Rèm cửa góp phần tạo nên nét duyên dáng cho ngôi nhà. Nhiều người Việt Nam thường nghĩ mành rèm cửa không cần thiết, nhưng đây thật sự là một yếu tố quan trọng trong việc trang trí nội thất, có ảnh hưởng đến tổng thể không gian. Các cửa hiệu rèm cửa thường sẽ có người tư vấn cho bạn từ cách thiết kế may đo cho đến việc chọn loại vải, màu sắc cho từng căn phòng trong ngôi nhà.
Cách chọn chất liệu vải khi may rèm cửa
Trên thị trường có rất nhiều loại vải may rèm cửa, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Khi lựa chọn, gia chủ cần lưu ý tới không gian đặt để chọn được loại phù hợp nhất. Ví dụ với phòng khách, bạn nên ưu tiên chọn những loại vải dày, có khả năng cản sáng tốt. Phòng bếp nên ưu tiên chọn loại vải ít bám bụi, trơn bóng để dễ dàng làm sạch, không lưu lại vết ố và mùi đồ ăn. Giống với phòng khách, phòng ngủ cũng nên chọn loại vải dày, cản sáng tốt để mang lại giấc ngủ ngon, có thể lựa chọn rèm 1 lớp hoặc 2 lớp.
Một số loại vải may rèm cửa phổ biến trên thị trường:
1. Vải lụa
Vải lụa được làm từ tơ tằm, trơn và mỏng, là loại vải may rèm cao cấp nhất hiện nay. Loại vải này có ưu điểm thân thiện với môi trường, an toàn với người dùng. Rèm vải lụa có độ bền rất tốt, ngoài ra còn có khả năng hấp thụ độ ẩm tạo ra cảm giác khô thoáng không bí bách, ngột ngạt trong những ngày hè nóng bức. Ngoài ra, vải lụa còn rất dễ in màu, hoa văn hay trang trí các họa tiết tinh tế, tạo nên đa dạng các kiểu dáng cho khách hàng lựa chọn.
Vải lụa có nhược điểm khá nặng và đắt tiền, dễ bị phai màu bởi ánh nắng mặt trời nên khi làm rèm cần có một lớp lót bên ngoài. Chất liệu lụa không thể giặt được giống như các loại vải thông thường, cần phải mang ra tiệm giặt, khiến gia chủ tốn nhiều chi phí giặt là.
2. Vải lanh
Rèm vải lanh cũng được làm từ chất liệu tự nhiên, thân thiện với người dùng. Loại vải này có độ bền cao, có khả năng cản nắng chống lại tia cực tím, Kháng khuẩn và chống nấm mốc cực kỳ tốt. Tuy nhiên vải rất dễ bị nhăn và và độ đàn hồi không cao. Để khắc phục nhược điểm này, nhiều nhà sản xuất đã kết hợp Polyester với các hạt lanh, tạo ra những tấm rèm có độ bền cao nhất.
3. Vải gấm
Vải gấm được làm từ chất liệu tơ tằm tự nhiên kết hợp với quá trình chế tạo công phu, mang lại cho người sử dụng sự an toàn thân thiện. Rèm vải gấm có thể cản sáng rất tốt, ngăn chặn các tia cực tím hiệu quả, bền bỉ với ánh nắng mặt trời. Các hoa văn được dệt trực tiếp vào sợi vải không giống các loại vải khác được in thông thường nên có màu sắc độ bền rất cao.
Giống với vải lụa hoặc vải lanh, vải gấm cũng rất khó tự giặt tại nhà mà nên mang ra tiệm để tránh hư hỏng trong quá trình giặt. Quá trình tạo ra vải khá công phu nên nên giá thành cũng hơi cao so với các loại khác.
4. Vải voan
Vải voan có đặc điểm mỏng nhẹ, mềm mịn nhất trong các loại vải hiện nay. Vải được làm từ sợi nhân tạo, có giá thành rẻ, mang lại tính thẩm mỹ cao, phù hợp với các căn hộ có cửa sổ lớn, hay trên cửa ra ban công. Rèm vải voan được thiết kế với đa dạng kiểu dáng và màu sắc, giúp khách hàng thoải mái tùy chọn theo nhu cầu. Ưu điểm lớn nhất của loại vải này chính là độ bền tương đối cao, không bị nhàu hay biến dạng các họa tiết, ngay cả khi bạn giặt trong máy.
Nhược điểm của loại vải này chính là bám bẩn và khó tẩy sạch khi để bẩn quá lâu ngày. Khả năng chắn sáng và ánh nắng có phần bị hạn chế. Trong quá trình sử dụng gia chủ cần phải cẩn thận vì vải mỏng rất dễ bị rách.
