Gia chủ có thể trồng cây cóc trước nhà vì cây giúp tạo bóng mát, làm đẹp cảnh quan, cung cấp quả ăn và dược liệu. Đồng thời cây cóc thường ra sai quả và biểu tượng cho sự giàu có, sung túc và may mắn nên khi trồng trước nhà sẽ giúp mang lại thịnh vượng, vận khí tốt cho gia chủ.
Đặc điểm của cây cóc
Cây cóc có tên khoa học là Spondias Mombin L, chúng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á hoặc Nam Á. Ở Việt Nam cây cóc thường được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, nhất là Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Cây có có chiều cao từ 5 – 10m, cành có nhiều chấm trắng, lá mọc so le và có 4 – 5 đôi lá chét hình thuôn với mép khía răng.
Cây cóc rất sai quả và thường mọc thành chùm từ 2 – 12 quả, hình dáng bầu dục và nhẵn bóng, khi chín có màu vàng vị chua ngọt thơm ngon. Hạt cóc có nhiều lông dài dạng gai dày, cứng. Quả cóc có thịt cứng chứa nhiều dịch màu vàng, có vị chua và thường được dùng để làm nước ép, dưa chua, nấu canh chua hoặc ăn kèm với muối ớt. Trong quả cóc có chứa nhiều vitamin C, sắt, canxi, kali và các chất chống oxy hóa.
Có nên trồng cây cóc trước nhà?
Có, nên trồng cây cóc trước nhà bởi cây có thể tạo bóng mát, làm đẹp cảnh quan, cung cấp quả ăn và dược liệu. Cây cóc sai quả nên biểu trưng cho sự giàu có, sung túc và may mắn nên khi trồng trước nhà sẽ giúp mang lại thịnh vượng, vận khí tốt cho gia chủ.
Bên cạnh đó, quả cóc còn được xem là biểu tượng của tiền tài, của cải nên khi trồng cây cóc trong nhà sẽ giúp thu hút tài lộc, công việc làm ăn thuận lợi và phát đạt. Cây cóc còn được cho là có tác dụng tốt đến sức khỏe, giúp gia đình luôn mạnh khỏe và bình an. Trong quan niệm phong thủy, thì cây cóc còn có khả năng hòa giải sát khí, mang lại sự bình yên cho ngôi nhà.
Ngoài yếu tố phong thủy thì cây cóc còn có nhiều công dụng khác như theo y học cổ truyền cây còn có tác dụng trị đau họng, tiêu chảy, xương khớp… Cùng với đó, cây cóc ăn trái còn có tác dụng làm đẹp da, giảm cân, chống lão hóa cho chị em.
Những lưu ý khi trồng cây cóc trước nhà?
Việc trồng cây cóc trước nhà không chỉ mang lại bóng mát, quả ngon mà còn ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Nhưng để cây phát triển tốt và mang lại hiệu quả cao thì cần phải lưu ý một số điều sau:
- Nên chọn vị trí trồng có đầy đủ ánh nắng mặt trời để cây quang hợp tốt, khi trồng nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt để cây phát triển tốt hơn.
- Khi đào hố trồng cây nên có kích thước lớn hơn bầu đất của cây giống khoảng 2 – 3 lần. Phần bón lót nên trộn đều đất với phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Tưới nước đều đặn đặc biệt trong mùa khô, nhưng tránh tưới quá nhiều vì có thể gây ngập úng. Bón phân định kỳ cho cây 3 – 4 tháng/lần để cung cấp dinh dưỡng.
Cách trồng và chăm sóc cây cóc trước nhà?
Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây có đúng cách để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho sai quả:
Cách trồng
- Chuẩn bị đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và đảm bảo độ ẩm đầy đủ, có thể bổ sung thêm tro trấu và xơ.
- Nếu trồng từ hạt thì cần chọn hạt chín, sạch, không bị nấm mốc. Ngâm hạt vào nước ấm khoảng 24 giờ để nảy mầm nhanh hơn. Rồi gieo hạt vào chậu hoặc hốc đất, rải thêm lớp đất mỏng lên trên, tưới nước ấm và để nơi có ánh sáng mặt trời. Hạt sẽ nảy mầm sau 2 tuần
- Nếu trồng chiết cành thì nên chọn cành khỏe, không sâu bệnh. Cắt đoạn gốc có mắt chồi, cắt đoạn có ngọn có lá. Ngâm cành vào nước ấm khoảng 24 giờ để tạo rễ. Sau đó lấy cành cắm vào chậu, ấn nhẹ đất cho cành đứng, tưới ẩm và để nơi có ánh sáng mặt trời. Cành sẽ ra rễ sau 3 – 4 tuần.
Cách chăm sóc cây cóc
- Ánh sáng: cây thích nắng nhưng vẫn có thể sống ở nơi có bóng râm một phần, nên trồng cây ở nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng và gió để cây phát triển khỏe mạnh và ra nhiều quả
- Nhiệt độ: cây cóc thích mát và ấm, không chịu được rét nên cần bảo vệ cây khỏi gió lạnh và sương giá hoặc chuyển cây vào nơi khuất gió nêu trồng trong chậu.
- Độ ẩm và nước tưới: cây cóc thích ẩm trung bình, độ ẩm khoảng 50 – 80% nên cần tưới nước đều đặn, không để đất quá khô hoặc quá ướt. Nên tưới nước vào buổi sáng và chiều, tránh tưới nước vào giữa trưa khi nắng gắt.
- Phân bón: nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt hoặc có thể trộn thêm phân hữu cơ hoai mục, phân trùn quế vào đất để tăng sự tơi xốp và độ ẩm cho đất. Nên bón định kỳ khoảng 2 – 3 tháng/lần.
Như vậy có thể thấy việc trồng cây cóc trước nhà sẽ giúp tạo bóng mát, làm đẹp cảnh quan và cây còn tượng trưng cho sự giàu có, sung túc nên khi trồng trước nhà sẽ giúp mang lại thịnh vượng, vận khí tốt cho gia chủ. Ngoài ra, cây cóc vừa là thực phẩm vừa có nhiều công dụng khác như trị đau họng, tiêu chảy, xương khớp…
Xem thêm:
- Có nên trồng cây bông trang trước nhà? Ý nghĩa, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
- Hỏi đáp: Có nên trồng cây bằng lăng trước nhà?
- Có nên trồng cây bơ trước nhà? Người mệnh nào nên trồng?
- Có nên trồng cây hồng quân trước nhà? 4 điều cần biết!
- Hỏi đáp: Có nên trồng cây trúc quân tử trong nhà?
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây cọ trước nhà?
Cây cọ được xem là loại cây cảnh mang vẻ đẹp sang trọng và ý...
Có nên trồng cây cóc trước nhà? Đặc điểm, cách chăm sóc cây cóc sai quả
Gia chủ có thể trồng cây cóc trước nhà vì cây giúp tạo bóng mát,...
Có nên trồng cây bông trang trước nhà? Ý nghĩa, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
Có nên trồng cây bông trang trước nhà vì cây có hoa màu sắc rực...