Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng là loại cây phong thủy nổi bật với sắc hoa đỏ rực, nên rất được ưa chuộng trồng trang trí tại nhà, các công trình công cộng như nhà trường, xí nghiệp, bệnh viện, công viên… Tuy nhiên, cây lộc vừng hợp tuổi nào? Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng như thế nào? Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng ra sao? Hãy cùng theo dõi hết bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Nguồn gốc, đặc điểm của cây lộc vừng

Cây lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, thuộc chi lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia Acutangula. Cây được trồng nhiều tại các vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, tại Việt Nam thì lộc vừng phát triển tốt từ Nam ra Bắc. Cây lộc vừng là loại cây thân gỗ từ thân mọc ra rất nhiều nhánh cây mọc ra nhiều hướng khác nhau, tạo thành tán lá rộng xum xuê. Cây trưởng thành có chiều cao trung bình là khoảng 15-20m, đường kính thân từ 40-50cm, thân cây chắc khỏe, có màu xanh và khi trồng lâu năm thì chuyển nâu xám, thân bị sần sùi. Lá cây là dạng lá đơn, thuôn tròn, hình bầu dục, phía trước hơi tù và khi già đi lá sẽ có màu xanh đậm. Cây lộc vừng có 2 loại hoa là màu đỏ tươi và trắng, tỏa hương thơm thoang thoảng và thường mọc thành chùm dài khoảng 6-10cm, rủ xuống đất trông rất bắt mắt. Hoa thường nở từ tháng 6 – tháng 8 (âm lịch). Quả của cây lộc vừng có hình tròn, đường kính khoảng 9-11cm, bao quanh hạt cây có lớp xơ dày, khi còn non thì quả có màu xanh khi chín sẽ chuyển vàng nâu.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng ra hoa có tốt không?

Khi cây lộc vừng ra hoa thường được xem là một điềm báo tốt lành, giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Tên gọi “lộc vừng” như một sự may mắn và tài lộc, khi cây ra hoa và ý nghĩa này càng được nhấn mạnh hơn, giống như một lời chúc phúc cho sự thịnh vượng và thành công. Bên cạnh đó, hoa lộc vừng rực rỡ còn tượng trưng cho sự phát triển, nên cây ra hoa có thể xem như một dấu hiệu tích cực cho sự tiến bộ trong công việc, học tập và cuộc sống. Ngoài ra, cây lộc vừng với tán lá xum xuê và chùm hoa rực rỡ, còn tượng tượng cho sự đoàn kết và hòa thuận trong gia đình.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Quả cây lộc vừng có ăn được không?

Mặc dù một số bộ phận của cây lộc vừng như lá, vỏ cây có thể được dùng làm thuốc với liều lượng và cách dùng phù hợp, nhưng quả của lộc vừng thì lại không ăn được. Bởi một vài thành phần trong quả có thể gây kích ứng đường tiêu hóa nếu ăn trực tiếp, quả lộc vừng cũng không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cho nên, nếu muốn sử dụng quả của cây lộc vừng cho mục đích chữa bệnh thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng trồng trong nhà được không?

Cây lộc vừng hoàn toàn có thể trồng trong nhà và được nhiều người ưa chuộng, bởi với những chùm hoa đỏ rực rỡ thì lộc vừng sẽ giúp cho không gian sống được sang trọng và tươi tắn hơn. Cùng với đó, lộc vừng còn được xem là biểu tượng của tài lộc, may mắn nên khi trồng trong nhà giống như một lời chúc phúc cho gia đình. Ngoài ra, lộc vừng còn có khả năng hấp thụ bụi bẩn, khí độc và giúp không khí trong lành hơn. Nhưng khi trồng trong nhà thì cần chọn chậu trồng có lỗ thoát nước tốt, để tránh tình trạng ngập úng và đặt cây ở nơi có ánh sáng như cửa sổ hoặc ban công. Cần tưới nước cho cây thường xuyên, nhưng không cần quá nhiều và cắt tỉa thường xuyên để cây phát triển cân đối và đẹp hơn.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng có mấy loại?

Lộc vừng có 5 loại như cây rau vừng, lộc vừng hoa đỏ, lộc vừng hoa trắng, lộc vừng lá lớn, lộc vừa lá nhỏ. Với màu sắc hoa, hình dạng quả khác nhau để người trồng có thể lựa chọn, dưới đây sẽ là những đặc điểm và thông tin về các loại cây lộc vừng phổ biến:

Cây rau vừng

Giống cây lộc vừng này có chiều cao khoảng 20m, nguồn gốc từ khu vực Nam Bộ và sống chủ yếu tại môi trường ngập mặn, hải đảo nhiệt đới. Cho nên cây rau vừng này chịu hạn và mặn rất tốt, cây thường được trồng trên các tuyến phố để trang trí và cung cấp bóng mát. Loại cây này được tạo nên từ quả chứ không phải hoa, cây rau vừng có quả lớn với mặt cắt ngang dạng hình hộp và đây cũng là đặc điểm dễ phân biệt với các loại lộc vừng khác.

