Làm thế nào khi bất đồng với sếp vì không gian làm việc?

bat dong khong gian lam viec

Bất đồng quan điểm với sếp là chuyện thường thấy ở các công ty. Nguyên do thì nhiều lắm: công việc, quyền lợi, cái tôi cá nhân… Vậy giải quyết nó thế nào?

Ở trong bài viết này, tôi sẽ lấy một ví dụ về sếp và nhân viên bất đồng vì không gian làm việc, khi nhân viên muốn không gian làm việc được thiết kế dễ chịu hơn và sếp thì không cho rằng như vậy. Cách giải quyết thường là nhân viên im lặng sau khi thất bại, tích tụ những tiêu cực, cuối cùng là nghỉ việc.

Hãy đồng ý với tôi về việc muốn cải thiện văn phòng là không dễ dàng khi bạn chỉ là nhân viên hoặc “sếp nhỏ”. Bạn muốn thắng hoặc ít ra là có sự thay đổi thì cần phải chuẩn bị để đàm phán. Bây giờ chúng ta thử lướt qua vài điều mà có thể bạn chưa biết. Bạn có thể xem và thử áp dụng cho các trường hợp khác theo cách tư duy của tôi, kẻ đã từng thành công đề xuất yêu cầu sếp thay đổi.

Không gian làm việc là ngôi nhà thứ 2 của người đi làm văn phòng

Những người làm trong các nghề như kế toán, marketing online, thiết kế… là những người có thời gian ngồi làm việc tại văn phòng rất cao. Nếu giả sử tính theo thời gian hành chính thì trung bình họ ngồi 7 đến 8 tiếng một ngày tại công ty, có khả năng sẽ tăng thêm nếu họ tiếp tục làm việc tại nhà. Giả sử chia 1 ngày ra làm 3 phần, với phần ngủ là 7 đến 8 tiếng, thời gian hoạt động của bạn sẽ là 1 nửa tại công ty và 1 nửa là ở nhà hoặc các nơi khác. Chính bởi điều này, gọi nơi làm việc là ngồi nhà thứ 2 quả nhiên không sai.

Nhưng gần như nhân viên không bao giờ đề nghị với sếp cải thiện văn phòng làm việc của họ. Họ chấp nhận làm việc hoặc một số sẽ xin nghỉ. Lý do nghỉ cũng rất nhiều, nhưng bạn có đồng ý với tôi rằng, nếu văn phòng được đầu tư tốt khiến bạn hài lòng, thì tỉ lệ bạn quyết định xin nghỉ sẽ thấp đi không?

Ngôi nhà thứ 2 này gây hại ra sao

Năm 2010, tạp chí Circulation tại Mỹ đã công bố cuộc điều tra trên 8800 người trưởng thành và đi làm. Kết quả cuộc điều tra này có thể khiến bạn shock. Những người ngồi nhiều hơn 4 giờ mỗi ngày trên ghế có tỉ lệ tử vong cao hơn (vì rất nhiều nguyên do) tới 50% so với những người hoạt động thường xuyên. Có ai làm văn phòng mà không ngồi trên ghế? Giới thiệu luôn cho bạn một số mẫu ghế ngồi chống đau mỏi lưng tại danh mục: Ghế văn phòng.

Những bất đồng ngầm định

Không gian văn phòng ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của mỗi nhân viên văn phòng. Khoa học đã chứng minh điều này. Bạn có cho rằng những doanh nghiệp lớn và siêu lớn đổ một đống tiền vào phát triển hạ tầng văn phòng chỉ để cho… vui?

Vậy thì ở một văn phòng kém tiện nghi, không gian không thoải mái. Bạn có thoải mái? Đương nhiên không? Thế là bạn… cảm thấy bất mãn với công ty, so sánh với nơi khác.

Tại sao văn phòng người ta tuyệt vời thế nhỉ?

Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh muốn có văn phòng đẹp, bản thân những người trong văn phòng đó phải đủ giá trị để công ty trân trọng đến mức phải chi tiền ra. Có một sự thực rằng, không ông sếp nào muốn nhân viên bất mãn với công ty chứ đừng nói những nhân viên có năng lực.

Thứ 2, hầu như mọi người chỉ thích được tăng lương, tăng thưởng, tăng các đãi ngộ tiền bạc, chứ không mấy khi chú ý đến ngôi nhà thứ 2 của mình. Cho nên văn phòng của bạn sẽ “xấu xí”. Trong khi ấy ở nơi nhà người ta, văn phòng được chú ý như một loại đãi ngộ. Nhân viên ở đó hiểu về đãi ngộ ấy.

