Tiêu âm hội trường là việc vô cùng cấp thiết bởi vì nơi đây diễn ra nhiều hoạt động lớn, tập trung đông người và sử dụng các thiết bị âm thanh tần số lớn nên dễ tạo ra tiếng vang và tiếng ồn ảnh hưởng đến hoạt động đang diễn ra. Do đó, khi xây dựng hội trường không thể thiếu công việc thi công xử lý tiêu âm hội trường.
Tại sao cần tiêu âm hội trường?
Những yếu tố tạo ra âm thanh có thể kể đến như: hệ thống loa đài, người phát biểu trên khán đài, từ khách mời trong khán phòng,.. tất cả sẽ thành đống hỗn độn, chồng chéo của hàng loạt các loại âm thanh. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này đó chính là tiêu âm.
Tiêu âm tốt giúp bảo vệ sức khỏe mọi người
Cường độ âm thanh được quy định bởi tần số, bước sóng, chu, kì và vận tốc lan truyền, cường độ này càng lớn càng ảnh hưởng đến tai của mỗi người. Cường độ an toàn cho tai người là <65dB, nếu tiếp xúc với cường độ âm thanh >85dB trong khoảng hơn 6 giờ mỗi ngày sẽ gây ù, đau nhức tai, >140dB sẽ gây điếc.
Xử lý tiêu âm hội trường tốt giúp giảm tác động xấu đến thính giác, căng thẳng đầu óc, mệt mỏi, mất tập trung,…của người tham gia.
Tiêu âm giúp tăng chất lượng sự kiện tổ chức trong hội trường
Hội trường càng đông thì tiếng ồn vang lại, ù ù càng tăng theo cấp số nhân, khiến cho người nói và người nghe không đạt tới hiệu quả giao tiếp mong muốn. Điều này diễn ra trong thời gian dài khiến tâm trạng người nghe trở nên mệt mỏi, chán nản.
Kết quả,người nói thì cố nói to hơn còn người nghe căng tai ra nghe, gây ức chế, khó chịu cho người tham gia, giảm chất lượng sự kiện, chương trình tổ chức trong hội trường. Cách giải quyết tối ưu nhất chính là sử dụng các vật liệu tiêu âm hội trường để giảm tạp âm và thanh lọc âm thanh tốt hơn, giúp tạo các sự kiện tổ chức trong hội trường đạt hiệu quả.
Cách xử lý tiêu âm hội trường chuyên nghiệp
Tiêu âm trần hội trường
Tiêu âm trần hội trường
Âm thanh tác động đến trần sẽ xả ra 2 hiện tượng:
- Phản xạ, dội ngược lại âm thanh: Khiến âm thanh bị méo mó, không tròn âm. Giải pháp: thay vì để trần ở dạng bằng, nên vát nghiêng trần để đổi hướng phản xạ của âm thanh.
- Tụ âm: Thường gặp ở trần hội trường cong lõm (dạng mái vòm), trong trường hợp này nên điều chỉnh độ cong của trần so với chiều cao hoặc tăng cường sử dụng các cấu kiện chu kỳ dạng cong lồi ở ban công, dãy ghế, lô ghế,.. giúp âm thanh được khuếch tán tốt hơn tới các vị trí trong hội trường.
Tiêu âm tường bên hội trường
Nên bố trí tường phân chia chu kì (bề mặt gấp khúc) để đạt hiệu quả tiêu âm hội trường và khuếch đại âm tốt hơn. Những mặt nghiêng đối diện với nguồn âm cần xử lý với vật liệu hút âm 100%, ví dụ bố trí tấm tiêu âm bọc nỉ hay gỗ tiêu âm để không cho các âm thanh phản xạ trở lại.
Tiêu âm tường bên hội trường với các đường lượn sóng đẹp mắt
Ngoài ra có thể lựa chọn các vật liệu tiêu âm hội trường khác như xốp XPS, mút xốp gai, mút xốp trứng tiêu âm với phương pháp thi công nhiều lớp. Rèm nội thất cũng là một giải pháp đáng lưu tâm trong trường hợp này.
Tiêu âm tường bằng ốp gỗ tiêu âm
Những mặt nghiêng đối diện với khán giả xử lý với vật liệu phản âm để tận dụng năng lượng phản âm bậc 1 cho các dãy ghế cuối phòng, nâng cao độ rõ. Có thể dùng vách gỗ dán để trường âm khuếch tán cao.