5. Vải nhung
Vải nhung có đặc điểm gần giống với vải lụa, nhưng dày hơn, nên có độ bền cao, rất khó bị rách. Loại vải này có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, khả năng cản sáng và ánh nắng lên đến 100%. Vải nhung cũng rất dễ giặt, có thể thoải mái bỏ vào trong máy giặt thông thường mà không lo nhàu nát. Tuy nhiên loại vải này có điểm hạn chế là chỉ phù hợp với không gian rộng lớn trong các hội trường, phòng họp, sân khấu… Chất liệu khá nặng, khi vệ sinh mất nhiều công.
6. Vải bố
Rèm làm từ vải bố khá dày dặn, độ bền cao, phù hợp với mọi không gian phòng. Ngoài khả năng cản sáng, giảm tiếng ồn, vải bố còn có khả năng chống thấm nước, không lo bị nấm mốc. Khi vệ sinh làm sạch khá dễ. Chất liệu nhẹ, đa dạng về màu sắc.
Nhược điểm của vải bố là chất liệu có phần thô, thường không có hoa văn. Bề mặt vải không trơn bóng như các loại vải khác.
7. Vải nỉ
Rèm làm từ vải nỉ khá nhẹ, mềm mại, độ đàn hồi cao dẻo dai độ bền bỉ theo thời gian. Thiết kế đa dạng màu sắc và chủng loại cho khách hàng chọn lựa. Nhược điểm chính là dễ dính bụi bẩn. Tính năng cản sáng và nắng có phần hạn chế.
8. Vải cotton
Vải cotton được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, có độ bền cao, khó phai màu, cản sáng tốt có khả năng giảm nhiệt cho căn phòng bạn vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên do vải có độ mềm mịn nên dễ bị nhăn nếu ta vệ sinh không đúng cách.
Xem thêm: Ưu nhược điểm mành rèm lá dọc cho văn phòng hiện đại
Cách chọn màu sắc khi may rèm cửa
Tùy theo phong cách trang trí nội thất cổ điển hay hiện đại mà lựa chọn kiểu mành rèm, màu sắc và loại vải cũng như cách treo mành rèm. Sự lựa chọn mành rèm cửa phù hợp sẽ đem lại vẻ đẹp hài hòa giống như mặc áo cho ngôi nhà.
Bạn cần đưa ra kế hoạch cho việc lựa chọn mành rèm cửa, trước tiên phải xác định phong cách và màu sắc mà mình yêu thích, những vật dụng trang trí trong từng căn phòng, màu của bàn tủ, của sofa hay màu của đồ gỗ… từ đó quyết định chọn loại vải gì và màu gì cho phù hợp.
Thị trường có rất nhiều loại vải nội thất dành cho mành rèm cửa, thông thường việc chọn vải cho màn cửa phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Với mục đích che nắng, cản sáng, nên chọn loại vải sậm màu, kết hợp một lớp màn mỏng và dày, hoặc dùng loại vải có chức năng cản sáng. Nếu như chỉ cần màn để che tầm nhìn bên ngoài, hoặc chỉ đơn giản là trang trí cho đẹp, nên chọn các loại vải mỏng màu trang nhã, các loại vải voan có họa tiết hoa văn đơn giản nhẹ nhàng…
Phòng khách nên chọn màu sáng để tạo cảm giác tươi vui, năng động. Phòng ăn và bếp nên chọn màu trang nhã, tránh dùng những màu đậm, nóng. Phòng ngủ nên chọn những màu dịu nhạt tạo cảm giác nhẹ nhàng thư giãn, giúp quên đi những mệt nhọc từ công việc hằng ngày.
Việc chọn màu sắc cho màn cửa khá quan trọng, cần phải kết hợp hài hòa với màu của tường, của đồ nội thất trong phòng, bố cục của cả căn phòng sẽ bị phá vỡ nếu màu sắc không phù hợp.
Phòng trẻ con thích hợp với gam màu tươi trẻ. Màu của tường nhạt, nên chọn màu màn đậm hơn và ngược lại. Nếu diện tích của căn phòng nhỏ không nên treo nhiều lớp màn, nên chọn màu nhạt hoặc có hoa văn nhỏ tạo cảm giác rộng rãi và không gian lớn thêm.
Giá một bộ rèm cửa bao nhiêu tiền?
Rèm cửa giá bao nhiêu 1m còn phụ thuộc theo mẫu rèm bạn chọn, chất liệu, xuất xứ, khả năng chống nắng cản sáng, tất cả điều này có thể ảnh hưởng đến chi phí cuối cùng. Trung bình Chi phí để lắp đặt rèm vải loại trung bình có thể dao động từ 550.000vnd đến 2.600.000vnd 1 mét ngang hoàn thiện. Với mẫu rèm vải cao cấp nhập từ các nước như Hàn Quốc, Bỉ, Anh giá 1 mét được tính theo khổ vải có giá từ 320.000vnd đến 1.450.000vnd. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, để biết chi tiết, bạn nên liên hệ tới các đơn vị sản xuất để được tư vấn cụ thể nhất.
Lựa chọn thêm các loại phụ kiện khác như: trang trí rèm, bàn ghế học sinh, ghế hội trường cho phòng căn phòng của bé. Chúc các bạn có được lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình của mình!
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...