Nội thất gia đình – Bất kỳ một sự việc gì cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định không thể thay đổi. Bạn muốn xây dựng một ngôi nhà thì việc đầu tiên đó là làm móng nhà vững chắc, và chỉ tuân theo những quy tắc nhất định này bạn mới có thể thành công.
1. Cân bằng đối xứng
Đây là nguyên tắc được áp dụng nhiều nhất. Có thể xem không gian ngôi nhà được chia thành 2 nữa đối xứng trục với nhau, đồ đặc và cách sắp xếp một nửa bên này sẽ là hình ảnh phản chiếu của nửa bên kia. Từ bàn ghế, sofa cao cấp, đèn, kệ, tủ sách … tất cả đều được sắp xếp giống nhau một cách hoàn hảo để tạo nên sự cân bằng hài hoà cho căn nhà
Tất cả mọi thứ đều được sắp xếp đối xứng nhau tạo nét cân bằng hài hoà cho ngôi nhà
2 chiếc tủ tài liệu 2 bên bồn tắm được thiết kế đối xứng
2 chiếc tủ tủ đựng đồ đặt đối xứng qua chiếc giường ngủ đẹp tạo cảm giác bình yên
2. Cân bằng bất đối xứng
Có thể nói đây là nguyên tắc tự do. Quy tắc này sử dụng các đồ vật ở 2 bên trục đồng tâm không đối xứng, khiến không gian văn phòng thoải mái, sống động hơn. Quy tắc này thường áp dụng cho những ngôi nhà hiện đại, mang phong cách trẻ trung.
Sự sắp xếp tự do các đồ vật tạo cảm giác thoải mái
3. Đối xứng tâm
Đây là nguyên tắc ít gặp nhất trong các ngôi nhà truyền thống. Mặc dù, những phòng ốc hình tròn sẽ khó liên kết với nhau cũng như khó trang trí, nhưng nó lại mang đến những hiệu ứng bất ngờ, ấn tượng.
4. Quy luật thiết kế theo nhịp điệu – Rhythm
Nguyên tắc thiết kế nội thất theo nhịp điệu chính là việc lặp đi và lặp lại của rất nhiều hình ảnh với mục đích thay đổi dòng dịch chuyển và điều hướng tầm nhìn, tạo nên sự sống động cho căn phòng.
Khi lặp lại các yếu tố màu sắc, họa tiết, chất liệu hay thậm chí là đường khối nhiều lần sẽ không tạo ra sự rối mắt, mà ngược lại tăng thêm điểm thú vị cho căn phòng. Tần suất lặp lại thể hiện mức độ quan trọng của chi tiết kết nối nhịp điệu trong không gian.
Sử dụng sự lặp lại của các đối tượng: Có thể lặp lại về màu sắc hoặc các món đồ nội thất.
Sử dụng chuỗi: Chính là sự thay đổi về hình dáng của nội thất. Ví dụ như các ngăn bàn có hình dạng từ lớn cho đến nhỏ,…
Sự liên tục: Có nghĩa là chúng ta sẽ hướng người nhìn một cách liên tục từ điểm này cho đến điểm khác. Ví dụ trong thiết kế kiến trúc đó chính là các giá dùng để đựng đồ hay đường gờ, vòm trên trần nhà.
5. Quy luật thiết kế tạo điểm nhấn – Emphasis
Đây là một trong số những nguyên lý thiết kế nội thất góp phần làm tăng tính thẩm mỹ và sự thu hút của một không gian nội thất. Trong một không gian có thể bố trí từ 1 đến 2 điểm nhấn, không nên sử dụng nhiều vì có thể phản tác dụng, gây nên cảm giác rối mắt.
Chúng ta có thể tạo điểm nhấn bằng cách sử dụng nội thất có màu sắc nổi bật hay chất liệu bóng bẩy. Hoặc tạo điểm khác biệt so với những món đồ nội thất còn lại ở hình dạng tương phản hay thay đổi kích thước.
