Có nên trồng cây bằng lăng trước nhà bởi cây có hoa màu tím tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, cùng khả năng hấp thụ bụi bẩn, khí độc tạo không khí trong lành hơn. Bên cạnh đó, theo quan niệm phong thủy hoa bằng lăng còn tượng trưng cho sự chung thủy, mang lại may mắn cho gia đình.
Đặc điểm của cây bằng lăng
Cây bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia Speciosa, đây là giống cây thân gỗ với dáng thẳng và được xếp vào nhóm cây rụng lá, thuộc chi tử vi. Cây bằng lăng có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng phổ biến ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Thân cây có chiều cao trung bình từ 6 – 15m, có những cây lâu năm có thể đạt tối đa 30m. Chúng phát triển tốt ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, ánh sáng mạnh.
Bằng lăng có tán lá xòe rộng giúp tạo bóng râm mát, lá cây có hình elip dài từ 8 – 15cm, màu xanh đậm. Mùa thu sang cây bằng lăng bắt đầu thay lá kéo dài khoảng 15 ngày, lá màu vàng ánh nâu sẽ rụng và sau đó cây sẽ mọc lá mới màu xanh. Hoa bằng lăng thường nở rộ vào mùa hè, tập trung từ tháng 5 – 7, mọc thành chùm nhỏ và dài từ 20 – 30cm. Sau khi hoa già rụng đi thì cây bắt đầu ra quả với hình dáng hình cầu, khi còn non có màu xanh tím khi già chuyển sang màu tím đậm, bên ngoài quả cứng và bên trong chứa hạt.
Có nên trồng cây bằng lăng trước nhà?
Có, nên trồng cây bằng lăng trước nhà vì cây có hoa màu tím rực rỡ, lãng mạn cùng khả năng hấp thụ bụi bẩn, khí độc giúp không khí trong lành hơn. Cùng với đó theo quan niệm phong thủy màu tím của hoa bằng lăng tượng trưng cho sự chung thủy, yêu thương giúp mang lại may mắn cho gia đình.
Cây bằng lăng có thân gỗ, dáng thẳng nên biểu trưng cho sự hưng thịnh, bền vững và trường tồn. Nên cây thường trồng trước cửa nhà để vừa tạo bóng mát vừa giúp hanh thông vượng khí, đón tài lộc vào nhà. Nhiều quan niệm còn cho rằng cây bằng lăng giúp xua đuổi tà ma, điềm xui rủi để bảo vệ gia đình khỏi những tai ương. Ngoài ra, hoa bằng lăng còn tượng trưng cho sự thủy chung, son sắt trong tình yêu đôi lứa nên khi trồng bằng lăng sẽ giúp gia đình thuận hòa, vợ chồng hạnh phúc.
Bên cạnh các ý nghĩa phong thủy thì cây bằng lăng còn có nhiều công dụng khác như làm cây cảnh, vì cây có thân gỗ, sinh trưởng khỏe mạnh, hoa nở đẹp nên thường được trồng ở vườn, trước cổng hay tại các công trình công cộng (công viên, trường học…). Hay cây bằng lăng nhất là bằng lăng rừng có rễ chắc khỏe, thân cứng , tán rộng và thường được trồng ở bìa rừng để chống sạt lở, xói mòn đất. Bằng lăng còn góp phần điều hòa không khí, tạo bóng râm cho người đi rừng và cải thiện chất lượng hệ sinh thái.
Đặc biệt, phần vỏ và lá của cây bằng lăng nấu nước để điều trị các chứng bệnh như đau dạ dày, tiêu hóa kém, hỗ trợ làm thuyên giảm bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết…
Mệnh nào, tuổi nào nên trồng cây bằng lăng trước nhà?
Cây bằng lăng có hoa màu tím nên xét theo ngũ hành thì cây rất phù hợp với những người mang mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Khi các mệnh này trồng bằng lăng trước nhà sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn về chuyện tình cảm, vận khí đi lên. Tuy nhiên mệnh Thủy khắc Hỏa nên những người thuộc hành Thủy tuyệt đối không nên trồng cây bằng lăng, để tránh việc xung khắc hay gặp những chuyện không may.
Cùng với đó những người có tuổi tương ứng với mệnh Hỏa và Thổ đều thích hợp để trồng cây bằng lăng. Cụ thể là;
- Người mệnh Thổ tương ứng với năm sinh: Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Tuất (1946, 2006), Đinh Hợi (1947, 2007), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969)…
- Người mệnh Hỏa tương ứng với năm sinh: 1935, 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009…
Những lưu ý khi trồng cây bằng lăng trước nhà?
