Tiêu chuẩn thiết kế hội trường đa năng

0f91174b0ae8f6b6aff9

Nội dung chính:

Thiết kế hội trường đa năng là loại hình thiết kế đảm bảo các yếu tố về công năng, chức năng, kết cấu tổ chức cũng như sự khoa học với các trang thiết bị hiện đại. Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các loại hình thiết kế hội trường đa năng. 

Thiết kế hội trường 100 chỗ, 300 chỗ, 500 chỗ, thiết kế hội trường ubnd xã, phường, thị trấn, thành phố….Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu để rõ hơn về tiêu chuẩn thiết kế hội trường đa năng. Trong thiết kế hội trường thì điều quan trọng nhất là ghế hội trườngbàn hội trường. Đây là 2 vật dụng quyết định đến 80% tính thẩm mỹ của cả căn phòng.

Mục lục:

Tiêu chuẩn thiết kế sân khấu và khu vực khán giả

 1. Tiêu chuẩn về thiết kế sân khấu

 2. Khu vực khán giả

 3. Tiêu chuẩn ghế ngồi khán giả

Tiêu chuẩn về sự an toàn

Tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng trong hội trường

 1. Về ánh sáng

 2. Về âm thanh

Tiêu chuẩn cách âm, tiêu âm hội trường

 1. Tiêu âm

 2. Cách âm

 3. Giải pháp thực hiện để cách âm bao gồm

Tiêu chuẩn thiết kế sân khấu và khu vực khán giả

1. Tiêu chuẩn về thiết kế sân khấu

– Sân khấu bao gồm 2 phần:

Sân khấu: Bục phát biểu hoặc biểu diễn

Hậu trường: Nơi diễn ra các hoạt động chuẩn bị và phục vụ biểu diễn. 

Kích thước tiêu chuẩn của một sân khấu phụ thuộc vào không gian hội trường. Cụ thể với từng quy mô bạn có thể tham khảo ở bảng sau:

Trong đó:  

  • 1 – chiều rộng sân khấu (m)

  • h – chiều cao sân khấu (m)

Chiều cao mặt sàn diễn so với mặt sàn trước hàng ghế đầu tiên là 0,95 – 1,15m. Mặt sàn diễn phải bằng gỗ dày 4cm, bằng phẳng, không có khe hở, cấu tạo sàn đòn gánh đàn hồi.

Hội trường cũng có thể có sân khấu phụ. Hai sân khấu phụ ở 2 bên phải và trái sân khấu có diện tích, kích thước tương đương với sân khấu chính.

Chiều cao sân khấu phụ bằng chiều cao miệng sân khấu chính cộng thêm 2,4m. Trên suốt chiều cao đó không được có kết cấu cố định hoặc đường dây ngăn cản chuyển dịch ngang của các bài trí, phông cảnh từ sân khấu chính sang các sân khấu phụ.

>>>>>>>Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế hội trường mới nhất 2020

                                  Kinh nghiệm thiết kế hội trường 300 chỗ ngồi theo tiêu chuẩn

Thiết kế hội trường đa đăng tại Hà Nội

– Cách bố trí sân khấu cơ bản:

  • Bục phát biểu: Đặt góc bên phải gần sát mép sân khấu khi nhìn từ hướng khán giả.

  • Bục đặt tượng Bác Hồ: Đặt sát và cùng trục với dải cờ đỏ sao vàng. Bàn trang trí để hoa và phần thưởng đặt sát phông hậu.

  • Băng cờ: Nằm ở bên trái phông hậu, diện tích nên chiếm khoảng gần 1/3 tổng chiều dài phông phía sau.

  • Khung chữ và biểu tượng, logo: Đặt phía dưới sao vàng, bên phải phông, rèm và cao hơn đầu người phát biểu.

  • Lưu ý: Đây là cách bố trí cơ bản, tùy thuộc chức năng hoặc tính chất hội trường thì cách bố trí có thể thay đổi.

– Yêu cầu đối với phông rèm:

  • Phông rèm được làm từ những chất liệu khó bắt cháy

  • Phông rèm được thiết kế gọn gàng, không làm rườm rà, ảnh hưởng đến các hoạt động trên sân khấu

  • Phông rèm chỉ được cố định mép trên, mép dưới để tự do

  • Phông rèm không sát đất, cách nền 15cm.

