Cây lộc vừng ra hoa có tốt không? Theo quan niệm phong thủy thì cây lộc vừng tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, sự sinh sôi nảy nở, gắn bó đoàn kết và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Cho nên việc cây lộc vừng ra hoa như một điềm báo tốt lành, vừa làm đẹp cho không gian sống vừa mang nhiều ý nghĩa sâu sắc
Tổng quan chung về cây lộc vừng
Trước khi tìm hiểu về vấn đề cây lộc vừng ra hoa có tốt không, thì dưới đây là những thông tin tổng quan về cây lộc vừng mà bạn cần biết:
Đặc điểm của cây lộc vừng
Cây lộc vừng (hay còn được gọi là cây vừng, cây chiếc) đây là loại cây thuộc họ lộc vừng có tên khoa học là Barringtonia Acutangula. Cây mọc phổ biến ở các vùng đất ẩm ven biển Bắc Úc và Nam Á. Tại Việt Nam thì cây lộc vừng phát triển ở khắp mọi nơi.
Cây có thân gỗ vững chãi, lá xanh mọng với hình mác độc đáo, cành phân tán tốt tạo nên tán lá rộng. Quả lộc vừng có hình hộp hoặc tròn, đường kính khoảng 9 – 11cm, lớp vỏ dày quanh hạt và quả non có màu xanh, khi chín chuyển màu vàng nâu. Vậy lộc vừng nở hoa vào tháng mấy? Hoa của cây lộc vừng thường nở rộ từ tháng 3 tới tháng 8, học được mọc thành chùm dài nổi bật ở đầu cành với hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu.
Cây lộc vừng có những loại nào
Tại Việt Nam cây lộc vừng có 3 loại phổ biến là lộc vừng hoa đỏ, lộc vừng hoa trắng và cây rau vừng.
- Cây lộc vừng hoa đỏ: là loại cây được ưa chuộng nhất với màu hoa đỏ nổi bật, hương thơm nhẹ và giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Cây có xuất xứ từ khu vực đất ngập nước ở Nam Á và quần đảo Philippines.
- Cây lộc vừng hoa trắng: có tên khoa học là Barringtonia Racemosa, lộc vừng hoa trắng có mùi thơm thoang thoảng, thường được trồng để trang trí cảnh quan, sân vườn, tạo điểm nhấn cho không gian
- Cây rau vừng: thường được trồng ở dọc bờ biển và đất ngập mặn tại miền Nam, cây có tán lá xum xuê, tạo quả trực tiếp từ cành thay vì từ hoa như các loại lộc vừng khác.
Cây lộc vừng ra hoa có tốt không?
Cây lộc vừng ra hoa rất tốt đây được coi là một điềm báo về sự may mắn, tài lộc cho gia chủ. Hoa lộc vừng có màu sắc rực rỡ với hình dáng thuôn dài giống như những chùm pháo hoa chúc mừng mang lại sự vui vẻ, hạnh phúc, ấm êm cho gia chủ. Bên cạnh đó, hoa lộc vừng còn tượng trưng cho sự sinh sôi, đoàn kết và gắn bó trong gia đình. Bên cạnh đó, màu đỏ của hoa lộc vừng còn có khả năng xua đuổi tà khí, mang lại bình yên cho gia chủ.
Hoa của cây lộc vừng có độc không?
Hoa của cây lộc vừng có chứa một lượng chất độc nhất định gọi là saponin (một hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực vật, chúng có thể gây kích ứng da, niêm mạc và đường tiêu hóa). Chính vì thế, saponin có thể gây ra các phản ứng không mong muốn khi tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng không đúng cách.
Nếu như tiếp xúc trực tiếp da có thể bị kích ứng, nổi mẩn đỏ. Trường hợp ăn vào có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và nghiêm trọng hơn là tổn thương gan, thận.
Cây lộc vừng ra hoa vào mùa nào? Đặc điểm hình thái của hoa?
Hoa lộc vừng thường nở rộ vào khoảng tháng 6 – tháng 9 (âm lịch), nhưng không có thời điểm chính xác và có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và giống cây.
Hoa lộc vừng thường mọc thành chùm dài, màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, khi nở rộ thì cả cành cây như một tràng pháo dài chào mừng rất đẹp mắt. Hoa của lộc vừng có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và mang đến cảm giác thư thái cho người ngắm nhìn.
Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng
Cây lộc vừng là loại cây cảnh có giá trị phong thủy to lớn, cây thuộc bộ tứ “sanh – sung – tùng – lộc” hoặc thường được xếp vào nhóm “Phúc (cây sung) – Lộc (cây lộc vừng) – Thọ (cây vạn tuế)”. Cây lộc vừng là đại diện cho sự thịnh vượng, bình an, hạnh phúc và may mắn.
Ngoài ra, cây lộc vừng còn có ý nghĩa là mở cửa để chào đón tài lộc vào nhà, nên gia chủ thường trồng cây ở khu vực lối vào nhà như một cách để thu hút tiền tài, thịnh vượng cho gia đình.
Trong quan niệm xưa, việc trồng lộc vừng với những bông hoa đỏ kết thành chùm mang ý nghĩa của hỷ sự, màu đỏ tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc. Gốc cây vững chãi như ý chí kiên cường, không dễ bị lung lay. Đồng thời cây còn mang ý nghĩa về sự gắn kết gia đình được thể hiện qua sự xum xuê của tán cây và hoa kết chùm.
Cây lộc vừng còn giúp xua đuổi những điều xui, mang đến sự thuận lợi cho công việc kinh doanh nên nhiều chủ quán cũng chọn trồng lộc vừng ở sân vườn hoặc bố trí trong không gian quán.
Cách trồng và chăm cây lộc vừng ra hoa
Cây lộc vừng là loại cây không quá khó để trồng và chăm sóc, dưới đây là hướng dẫn cơ bản để việc chăm cây đơn giản hơn:
Cách trồng cây
Hiện có 2 cách phổ biến để trồng cây là gieo hạt và chiết cành, nhưng để cây phát triển tốt nhất và ra hoa thì nên dùng phương pháp chiết cành:
- Bước 1: chuẩn bị dụng cụ chiết gồm dao, túi nilon, đất, trấu và rễ bèo
- Bước 2: dùng dao khoanh vỏ cành gốc, bó phần khoanh bằng bùn, trấu, rễ bào và bọc lại bằng túi nilon
- Bước 3: khi rễ phát triển đủ, tách và trồng cây ra ngoài chậu hoặc vườn. Đào hố sâu để đặt cây vào.
- Bước 4: tưới nước cho cây tiếp tục phát triển với bộ rễ mới, với cây đã chiết thì che chắn để bảo vệ cành tránh bị cháy nắng hay héo úa
Quy trình trồng và chiết thường mất vài tháng và nên thực hiện vào tháng 6 hoặc 7 khi thời tiết ấm áp.
Cách chăm sóc để cây lộc vừng ra hoa
Để cây phát triển khỏe mạnh và nở hoa đều thì cần lưu ý các yếu tố như đất trồng, nước tưới, ánh sáng, phân bón, nhiệt độ, sâu bệnh…
- Đất: nên chọn đất tơi xốp, khả năng thoát nước tốt, có thể trộn đất cùng trấu, xơ dừa hay phân chuồng để tăng khả năng sinh trưởng
- Nước tưới: không cần tưới quá nhiều khoảng 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm cho đất, đảm bảo cây phát triển và sinh trưởng tốt. Tần suất tưới có thể giảm khi cây trưởng thành.
- Ánh sáng: cây ưa sáng nên cần trồng hoặc đặt chậu ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh ánh nắng gay gắt khi cây còn non
- Phân bón: đất đủ dinh dưỡng thì không cần bón phân nhiều, chỉ cần bón cho cây non, cây mới chiết cành và cây chuẩn bị ra hoa
- Phòng trừ sâu bệnh: kiểm tra các bộ phận của cây thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp diệt trừ phù hợp.
Xem thêm:
- Cây kim ngân có hợp mệnh Kim không? Bố trí cây phong thủy
- Cây kim ngân có hợp mệnh Thủy không? Bố trí cây phong thủy
- [Tư vấn phong thủy] Cây phú quý hợp mệnh Kim không?
- 10 loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy dành cho văn phòng
- Cách chọn cây phong thủy theo tuổi cho 12 con giáp
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
19+ cây để bàn làm việc tuổi Mùi hợp phong thủy, phát lộc
Những người tuổi Mùi mềm mỏng, thân thiện nhưng cũng dễ chán nản, bi quan,...
10 cây để bàn làm việc cho người tuổi Mão giúp gia tăng vận may
Cây để bàn làm việc cho người tuổi Mão cần hội tụ đủ những yếu...
7 cây để bàn làm việc cho người tuổi Sửu đón nhiều tài lộc, may mắn
Tuổi Sửu là những người cần cù, siêng năng thế nhưng tài vận lại đến...