Để giúp cây phát triển tốt nhất và phát huy được những ý nghĩa phong thủy của mình thì khi trồng cây bằng lăng trước nhà cần phải lưu ý vài điều sau:
- Nên chọn vị trí có ánh sáng đầy đủ hoặc có phần được chiếu sáng tốt, tránh những khu vực có gió lớn
- Tưới nước đều đặn nhưng tránh làm đất ẩm quá mức, vì có thể gây úng rễ.
- Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện dấu hiệu sâu bệnh, côn trùng để có phương án xử lý kịp thời và hiệu quả
- Bón phân cân đối với lượng vừa phải, đúng thời điểm. Phân bón cần chứa các chất dinh dưỡng cần thiết, tránh việc dùng phân bón có lượng nitơ cao khiến côn trùng và sâu bệnh có điều kiện phát triển mạnh.
- Phủ một lớp cỏ quanh gốc cây để giữ ẩm cho đất, kiểm soát cỏ dại và bảo vệ đất khỏi tác động của ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Cách trồng và chăm sóc cây bằng lăng trước nhà?
Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây bằng lăng đúng cách giúp cây phát triển tốt và nở hoa đều:
Cách trồng
- Bước 1: chuẩn bị bầu ươm cây giống khỏe mạnh, sau đó đào hố và rắc vôi quanh hố để tiệt trùng và để khoảng 15 – 20 ngày giúp vôi tan hết. Sau đó tiếp tục đào hố cũ sâu, to gấp đôi ban đầu.
- Bước 2: bỏ lớp nilon và đặt bầu ươm xuống hố, tiếp tục lấp đất quanh gốc và nén thật chặt giúp cây đứng thẳng
- Bước 3: cắm các cọc chống xung quanh và dùng dây cố định thân cây vào cọc để không bị ngả nghiêng
- Bước 4: khi trồng xong cần tưới nước để cung cấp đủ độ ẩm cho cây
Cách chăm sóc cây bằng lăng nở hoa
- Ánh sáng: bằng lăng ưa sáng nên thích hợp trồng ngoài trời, nhưng với cây non thì nên đặt trong vườn ươm có lưới che, hạn chế cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, đặc biệt là giữa trưa.
- Đất: để cây phát triển khỏe mạnh thì trong đất có trộn thêm xơ dừa, phân bón thúc để cung cấp dinh dưỡng, kích thích rễ và thoát nước tốt. Đất trồng nên có độ pH từ 5,5 – 6,5 để đảm bảo sự phát triển tốt nhất.
- Nước: nên tưới nước cho cây ít nhất 1 lần/ngày, khi cây bắt đầu nở hoa thì cần tưới ít nhất 2 lần/ngày. Cần tránh tình trạng tưới nhiều khiến đất quá ẩm, vì đây là nguyên nhân gây nấm mốc và các vấn đề khác
- Nhiệt độ: nên trồng cây trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn như môi trường nhiệt đới và cận nhiệt.
- Phân bón: cần cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân 4 tháng/lần, dùng phân hữu cơ, phân vi lượng, phân hoai mục để bón vào gốc cây với khối lượng 0.1 – 1.2kg/gốc tùy tuổi thọ cây.
Như vậy có nên trồng cây bằng lăng trước nhà vì cây có hoa màu tím đẹp mắt, khả năng hấp thụ bụi bẩn tạo môi trường sống trong lành. Trong phong thủy hoa bằng lăng còn tượng trưng cho sự chung thủy giúp mang lại sự may mắn cho gia đình và gia chủ.
Xem thêm:
- Có nên trồng cây bơ trước nhà? Người mệnh nào nên trồng?
- Có nên trồng cây hồng quân trước nhà? 4 điều cần biết!
- Hỏi đáp: Có nên trồng cây trúc quân tử trong nhà?
- Có nên trồng hoa đỗ quyên trong nhà? Người mệnh nào nên trồng?
- Có nên trồng cây vạn niên thanh trong nhà? Hợp mệnh nào? Tuổi nào?
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây cọ trước nhà?
Cây cọ được xem là loại cây cảnh mang vẻ đẹp sang trọng và ý...
Có nên trồng cây cóc trước nhà? Đặc điểm, cách chăm sóc cây cóc sai quả
Gia chủ có thể trồng cây cóc trước nhà vì cây giúp tạo bóng mát,...
Có nên trồng cây bông trang trước nhà? Ý nghĩa, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
Có nên trồng cây bông trang trước nhà vì cây có hoa màu sắc rực...