ dày và lượng bông thủy tinh được nhét đầy trong lõi vách. Do đó vách ngăn nỉ là lựa chọn tốt cho những người muốn giảm tiếng ồn và tăng tính tập trung cao độ khi làm việc.
Vách ngăn văn phòng lửng
Vách ngăn lửng được dùng trong các công sở để phân chia các vị trí làm việc của nhân viên trong cùng một phòng/ban.
Cấu tạo vách ngăn lửng:
Vách ngăn lửng có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính:
- Khung vách làm bằng nhôm sơn tĩnh điện di anot màu nhôm hoặc tĩnh điện các màu theo yêu cầu của khách hàng.
- Phần chính của vách có thể sử dụng các chất liệu: gỗ công nghiệp phủ melamine, gỗ công nghiệp bọc nỉ, kính, hoặc kết hợp vác chất liệu đó với nhau.
- Bên dưới có thể có hộp kỹ thuật để chạy dân điện, mạng.
Kích thước:
Kích thước tiêu chuẩn của mẫu vách ngăn lửng là cao 1,2m, chiều rộng có thể có các kích thước 700/800/1200/1400/1600/1800mm tùy vào yêu cầu của khách hàng.
Thương hiệu:
Với vách ngăn văn phòng lửng, bạn có thể lựa chọn các mẫu vách ngăn Hòa Phát hoặc các mẫu vách ngăn của Fami. Đây là hai thương hiệu nổi tiếng và uy tín trong sản xuất vách.
Các loại vách ngăn lửng phổ biến:
Vách ngăn văn phòng thường được sử dụng cho các thiết kế văn phòng mở bởi tính tiện dụng và phân chia không gian tốt. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem thêm thông tin tại Văn phòng không gian mở.
Modul bàn làm việc + vách ngăn:
Nội thất Đức Khang hiện nay còn thực hiện thi công các modul bàn làm việc và vách ngăn văn phòng lửng để tạo nên sự đồng bộ, thống nhất cho không gian làm việc của khách hàng. Một modul là một tổ hợp bao gồm nhiều bàn làm việc được liên kết với nhau thông qua vách ngăn văn phòng. Mỗi bàn vẫn giữ được những thành phần thiết yếu như hộc tủ, khay để CPU, khay để bàn phím… Bên cạnh đó vách ngăn đóng vai trò tạo nên không gian riêng tư cho mỗi cá nhân.
Việc co cụm nhiều bàn làm việc lại một chỗ và ngăn cách chúng bằng những vách ngăn lửng giúp tiết kiệm khá nhiều diện tích, tạo những khoảng trống cần thiết để bố trí một số đồ nội thất khác như tủ tài liệu, giá sách… Ngoài ra, cũng tạo thuận lợi cho việc thiết kế đi dây mạng cho từng cụm, tránh trường hợp dây điện chằng chịt, cản trở đi lại, gây nguy hiểm cho mọi người và mất mỹ quan văn phòng.
Nếu bạn chưa biết chọn mua loại tủ văn phòng nào phù hợp để kết hợp với vách ngăn văn phòng, bạn nên tham khảo thêm Kinh nghiệm chọn mua tủ hồ sơ hợp lý cho văn phòng.
Vách ngăn vệ sinh
Vách ngăn vệ sinh là loại vách ngăn thường được sử dụng trong các nhà vệ sinh ở khu vực công cộng như trường học, khách sạn, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại… Hai loại vách ngăn vệ sinh phổ biến nhất hiện nay là vách ngăn MFC và vách ngăn compact.
MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard (có nghĩa là ván gỗ dăm phủ Melamine). Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su… Rõ ràng cấu tạo gỗ MFC hoàn toàn không sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như người ta vẫn nghĩ.
Công nghệ sản xuất:
Các loại gỗ tự nhiên kể trên được thu hoạch và đưa về nhà máy sản xuất và được chế biến dưới dây chuyền công nghệ hiện đại. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
Gỗ MFC chống ẩm có gì khác với MFC thông thường?
Gỗ công nghiệp MFC có 2 loại: Loại MFC tiêu chuẩn thường được dùng trong nội thất văn phòng, phòng khách, phòng ngủ… loại gỗ này không có khả năng chống ẩm nên khi sử dụng cần đặt ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp.