Tiêu âm tường hậu hội trường
Phần tường hậu phía cuối hội trường nên sử dụng vách tiêu âm veneer hoặc các vật liệu hút âm mạnh như: bông khoáng, mút trứng, mút gai… Bố trí trên tường sau và lan can ban công phòng thính giả, ngăn âm thanh phản xạ liên tục từ trần, tường sau (hoặc tường lan can ban công) gây ra tiếng dội khó chịu.
Tiêu âm sàn hội trường
Độ dốc của sàn tạo nên chất lượng âm thanh hội trường. Khi âm thanh lan truyền dọc theo một bề mặt hút âm, một phần năng lượng âm sẽ bị hút bởi bề mặt này. Tia âm càng đi gần bề mặt, sự hút âm xảy ra càng mạnh gây biến đổi âm sắc, đồng nghĩa với việc ở những hàng ghế càng xa khán đài, mức độ âm thanh càng bị giảm đi, biến đổi nhiều hơn. Giải pháp là:
- Nâng cao vị trí của nguồn âm
- Nâng cao độ dốc của sàn. Độ dốc sàn càng lớn, càng giảm bớt sự hút âm thanh từ hàng ghế khán giả.
Khi chọn và bố trí các vật liệu tiêu âm hội trường, bạn nên chú ý đến tính thẩm mỹ của chúng sao cho phù hợp với thiết kế chung của hội trường. Màu sắc, chất liệu, kiểu dáng đồng bội và hài hòa với nội thất hội trường: bàn ghế, thảm trải sàn, rèm sân khấu, bục tượng bác,…
Khi xây dựng các hội trường, nhà hát, rạp chiếu phim người ta thường chú trọng về thiết kế xử lý âm thanh đó là giải pháp tiêu âmhội trường và cách âm.
Cách âm hội trường là giải pháp bảo vệ không gian đặc biệt này khỏi những ảnh hưởng của tiếng ồn bên ngoài hoặc ngăn âm thanh bị lọt ra, làm giảm âm lượng trong khán phòng, ảnh hưởng đến những người xung quanh. Để làm được điều này, người ta cần sử dụng đến một số vật liệu có đặc tính cách âm.
Nguyên tắc cách âm, tiêu âm hội trường
Theo vật lý, âm thanh là những dao động cơ học, lan truyền dưới dạng sóng và đi qua cả 3 môi trường: rắn, lỏng, khí. Trong 3 môi trường, môi trường truyền âm tốt nhất là rắn, và khó nhất là khí. Việc truyền âm càng gặp trở ngại trong môi trường có sự kết hợp giữa rắn và khí. Vì vậy, người ta đã lợi dụng vào tính chất này để tạo nên hệ thống cách âm.
Nguyên tắc cách âm là sử dụng đan xen các vật liệu rắn và khí cho hệ thống cách âm, khiến cho âm thanh đi vào sẽ liên tục phải thay đổi môi trường truyền âm. Âm thanh đi từ môi trường rắn sang khí sẽ tạo thành một phản xạ âm khiến cho âm truyền bị giảm đi. Qua nhiều lần như vậy, âm thanh sẽ bị hấp thụ hoàn toàn.
Các loại vật liệu cách âm thường dùng
Bông thủy tinh: Đây là vật liệu phổ biến nhất dùng trong các vách ốp tường, vách ngăn di động… Vật liệu bông thủy tinh được tạo thành từ sợi thủy tinh có dạng trơn hoặc có phủ lớp giấy nhôm, nhựa PVC, vải thủy tinh hoặc vật liệu khác có tác dụng cách âm, hạn chế tiếng ồn và cả cách nhiệt rất tốt.
Cao su non: Cao su non có cấu trúc là các lỗ liti nằm san sát nhau nên có khả năng hấp thụ và triệt tiêu âm hội trường thanh cực tốt. Lý do là bởi trong các lỗ liti có chứa không khí – là loại chất có chỉ số truyền dẫn âm thanh cực thấp. Không chỉ như thế, khả năng khử rung do âm thanh quá lớn gây ra cũng cực kỳ hiệu quả. Trong việc thi công phòng cách âm thì cao su non được lựa chọn để nằm ở lớp trong cùng của các bức tường do hiệu quả gần như tuyệt đối.
Mút xốp cách âm: Đây cũng là một loại vật liệu cách âm khá phổ biến, Ưu điểm của xốp cách âm chính là nhẹ, rẻ tiền và cách âm rất tốt. Nó cũng có khả năng cách nhiệt và điện cực hiệu quả. Người ta thường xây tường cách âm với hai lớp và lót lớp xốp cách âm ở giữa để đạt hiệu quả cao nhất. Và giữa mỗi lớp lại có độ hở nhất định để không khí hỗ trợ tiêu âm hội trường tốt hơn.
