Việc trồng cây tùng bách trước nhà mang lại rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp như tượng trưng cho sự trường tồn, sức khỏe dẻo dai và khả năng hút tài lộc, mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ. Đặc biệt, cây tùng phù hợp với hầu hết với các mệnh và tuổi, nhưng hợp nhất là người mệnh Kim, Thủy và Thổ.
Đặc điểm của cây tùng bách
Cây tùng bách hay còn được gọi là cây bách tán, cây vương tùng và có tên khoa học là Araucaria Heterophylla và có nguồn gốc từ New Caledonia. Loại cây thuộc cây thân gỗ lớn chiều cao lên tới 50m, đường kính thân khoảng 40 – 60cm và đường vanh khoảng 120cm. Thân cây thẳng đứng, cao và có vỏ ngoài xù xì, cành nhánh của cây mọc ngang, hướng hơi chếch lên trên và tạo thành 6 nhánh trên một vòng tròn và càng lên cao các vòng càng nhỏ dần.
Lá cây có hình vảy, tỏa đều 2 bên cành và xếp song song liên tiếp nhau. Mỗi lá dài từ 5 – 15cm, các vảy xếp cạnh nhau theo hình xoắn, lá còn non thì màu xanh tươi và ngả sang xanh đậm khi già. Hoa của cây tùng bách có màu trắng vàng và bắt đầu nở vào tháng 1 – tháng 2 âm lịch. Quả của cây giống với cây thông, quả có hình cầu và trên bề mặt có nhiều mắt, mỗi mắt có 1 noãn phát triển thành hạt, cây ra quả vào tháng 11 – tháng 12 âm lịch.
Có nên trồng cây tùng bách trước nhà?
Có nên trồng bởi việc trồng cây tùng bách trước nhà mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho sự trường tồn và sức khỏe, hút tài lộc và mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ. Trong phong thủy, cây tùng bách còn có khả năng xua đuổi tà khí, bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều không may mắn. Cùng với đó, cây tùng có tán lá xanh mướt tạo bóng mát và không gian sống trong lành, chúng có hình dáng đẹp giúp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà và tăng giá trị thẩm mỹ.
Cây tùng là một trong 4 loại cây nằm trong bộ tứ quý “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”, theo phong thủy cây tùng tượng trưng cho sự kiên cường, mạnh mẽ và sức sống mãnh liệt. Người ta còn đặt cho cây tùng bách biệt danh “chúa chùm thảo mộc” để tôn vinh khả năng phi thường của chúng khi có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt. Với dáng đứng thẳng của cây được ví như người quân tử, dù cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng vẫn hiên ngang vượt qua.
Bên cạnh đó, cây tùng bách còn được sử dụng để làm cây trang trí ở nhiều không gian như khách sạn, trường học, bệnh viện, trường học… với dáng cao, tán lá gọn gàng giúp tạo vẻ đẹp sang trọng và bề thế cho khuôn viên. Hoặc những chậu tùng bách tán bonsai cũng được nhiều người chơi cây cảnh tìm kiếm, chúng mang lại giá trị thưởng lãm cực kỳ cao và có thể đặt ở 2 bên sảnh nhà hàng, công ty, khách sạn… như thể hiện sự quyền uy và đẳng cấp.
Cây tùng bách còn có công dụng tạo bóng mát, thanh lọc không khí, giảm tiếng ồn và duy trì độ ẩm, bởi chúng có tán lá xếp vòng khá dày, xanh tốt quanh năm và thích nghi được với mọi điều kiện khí hậu. Ngoài ra, gỗ của thân cây tùng bách có đường kính khá lớn và bền nên có thể được dùng để sản xuất vật dụng gia đình, đồ nội thất.
Người mệnh nào, tuổi nào nên trồng cây tùng bách trước nhà?
Cây tùng bách hợp với hầu hết các mệnh và tuổi, nhưng hợp nhất là những người mệnh Mộc, Thủy và Hỏa. Bởi cây có màu xanh thuộc hành Mộc nên theo quy luật tương sinh trong phong thủy Mộc sinh Hỏa, Thủy sinh Mộc thì cây tùng bách hợp với các tuổi này. Sự tương sinh trong ngũ hành sẽ giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe và công việc thuận lợi.
Còn theo ngũ hành tương khắc Mộc khắc Thổ, Kim khắc Mộc nên gia chủ thuộc mệnh Thổ và Kim không nên trồng cây tùng bách để tránh những điều không may.
Như đã nói ở trên, cây tùng hợp với những người thuộc mệnh Mộc, Thủy và Hỏa nên các độ tuổi tương ứng cũng sẽ hợp với cây tùng bách.
- Những người mệnh Mộc sinh năm: 1928, 1929, 1942, 1943, 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003….
- Những người mệnh Thủy sinh năm: 1944, 1966, 1974, 1982, 1996, 2004…
- Những người mệnh Hỏa sinh năm: 1935, 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009…
Những lưu ý khi trồng cây tùng bách trước nhà
Trồng cây tùng bách trước nhà không chỉ mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà còn làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian, nhưng để cây phát triển tốt thì cần phải lưu ý những điều sau:
- Nên chọn vị trí có nhiều ánh nắng mặt trời để cây quang hợp tốt, nhưng cũng không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt.