2. Khu vực khán giả:

Khu vực này gồm: khu vực dành cho khán giả ngồi xem, khu vực mua vé, lối đi, nơi gửi đồ, hành lang, sảnh nghỉ, phòng phụ trợ, cầu thang và các không gian đặc thù khác.

Diện tích phần khán phòng tùy thuộc vào số lượng chỗ ngồi mà đơn vị muốn thiết kế, nhưng cần đảm bảo tối thiểu 3-5m3/ khán giả.

3. Tiêu chuẩn ghế ngồi khán giả:

  • Chiều rộng (khoảng cách thông thuỷ giữa hai tay ghế): 45 – 55 cm.

  • Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): 45 – 55 cm.

  • Chiều cao mặt ghế so với sàn: 40 – 45 cm.

Các hàng ghế hội trường được thiết kế tối đa là 10-12 ghế trong điều kiện có lối đi vào từ cả hai đầu và tối đa 5-6 ghế trong điều kiện có lối đi vào từ một đầu. Trong một số thiết kế, các dãy ghế hội trường có thể dài hơn, nhưng chúng tôi thấy rằng số lượng ghế này là phù hợp, đảm bảo cho sự thuận tiện khi di chuyển.

Khi bố trí ghế, cần lưu ý rằng các dãy ghế phẩu cách tường ít nhất 40 cm. Khoảng cách đi lại giữa hai hàng ghế: 40-60 cm. Khoảng cách từ trung tâm chân đỡ của ghế này với trung tâm chân đỡ của ghế bên cạnh trong cùng hàng là 53-60cm.

Giữa các dãy ghế, cần đảm bảo có các lối đi lại, lối đi lại cần có kích thước tối thiểu là 1m.

>>>>> Xem chi tiết: 

Tiêu chuẩn về sự an toàn

Trong thiết kế xây dựng, yếu tố an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu. Hội trường càng lớn với số lượng hàng trăm hàng nghìn chỗ ngồi là nơi tập trung đông người, vì vậy phải tính toán đến phương án di tản người phòng khi có sự cố xảy ra. 

Hầu hết các việc thiết kế hội trường đều phải thiết kế những vị trí cửa cho phép di tản đồng loạt, tính theo tỷ lệ ít nhất 30m2/100 khán giả. Trước các khu vực di tản, cần chú ý không được bố trí tường rào hay bất cứ vật cản trở khi di chuyển với lượng người đông để tránh trường hợp tắc nghẽn và gây hoảng loạn nếu có sự cố xảy ra. 

Mỗi hội trường ít nhất phải bố trí tối thiểu 3 cửa thoát hiểm và phải có biển báo phát sáng để mọi người có thể dễ dàng di chuyển đúng hướng khi trường hợp khẩn cấp. Phía bên ngoài cửa thoát hiểm phải hướng ra một không gian mở khác (không tính các lối ra vào của phương tiện công cộng, xe chuyên dụng – chữa cháy, cứu thương, ô tô…). 

Bắt buộc phải tạo khoảng cách giữa hội trường so với mép đường giao thông. Quy định, mặt trước của hội trường phải có khoảng cách ít nhất 150cm/100 khán giả và trên 15m đối với hội trường ngoại cỡ A, B.

Những công trình phụ trợ như: garage, kho xăng dầu, chất nổ … không được bố trí bên trong hội trường. Vì những công trình này dễ gây nguy hiểm khi có nhiều khán giả, những người tham gia các hoạt động diễn ra bên trong hội trường.

Dự án thiết kế và thi công hội trường đa năng đẹp, hiện đại

Tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng trong hội trường

1. Về ánh sáng

Hệ thống ánh sáng của mỗi loại hội trường đều bao gồm 2 mảng chính là ánh sáng tổng thể (chiếu sáng không gian) và ánh sáng sân khấu (chiếu sáng cho sân khẩu, nơi diễn ra các hoạt động chính). Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng trong hội trường cần đảm bảo 300 – 500 lux.

Với phông màn sân khấu của các hội trường dành cho hội họp, hội thảo thì ánh sáng cần đảm bảo đủ sáng rõ, không nhất thiết phải có đèn màu.

Với những sân khấu hội trường dành cho biểu diễn nghệ thuật, giải trí thì ánh sáng phải đảm bảo yếu tố nghệ thuật. Các ánh đèn màu, đèn nháy, ánh sáng thay đổi linh động trong từng hoạt cảnh mang yếu tố nghệ thuật giải trí cao.