Còn loại gỗ MFC có cấu tạo đặc biệt thường dùng trong các môi trường thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh. Lõi bên trong của gỗ MFC là các hạt hút nước màu chấm xanh có khả năng chống chịu được môi trường ẩm ướt, hay còn gọi là hóa chất chống ẩm và được trộn lẫn vào keo ép ngay với bột gỗ khi sản xuất gỗ MFC.
Tuổi thọ trung bình của gỗ MFC chịu ẩm:
Trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam, gỗ MFC chịu ẩm hường có tuổi thọ trung bình từ từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.
Những ưu điểm khác:
– Dễ lau chùi bề mặt bằng nước và các hóa chất tẩy rửa.
– Chịu được sự tác động của hóa chất, chống va đập, chống mối mọt, chống cháy tốt, không cháy ở nhiệt độ 65 độ C.
– Sự phong phú về màu sắc: MFC chịu ẩm có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ…
Tấm Compact HPL còn được gọi là Solid Phenolic, là tấm dạng cứng, lõi đặc, được tạo thành từ nhiều lớp giấy nền Kraft (nâu hoặc đen) sau khi đã ngâm tẩm qua nhựa Phenolic thì được ép nén dưới nhiệt độ cao (150℃) và áp suất cao (1430psi), bên ngoài phủ một lớp giấy màu thẩm mỹ đã ngâm qua nhựa Melamine.
Tấm compact HPL có nhiều ưu điểm:
– Độ cứng, bền trong môi trường oxy hóa và ẩm ướt.
– Chịu nước 100%, chịu lửa, chịu axit.
– Không cháy và không bị tan chảy ở 85 độ C
– Chống nấm mốc và vi khuẩn ăn bám nên an toàn cho sức khoẻ.
– Tính thẩm mỹ cao, màu sắc thân thiện với môi trường.
– Dễ lau chùi, dễ vận chuyển và lắp đặt.
– Vì là vật liệu nhẹ nên tấm Compact HPL trong xây dựng hoàn toàn không ảnh hưởng tới kết cấu của công trình.
So với loại vách ngăn MFC chịu ẩm thì vách ngăn vệ sinh Compact có khả năng chịu nước tốt hơn, chịu lửa ở nhiệt độ cao hơn, chất liệu cao cấp, mẫu mã đẹp hơn nên giá thành cũng cao hơn.
Vách ngăn thạch cao
Chất liệu thạch cao thường dùng để làm vách ốp trần hoặc ngăn cách các không gian thành các phòng riêng biệt. Loại chất liệu này được dùng nhiều trong các hội trường, khách sạn, hoặc nhà ở cao cấp. Tấm ngăn thạch cao hiện nay là giải pháp hữu hiệu làm đẹp cho không gian sống của bạn thay thế những bức tường cứng nhắc.
Vách ngăn thạch cao có những ưu điểm tuyệt vời:
– Trọng lượng nhẹ hơn 10 lần so với tường gạch vữa.
– Khả năng cách âm cực “khủng”.
– Khả năng chịu lửa tới 120 phút.
– Tiết kiệm điện: Do đặc tính không hấp thu độ nóng và tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác của thạch cao.
– Tiết kiệm chi phí lắp đặt, thi công.
– Tính thẩm mỹ cao.
Để vách ngăn, vách ốp thạch cao luôn được bền đẹp, khi sử dụng bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:
Kị nước: Trần thạch cao khá “sợ” nước, bởi vậy trước khi thi công trần thạch cao bạn cần phải kiểm tra rất cẩn thận và kĩ lưỡng phần mái phía trên, đảm bảo rằng mái không thể gây rò rỉ nước.
Hiện tượng bị “co” : Qua một quá trình sử dụng trần thạch cao có thể sẽ bị co lại và khiến một vài vết nứt xuất hiện. Nếu như bạn dùng kiểu trần nổi thì sẽ không phải lo lắng về hiện tượng này. Bạn cần phải có biện pháp khắc phục ngay từ khi những vết nứt còn nhỏ bằng cách dặm và sơn lại, khi các vết nứt to ra thì sẽ rất khó để chữa lành.
Hiện tượng rung khung xương: Trong trường hợp này bạn có thể khắc phục bằng cách làm trần thạch cao nổi hoặc không treo khung xương trần thạch cao vào khung mái tôn.
Chống nóng và chống ồn: Bản thân trần thạch cao đã có tính năng này rất hiệu quả nhưng bạn vẫn nên có thêm các biện pháp để chúng thực hiện 2 tính năng này tốt hơn.
Mua vách ngăn văn phòng giá tốt
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...