Cây lộc vừng hoa đỏ

Lộc vừng hoa đỏ có tên khoa học là Barringtonia Acutangula nổi bật với chuỗi hoa có màu đỏ tươi, rực rỡ và bắt mắt. Loại cây lộc vừng hoa đỏ này bắt nguồn từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc miền nam châu Á, Bắc Úc và các quần đảo ở Philippines và đảo Queensland. Quả của lộc vừng đỏ có hình tròn và khi ra hoa có màu trông rất đẹp, đây chính là điểm khác biệt của lộc vừng hoa đỏ với các loại khác.

Cây lộc vừng hoa trắng

Lộc vừng hoa trắng thường được gọi với cái tên lộc vừng hoa chùm, chiếc chùm và tên khoa học là Barringtonia Racemosa. Khi tới mùa hoa thì cây sẽ nở từng chùm hoa treo màu trắng hoặc hồng phớt rất đẹp, hương thơm nhẹ nhàng nên cây rất phù hợp để làm cảnh trong sân vườn.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng lá lớn

Đây là loại cây có đường kính thân lên tới 35-40cm, phần thân hơi xù xì, tán lá lớn xum xuê và hoa thì khá nhỏ với những loại khác. Hoa được mọc thành từng chùm trắng dài, rủ xuống như chuỗi pháo giấy trông rất đẹp mắt.

Cây lộc vừng lá nhỏ

Cây có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào. Campuchia và Thái Lan. Lộc vừng lá nhỏ là một trong các loại lộc vừng được trồng để làm cảnh, lấy bóng mát và thanh lọc không khí rất tốt. Cây có hoa màu đỏ rất bắt mắt, giúp tô điểm cho không gian sống bắt mắt hơn.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng rễ cọc hay rễ chùm?

Lộc vừng có rễ chùm, thuộc nhóm cây “bờ nước” vì có bộ rễ bán thủy sinh, phát triển tốt ở nước lợ có nồng độ muối biển từ 1000 – 3000. Rễ chùm của cây có vị đắng nên có thể làm hạ nhiệt và điều chế thuốc trị bệnh sởi.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng giá bao nhiêu?

Giá thành của cây lộc vừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, hình dáng, tuổi cây, chất lượng cây… Thông thường thì giá của cây sẽ dao động từ 40.000 vnđ – 130.000 vnđ/cây, tuy nhiên nếu cây có kích thước lớn hơn và tuổi cây nhiều năm thì giá sẽ lên tới hàng triệu đồng.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng có tác dụng gì?

Theo đông y, cây lộc vừng có tình bình, vị ngọt và hạt thơm nên sẽ giúp chữa bệnh một cách hiệu quả, đặc biệt là trong việc điều trị cơ thể suy nhược và tóc bạc sớm. Cụ thể là:

  • Quả của lộc vừng được sử dụng để trị ho, hen suyễn, chữa chàm và đau răng. Với các thành phần tự nhiên và an toàn thì quả cây lộc vừng là một phương thuốc hữu hiệu trong việc điều trị các vấn đề về hô hấp và da liễu.
  • Rễ của cây lộc vừng có vị đắng, có giá trị trong việc chữa trị viêm, nấm da và bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt. Ngoài ra, rễ cây còn được dùng để giảm viêm và mát cơ thể, giúp điều trị hiệu quả các bệnh về da và nhiễm trùng.
  • Hạt của cây có chứa tannin và một số dưỡng chất quý khác, được sử dụng để bào chế thuốc giảm đau, kháng nấm, điều trị tiêu chảy, kiết lỵ và đau mắt.
  • Lá cây lộc vừng được biết tới là một dược liệu trị bệnh trĩ rất hiệu quả, với tính chất làm dịu và khám viêm, lá cây sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Vỏ cây còn được tận dụng để làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ và với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm thì vỏ cây lộc vừng là một phương thuốc hữu ích trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng

Về ý nghĩa phong thủy, cây lộc vừng mang lại sự tốt lành cho gia chủ, những chùm hoa đỏ mềm mại tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc. Khi trồng cây trong khuôn viên ngôi nhà sẽ giúp mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ. Chữ “lộc” ứng với tài lộc, còn “vừng” thì hàm ý nhỏ nhưng rất nhiều. Gốc cây to, vững chắc cũng tượng trưng cho sự kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi thọ của cây lộc vừng còn mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong nhà, và theo quan niệm của người xưa thì cây lộc vừng còn giúp mang lại cảm giác bình yên và an toàn.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng hợp mệnh gì?

Cây lộc vừng hợp với mệnh Hỏa và Thổ, bởi cây có màu hoa đỏ rực rỡ của hành Hỏa, theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Hỏa sinh Thổ, nên lộc vừng rất phù hợp với 2 mệnh này. Người mệnh Hỏa khi trồng cây sẽ giúp tăng cường nguồn năng lượng bản mệnh để mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Còn người mệnh Thổ khi trồng cây lộc vừng sẽ giúp cuộc sống trở nên ổn định, hanh thông hơn.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng hợp tuổi nào?