- Nên trồng cây ở nơi có đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Tránh trồng cây ở những nơi đất quá cứng, dễ gây úng khiến cây không thể phát triển
- Khi trồng nên đào hố sâu và rộng hơn bầu đất, lót một lớp đất tơi xốp ở đáy hố trước khi đặt cây vào. Sau khi đặt cây cần nén chặt đất xung quanh gốc và tưới đẫm nước
- Tưới nước đều đặn cho cây đặc biệt là những ngày nắng nóng, tránh tưới quá nhiều. Bón phân định kỳ để cung cấp dinh dưỡng. Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh
- Hướng trồng cây tùng bách cũng rất quan trọng, nên trồng cây ở những vị trí có hướng tốt, mang lại vượng khí cho ngôi nhà. Số lượng cây cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng, không nên trồng quá nhiều cây hoặc quá ít cây.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc tùng bách trước nhà?
Cây tùng bách là loại cây có khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, nên việc trồng và chăm sóc cũng khá đơn giản.
Cách trồng
Có thể nhân giống cây tùng bách bằng phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt, không thể chiết cành được vì chất nhựa của cây sẽ làm liền các vết khoanh, khiến cành khó ra rễ.
Phương pháp gieo hạt
Cần chuẩn bị đất tơi xốp hoặc có thể trộn thêm phân vi sinh hoặc phân chuồng để tạo dinh dưỡng cho đất. Trước khi gieo hạt cần ngâm vào nước ấm, sau đó rắc hạt lên phần đất đã chuẩn bị. Tưới nước bằng vòi nhỏ để hạt không bị dồn lại, tưới xong thì phủ lên đất 1 lớp rơm hoặc cỏ khô nhằm duy trì độ ẩm cho đất. Khi hạt lên cây con cao khoảng 50cm thì tách ra để đem đi trồng.
Phương pháp giâm cành
Ở phương pháp này thì nên chọn cành ở phần ngọn của cây mẹ, sau đó ngâm cành vào dung dịch kích rễ và đặt vào phần đất đã trộn phân chuồng và phân vi sinh. Trong quá trình này thì cần phải che chắn cẩn thận và giữ ẩm tốt cho đất, như vậy sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Cách chăm sóc cây tùng bách đúng cách
Để cây cao lớn, tán lá xanh mướt thì cần phải chăm sóc kỹ càng, bạn chỉ cần đáp ứng các yếu tố như;
- Ánh sáng: cây tùng bách ưa sáng nên trồng cây ở nơi có điều kiện ánh sáng tốt, nếu trồng trong nhà nên cho cây tắm nắng thường xuyên sẽ giúp cây quang hợp dễ dàng hơn.
- Tưới nước: cây có khả năng chịu mặn và chịu hạn, trong giai đoạn mới trồng nên thường xuyên tưới để cây nhanh bén rễ, tưới 1 lần/ngày. Khi cây trưởng thành thì giảm tần suất tưới xuống.
- Phân bón: cần bón phân thường xuyên để cây phát triển, nên bón phân hữu cơ và phân NPK định kỳ 2 – 3 tháng/lần. Giai đoạn cây non nên hòa loãng với nước tưới, khi cây lớn có thể bón trực tiếp. Không bón sát gốc để tránh sót cây, nên bón cách gốc 15cm.
- Phòng trừ sâu bệnh: sức đề kháng của cây rất tốt nên ít sâu bệnh, nhưng chúng vẫn bị sâu vẽ bùa và rầy mềm phá hoại. Cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời, nếu cây mắc bệnh thì có thể dùng thuốc đặc trị như: Wellof 330EC, Lancer 50SP, Sherzol 205EC…
Như vậy, việc trồng cây tùng bách trước nhà không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên, không gian xanh mát cho ngôi nhà mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Bên cạnh đó, cây tùng bách rất phù hợp với người mệnh Mộc, Thủy và Hỏa giúp mang lại sự bình an, thịnh vượng và sức khỏe dồi dào cho gia chủ.
Xem thêm:
- Có nên trồng cây quế thơm trước nhà? Mệnh và tuổi nào nên trồng?
- Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây thông trước nhà không?
- Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây dạ hương trước nhà?
- Có nên trồng cây sim trước nhà? Người tuổi nào hợp trồng?
- Lan ý ra hoa báo hiệu điều gì? Hợp tuổi nào? Mệnh nào?
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Top 5 mẫu bàn làm việc chân chữ X Đức Khang ấn tượng 2025
Thời gian qua, mẫu bàn làm việc chân chữ X đến từ thương hiệu Nội...
5 mẫu bàn họp chữ nhật 1m8 Đức Khang đẹp hiện đại 2025
TOP 5 mẫu bàn họp hình chữ nhật 1m8 giá rẻ tại Đức Khang: Dưới...
Top 5 mẫu bàn họp oval 1m8 Đức Khang được yêu thích nhất 2025
Top 5 mẫu bàn họp oval 1m8 Đức Khang được yêu thích nhất 2025 Bàn...