Ánh sáng được chiếu ra từ nhiều hướng khác nhau nhưng chủ yếu được phát ra từ các bên đối xứng hoặc từ 4 phía, hoặc chỉ hướng đến phần mục trên sân khấu. Ánh sáng hội trường cần đảm bảo việc phân bố đều, đủ và rộng, tránh sự phân bổ thiếu khoa học khiến người nhìn bị đau mắt do thiếu ánh sáng, hoặc ánh sáng quá chói, quá tối.

Nên tận dụng các nguồn sáng tự nhiên nếu hội trường có thiết kế mở với nhiều cửa sổ hoặc tường kính, kèm theo đó phải có hệ thống rèm che khi muốn hạn chế nguồn sáng.

Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng, phải bố trí đèn sàn hoặc đèn tường hắt sáng hai bên lối đi trong suốt quá trình diễn ra sự kiện để người tham dự có thể ra vào khi cần thiết.

2. Về âm thanh

– Những thiết bị trong hệ thống âm thanh hội trường:

Thiết bị âm thanh đầu vào: Micro chuyên dụng (Micro có dây, Micro không dây), các loại nhạc cụ (đàn, trống)…

Thiết bị xử lý âm thanh trung tâm: Rất đa dạng và phong phú về cách thức lắp đặt cũng như kết nối. Nó có thể đơn giản chỉ là một Amply liền Mixer nhưng cũng có thể bao gồm: Bàn Mixer – Amply – Cục đẩy công suất, Equalizer, Professor… 

Thiết bị âm thanh đầu ra: Là các loa sân khấu hay loa hội trường có công suất lớn đồng thời có kích thước lớn, đặc biệt là loa bass.

– Yêu cầu âm thanh hội trường:

Âm thanh hội trường đạt chuẩn phải đảm bảo phủ đều âm thanh để tất cả người ngồi trong hội trường đều nghe thấy ở mức độ to rõ và mức độ chênh lệch âm lượng tại các vị trí khác nhau trong hội trường không đáng kể. 

Không được có hai âm thanh phản xạ tiếp theo nhau đến tai người nghe ở bất kỳ điểm nào trong phòng khán giả với độ chênh lệch 0,05 giây. Phải đảm bảo thời gian âm vang thực tế của phòng không chênh lệch quá 10% so với thời gian âm vang tốt nhất.

Chất lượng âm thanh phải đảm bảo nghe được tiếng rõ ràng, không có tạp âm, không xảy ra hiện tượng vang dội, gây hú. Loa phải được đặt ở vị trí hợp lý, hướng về phía khán phòng để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc phát âm thanh. 

– Nguyên tắc để xác định được vị trí đặt loa:

  • Đặt cách xa tường và sàn nhà để tránh tiếng dội của âm trầm.

  • Dùng tai nghe để kiểm tra khoảng cách các loa cho phù hợp. Hai loa tạo thành một tam giác đều là hợp lý.

  • Đặt loa hướng về phía người nghe.

  • Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai của người nghe.

  • Khoảng trống sau lưng của người nghe càng lớn càng tốt. Có thể đặt một tấm hút âm bằng vải hoặc xốp để chống các âm thanh dội từ tường lại.

  • Để đạt tiêu chuẩn đó thì hội trường cần có thiết kế tiêu âm và cách âm tốt để âm thanh trong hội trường phát tán đều, không bị dội lại gây chói tai người nghe. Nhờ đó, âm thanh đảm bảo nghe rõ ràng, tần suất âm thanh dội lại không quá mạnh.

Tiêu chuẩn cách âm, tiêu âm hội trường

1. Tiêu âm

Trong hội trường thường xảy ra hiện tượng phản xạ âm (tạo tiếng vang). Âm phản xạ này thường ngược pha so âm tới phát ra từ loa tạo nên cộng hưởng âm hoặc triệt tiêu âm ở các vị trí các nhau trong phòng khiến âm thanh không còn trung thực.

Giải pháp khắc phục là sử dụng ốp tiêu âm dùng cho hội trường. Loại vách ốp gỗ tiêu âm này thường được làm từ gỗ Veneer, Melamine, nỉ, ốp trứng hoặc Sonic. Những tấm gỗ này được đục lỗ hoặc xẻ rãnh để thu một phần âm thanh đến và đi vào phía bên trong. 