Các phương án xử lý cách âm cho từng khu vực
Cách âm cho vách tường
Đối với công trình đang trong quá trình xây dựng thì các kỹ sư thường thiết kế tạo ra một khoảng trống trong tường, sau đó nhét các vật liệu cách âm, tiêu âm hội trường vào khoảng trống đó nhằm mục đích ngăn chặn sự truyền qua của âm thanh.
Đối với vách tường thông thường có sẵn thì chúng ta sẽ bố trí thêm những bức vách cách âm bên ngoài bức tường có sẵn, bức tường này có thể là một hệ thống vách thạch cao hay một hệ thống vách gỗ bên trong có thể lót thêm lớp cao su non hoặc mút xốp cách âm nhằm tăng thêm tính hiệu quả.
Cách âm cho trần
Để giảm tiếng ồn từ tầng trên xuống các kỹ sư xây dựng thường lắp đặt thêm hệ thống trần thạch cao cách trần bê tông 1 khoảng nhỏ và lưu ý những tấm thạch cao này là phải kín và không có khe hở, như vậy mới có thể phát huy được tác dụng cách âm hiệu quả.
Cách âm cho sàn
Để cách âm cho sàn, tránh việc tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến tầng phía dưới, bạn có thể sử dụng những chất liệu tiêu âm hội trường, cách âm tốt như thảm trải sàn nhà , sàn gỗ, sàn nhựa… Nếu dùng sàn gỗ thì khi thi công nên gắn dưới lớp gỗ sàn thêm lớp lót đàn hồi như cao su non, hoặc sàn gỗ lát trên khung xương (ván sàn có khoảng cách với kết cấu sàn bê tông).
Cách âm cho cửa
Cách âm cho cửa khá đơn giản, để xử lý cách âm cho cửa bạn có thể gắn các dải cao su, xốp, bơm silicon kín để ngăn chặn các nguồn rò rỉ âm thanh. Hoặc bạn có thể làm cửa kính 2 lớp cách nhau bằng lớp khí trơ; Gỗ dày hoặc nhiều lớp; Gỗ bọc vật liệu xốp như mút hoặc nỉ…
Cùng với cách âm hội trường, các đơn vị cũng có thể lựa chọn những mẫu ghế hội trường Đức Khang để tạo nên không gian hội trường chất lượng nhất nhé!
Quy trình xử lý cách âm
- Khảo sát không gian hội trường nhằm lên thiết kế các diện tường, sân khấu, đánh giá kỹ thuật hội trường để lựa chọn phương án phù hợp.
- Đưa ra các ý tưởng trang trí các diện tường, tiêu âm hội trường, cách âm đồng thời đề xuất các mẫu ghế để khách hàng lựa chọn.
- Xây dựng bản vẽ kỹ thuật 2D mặt bằng và bản vẽ diện tường, sân khấu của hội trường.
- Triển khai bản vẽ 3D, demo, chỉnh sửa theo ý kiến của khách hàng. Trong thời gian này, khách hàng có thể yêu cầu để được tham quan các không gian hội trường mà Đức Khang đã thi công để lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.
- Báo giá và đàm phán ký kết hợp đồng.
- Sản xuất và thi công: Toàn bộ ốp sẽ được sản xuất tại nhà máy, sơn hoàn thiện chuyển lên công trình, đồng thời đội thi công sẽ triển khai làm xương gỗ, xương sắt và bông thủy tinh. Sau khi xong hệ khung xương, các tấm gỗ hoàn thiện tại xưởng sẽ được chuyển lên để lắp đặt hoàn thiện. Tất cả công đoạn ốp hội trường xong, sẽ được dọn dẹp sạch sẽ để tiến hành lắp ghế hội trường. Việc lắp ghế sẽ chỉ diễn ra trong vòng 4-5 ngày cho tới 10 ngày tùy số lượng ghế.
- Nghiệm thu và bàn giao công trình.
Nếu bạn đang cần một địa chỉ cung cấp các sản phẩm tiêu âm hội trường uy tín hay cần đơn vị thi công tiêu âm hội trường chuyên nghiệp, hãy tin tưởng lựa chọn Nội thất Đức Khang. Công ty có kinh nghiệm nhiều năm và thực hiện thành công nhiều dự án trên toàn quốc.
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...