Thứ 3, bản thân những nhân viên trong một văn phòng cũng chưa bao giờ tự ý thức mình cần làm cho văn phòng mình đẹp hơn. Đã khi nào bạn tự mình lau bụi trên bàn, góc tủ hồ sơ hay trang trí… Bạn cho rằng đó là việc của lao công. Và khi bạn thể hiện điều đó, thì dần dần cái văn phòng ấy cũng chìm vào trong câu chuyện, cứ thế xài đi. 

Tiện thể, nếu bạn chưa rõ ràng về tiêu chuẩn diện tích văn phòng tôi đề nghị bạn đọc bài báo này: tiêu chuẩn diện tích văn phòng (m2/người).

Tại sao văn phòng người ta tuyệt vời thế nhỉ?

Nếu thay đổi văn phòng, cần những gì?

Tiền là cái thứ nhất. Chắc chắn! Không có tiền thì chẳng đổi được cái thứ khỉ gì cả. Thế bây giờ làm sao để có tiền? Hãy nghĩ tới những câu hỏi sau: Công ty hiện có đang dư dả không? Phòng của bạn, hoặc bạn đóng góp thế nào với công ty? Bạn có thể hoạch định 1 kế hoạch tiền bạc nào đó đủ tiết kiệm tới tối đa để thay đổi văn phòng của bạn? Nếu đưa ra yêu cầu, sếp từ chối vì lý do tài chính thì cần làm sao?

Thứ hai, điều kiện hiện có không thể cải thiện, cần phải thay thế. Bạn không thể yêu cầu đổi ngay cho bạn cái bàn làm việc hay cái ghế chỉ vì… bạn không thích nó. Thay vì ý nghĩ như vậy, hãy nghĩ theo hướng làm sao để nó tốt hơn? Nếu không thể tốt hơn, thì hãy đưa ra các giải pháp cụ thể như chọn mua bàn làm việc hay ghế ngồi ở đâu? Giá thế nào? Đàm phán với sếp mà không có các thông tin thuyết phục, bạn sẽ thua.

Thứ ba, bạn cần để ý đến các giá trị tăng thêm sau khi văn phòng đổi khác. Bản thân bạn hay phòng ban của bạn có thể tăng cường hiệu quả làm việc nếu sau khi thay đổi hoặc trang trí lại văn phòng không? Nếu có thì tại sao? Con số nào thể hiện điều đó? Đừng đưa ra yêu cầu với khái niệm chung chung kiểu như văn phòng mà tốt hơn bạn sẽ làm việc tốt hơn… Thật “trẻ con”!

Thứ tư, gia tăng vai trò hoặc sức nặng của bạn nếu bạn quá “nhẹ”. Nếu giả sử bạn chỉ là nhân viên bình thường, hãy ngồi và làm việc với sếp trực tiếp, và cùng đồng đội đưa ra kế hoạch tác chiến. Nếu bạn là “sếp nhỏ”, hãy tìm sự đồng thuận từ nhân viên đề ngồi đề đạt với sếp lớn, chứ không phải tạo áp lực.

Thứ 5, “đàm phán” phải từ thái độ chân thành và cởi mở, không phải là ép buộc sếp, nếu không, bạn sẽ “tèo”.

Nếu thay đổi văn phòng, cần những gì?

Sau khi giải quyết được 5 vấn đề trên, bạn có thể nhấc máy gọi đến số hotline: 0983.117.896 để có được thiết kế nội thất văn phòng phù hợp nhất.

Đừng để sếp nghĩ bạn là kẻ luôn “thích đòi hỏi”.

Tổng kết lại, tôi biết rằng hầu hết những người đi làm đều thích một không gian làm việc hoàn hảo, nhưng lại không có mấy người dám nói ra, dám đề xuất. Hơn nữa, cách họ đề xuất, cách họ nghĩ hầu hết đều lệch khỏi trục tư duy giá trị của sếp, đa phần đều rất chung chung. Hi vọng, với vài cái ngu kiến của tôi ở trên, bạn sẽ nhận được cái gật đầu của sếp, giải quyết bất đồng quan điểm với sếp một cách êm thấm.

Vui lòng đánh giá nội dung
Bài mới cập nhật
Kinh nghiệm thiết kế hội trường 500 chỗ ngồi

Thiết kế hội trường 500 chỗ ngồi cần diện tích từ 500 – 700 m2...

Tiêu chuẩn thiết kế phòng hội trường 600 chỗ ngồi

Thiết kế hội trường 600 chỗ cần diện tích trung bình trong khoảng 600 –...

Tiêu chuẩn thiết kế hội trường 100 chỗ ngồi khoa học

Thiết kế nội thất hội trường 100 chỗ ngồi cần diện tích tối thiểu 375m2...

Trả lời