Âm thanh đi vào trong sẽ gặp các vật liệu tiêu âm nằm phía sau lớp vách và bị triệt tiêu. Nhờ vậy âm thanh vừa đảm bảo vẫn có thể đến tai người nghe nhưng không quá chói khiến họ có cảm giác khó chịu.

Một số vật liệu tiêu âm khác đơn vị có thể sử dụng là: Thạch cao, cao su non…

>>>>>> Xem thêm: 

Tìm hiểu các biện pháp tiêu âm tường giảm tiếng ồn hiệu quả

Một số giải pháp tiêu âm cho phòng họp chuyên nghiệp

Mút cách âm có những loại nào? Ưu nhược điểm của mỗi loại?

Nội thất hội trường đa năng

2. Cách âm

Cách âm được hiểu đơn giản là ngăn không cho âm thanh từ phòng này lọt ra bên ngoài, đồng thời cũng cản trở âm thanh từ bên ngoài lọt vào trong phòng. 

Theo vật lý, âm thanh là những dao động cơ học, lan truyền dưới dạng sóng và đi qua cả 3 môi trường: rắn, lỏng, khí. Trong 3 môi trường, môi trường truyền âm tốt nhất là rắn, và khó nhất là khí. Việc truyền âm càng gặp trở ngại trong môi trường có sự kết hợp giữa rắn và khí. 

Vì vậy, người ta đã lợi dụng vào tính chất này để tạo nên hệ thống cách âm. Người ta sử dụng đan xen các vật liệu rắn và khí cho hệ thống cách âm, khiến cho âm thanh đi vào sẽ liên tục phải thay đổi môi trường truyền âm. Âm thanh đi từ môi trường rắn sang khí sẽ tạo thành một phản xạ âm khiến cho âm truyền bị giảm đi. Qua nhiều lần như vậy, âm thanh sẽ bị hấp thụ hoàn toàn.

3. Giải pháp thực hiện để cách âm bao gồm:

Cách âm cho cửa sổ, cửa chính và cửa ban công: Trước tiên phải xác định và xử lý các khe hở để đảm bảo âm thanh không lọt qua được, các khe hở này thường ở khe cửa, cạnh cửa

Tiếp đến gắn các dải cao su, xốp, bơm silicon kín để ngăn chặn các nguồn rò rỉ âm thanh. Hoặc có thể làm cửa kính 2 lớp cách nhau bằng lớp khí trơ; Gỗ dày hoặc nhiều lớp; Gỗ bọc vật liệu xốp như mút hoặc nỉ.

– Cách âm cho sàn: Sử dụng những chất liệu tiêu âm tốt như thảm trải sàn nhà , sàn gỗ, sàn nhựa… Nếu dùng sàn gỗ thì khi thi công nên gắn dưới lớp gỗ sàn thêm lớp lót đàn hồi như cao su non, hoặc sàn gỗ lát trên khung xương.

– Cách âm cho trần: Để giảm tiếng ồn từ tầng trên xuống có thể sử dụng hệ thống trần thạch cao. Trần thạch cao cách trần bê tông 1 lớp không khí và quan trọng là phải kín không có khe hở trên trần thạch cao. Khi lắp đèn âm trần chú ý đến các khe hở và chọn loại đèn có độ sâu không nhiều để hạn chế việc khoét sâu, chú ý xử lý các mối nối và khe hở để đảm bảo cách âm được hiệu quả.

– Cách âm tường vách: Tường càng dày thì khả năng cách âm càng cao. Vật liệu sử dụng cách âm là vật liệu đặc như thạch cao, gạch vữa, gỗ.

Những tiêu chuẩn thiết kế hội trường được quy định bởi Bộ Xây dựng là cơ sở để các đơn vị thi công nắm được và hiểu rõ các quy định, từ đó thiết kế ra các hội trường đạt chuẩn, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhu cầu sử dụng.

Nội thất Đức Khang là 1 trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thiết kế hội trường tại Việt Nam. Đơn vị đã thiết kế hàng trăm hội trường xã, huyện, tỉnh, hội trường công ty và hội trường đại học. Trên 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên tận tình, chuyên nghiệp, Đức Khang luôn cam kết đảm bảo tiến độ thi công, thiết kế hội trường đẹp, sang trọng, chuẩn đến khách hàng.

 

Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ tới:

Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang

Trụ sở chính: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.  

Hotline: 0915 256 266 – 096 727 6668 – 0981 503 868

Gmail: noithatduckhang@gmail.com

Vui lòng đánh giá nội dung