  • Cây lộc vừng hợp với người mệnh Hỏa thuộc các tuổi như: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995).
  • Cây lộc vừng hợp với người mệnh Thổ thuộc các tuổi như: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Tuất (1946, 2006) và Đinh Hợi (1947, 2007).

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây lộc vừng trồng trước nhà có tốt không?

Việc trồng cây lộc vừng trước nhà rất tốt, không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn giúp mang lại may mắn, tài lộc và nhiều lợi ích khác. Màu đỏ của hoa lộc vừng giúp gia chủ làm ăn phát đạt, thu hút nhiều cơ hội tốt. Cây lộc vừng còn có khả năng xua đuổi tà khí, mang lại không gian trong lành và yên bình cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, cây còn có thể cân bằng âm dương và giúp ngôi nhà trở nên hài hòa hơn về mặt phong thủy.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng đơn giản, hiệu quả để cây luôn được khỏe mạnh và tươi tốt:

Cách trồng cây lộc vừng

  • Khi trồng cây thì bước đầu tiên là nên chọn giống cây khỏe mạnh, có thể mua cây non hoặc trong nhà có sẵn thì có thể chiết hay giâm cành để lấy giống.
  • Nếu trồng ngoài vườn thì đào hố sâu vừa đủ để đặt cây vào, còn nếu muốn trồng trong chậu nên chọn chậu cây có đáy sâu vì khi trồng trong chậu rễ sẽ phát triển.
  • Bước cuối cùng là đặt cây giống vào và lấp đất lại, sau đó tưới nước thường xuyên để cây phát triển.

Tuy nhiên, khi trồng cây lộc vừng thì cần tránh trồng ở ngay lối chính giữa đi vào nhà, vì như vậy sẽ chắn đường đi của tài lộc, tốt nhất là nên trồng ở bên phải hoặc trái của ngôi nhà.

Cách chăm sóc cây lộc vừng

  • Nên chọn đất có độ tơi xốp cao, khả năng thoát nước tốt và tốt nhất là nên chọn đất mùn pha cát hoặc phân chuồng ủ mục.
  • Không cần tưới nhiều nước bởi cây ưa ẩm nên cần duy trì độ ẩm cho đất, tần suất tưới khoảng 2 lần/ngày vào chiều muộn hoặc sáng sớm. Nên hạn chế tưới nước cho cây vào mùa đông, mùa hè thì nên tưới nhiều hơn.
  • Cây lộc vừng ưa ánh sáng mặt trời nên khi đặt cây thì cần chọn chỗ có nhiều ánh sáng, khi cây còn non tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp chiếu vào, do cây còn yếu sẽ dễ bị héo úa.
  • Lộc vừng có sức sống khá tốt nên không cần bón thêm phân, nếu trồng ở đất đủ dinh dưỡng thì chỉ cần bón 1 lần/tháng với phân hữu cơ. Chỉ nên bón phân quanh gốc khi cây trưởng thành và chuẩn bị ra hoa.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách nhân giống cây lộc vừng

Nhân giống vô tính bằng cách chiết vào mùa nóng ẩm hoặc giâm vào mùa hanh lạnh, khi lá rụng và chồi ẩn chưa hoạt động, tới khi đầu xuân mới được ra ngôi. Chiết cành sẽ an toàn hơn, nhất là vào thời vụ tháng 5 – tháng 6 (dương lịch), nên chọn những cành chảng 3, bánh tẻ, lộ sáng ở giữa thân, vỏ dày và dồi dào nhựa sống.

Cách nhân giống:

  • Khoanh bóc vỏ cành lộc vừng (độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành)
  • Cạo sạch lớp màn mỏng trên gỗ tại điểm khoanh vỏ, rồi để ráo nhựa sau 7-10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới.
  • Bó bầu tại vị trí khoanh cắt cành lộc vừng bằng đất bùn đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với trấu, xơ dừa đủ ấm và không bị rời khi ấp vào nơi chiết.
  • Bọc bầu đất tại điểm chiết cành lộc vừng bằng băng quấn nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Những thông tin chi tiết về cây lộc vừng hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang

  • Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
  • Email: noithatduckhang@gmail.com
ĐỪNG BỎ LỠ các cây để bàn hợp phong thủy mang tài lộc, may mắn có tại Đức Khang nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài mới cập nhật
Cốt gỗ MFC Vanachai Thái Lan là gì? 5 điều cần biết?

Vanachai được biết tới là một trong những thương hiệu gỗ công nghiệp nổi tiếng...

Gỗ veneer là gì? Phân loại? Ưu nhược điểm của gỗ veneer

Gỗ veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng, được dùng để dán...

Ray bi 3 tầng giảm chấn Hafele là gì? Có tốt không?

Ray bi 3 tầng giảm chấn Hafele là phụ kiện được Nội thất Đức Khang...