6. Quy luật thiết kế hài hòa – Harmony
Sự hài hòa hay đồng nhất sẽ góp phần tạo nên tính liên kết cho tất cả các yếu tố ở trong cùng một bố cục. Đó chính là sự cân bằng phù hợp cho tất cả các yếu tố, nhằm tạo dựng nên một tổng thể dễ chịu nhất.
Hài hòa trong thiết kế nội thất là tập hợp tất cả yếu tố có tính phổ quát bao gồm màu sắc, hình dáng, thiết kế, vật liệu,… Thiết kế nội thất sẽ trở nên hài hòa khi những thành phần có ở trong không gian nội thất – tự bản thân chúng sở hữu một sức hút nào đó.
Nếu muốn áp dụng nguyên lý thiết kế nội thất hài hòa, bạn có thể thiết kế không gian theo cùng một chủ đề hay một phong cách. Đồng thời cũng chọn lựa nội thất chính rồi từ đó chọn nội thất còn lại có những điểm tương đồng với nó.
7. Quy luật thiết kế cân xứng và tỷ lệ – Proportion và Scale
Nguyên tắc thiết kế cân xứng chính là mối quan hệ của hình dạng và kích thước của tất cả yếu tố có mặt trong không gian nhằm đạt được trạng thái cân bằng và đồng nhất trong bản thiết kế nội thất.
Cân xứng ở đây gồm tất cả các mối liên quan đến chiều sâu, chiều rộng và chiều cao cùng với không gian ở xung quanh.
Bên cạnh đó, quy luật thiết kế nội thất theo tỷ lệ chính là mối quan hệ hài hòa, so sánh của yếu tố như số lượng, kích thước hay màu sắc và sắc độ,… Tỷ lệ vàng, tỷ lệ 1/3 là các tỷ lệ được áp dụng nhiều nhất trong thiết kế nội thất.
8. Quy luật thiết kế tương phản – Contrast
Đây là nguyên tắc thiết kế nội thất góp phần làm tăng thêm sự thu hút cho không gian bằng cách dùng đến hai yếu tố đối lập với nhau.
Chúng ta sử dụng tương phản về màu sắc (màu nóng – màu lạnh), về đường nét ( đường thẳng – đường cong, đường ngang – đường dọc), về hình dạng (hình vuông – hình tròn), về hình khối (hình đặc – hình rỗng), về chất liệu ( mịn – thô ráp)…
Việc lạm dụng các chi tiết tương phản sẽ khiến không gian trở nên rối mặt, giảm bớt giá trị thẩm mỹ nên cần cân nhắc, chọn lọc kỹ lưỡng.
9. Tổng thể thiết kế nội thất căn hộ
Khi thiết kế căn hộ cần chú ý đến mối quan hệ chặt chẽ của tất cả những thành phần có ở trong căn hộ, bao gồm các món đồ nội thất, yếu tố trang trí, cầu thang, cửa sổ… Sự thống nhất của những thành phần này sẽ giúp căn hộ có tính thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc tạo sự thống nhất bằng cách chỉ sử dụng duy nhất một màu sắc trong thiết kế nội thất. Mà thay vào đó, từng thành phần trong căn hộ sẽ hỗ trợ với nhau để cùng làm nổi bật nhau lên.
Xem thêm:
- 7 nguyên tắc đặt bàn làm việc khoa học, chuẩn phong thủy
- 5 nguyên tắc bài trí phòng khách đơn giản
- Nguyên tắc chuẩn bố trí nội thất gia đình cho phòng khách
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Cây chuỗi ngọc hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?
Cây chuỗi ngọc là một giống cây hàng rào phổ biến, nhưng không phải ai...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Gỗ veneer là gì? Phân loại? Ưu nhược điểm của gỗ veneer
Gỗ veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng, được dùng để dán...