Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp phủ Laminate. Bề mặt gỗ Laminate được đánh giá là rất dày dặn, bền chắc giúp bảo vệ phần cốt gỗ bên trong vô cùng hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số thông tin về bề mặt Laminate cũng như ứng dụng của chúng trong sản xuất nội thất.
Bề mặt gỗ Laminate là gì?
Bề mặt Laminate là một loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong ngành nội thất, dùng để phủ lên các loại ván gỗ công nghiệp như ván dăm, MDF, HDF nhằm tăng tính thẩm mỹ và độ bền chắc cho sản phẩm.
Cấu tạo của bề mặt Laminate
Bề mặt Laminate được cấu tạo từ nhiều lớp, ép chặt với nhau dưới áp suất và nhiệt độ cao, tạo thành một tấm phẳng cứng cáp với các lớp chính bao gồm:
- Lớp phủ ngoài (Overlay): Là một lớp keo trong suốt giúp tạo sự ổn định và bảo vệ phần gỗ bên trong khỏi các tác nhân bên ngoài như va đập, trầy xước, tác dụng nhiệt… Lớp phủ ngoài cũng có tác dụng ngăn chặn mối mọt, vi khuẩn có hại, giữ cho nội thất luôn bền màu và dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
- Lớp Decorative Paper: Là lớp giấy trang trí như vân gỗ, vân đá hoặc màu sắc đa dạng giúp tạo bề mặt cho tấm Laminate. Lớp giấy trang trí sau khi được nhúng keo Melamine sẽ được ép với lớp phủ ngoài Overlay dưới nhiệt độ và áp suất cao.
- Lớp Kraft Papers (lớp dưới cùng): Gồm nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau để tạo nên độ dày dặn, bền bỉ cho tấm phủ Laminate. Các lớp giấy này được làm chủ yếu từ bột giấy và các chất phụ gia có tính dai, thô với mục đích điều chỉnh tăng giảm độ dày của tấm phủ Laminate theo yêu cầu.
Ưu, nhược điểm của bề mặt gỗ Laminate
Bề mặt gỗ Laminate được ưa chuộng trong sản xuất nội thất nhờ vào những ưu điểm nổi bật như:
- Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ cao, màu sắc và kiểu dáng đa dạng từ màu trơn cho tới kim loại, ánh nhũ.
- Bề mặt film trang trí của tấm Laminate có chi tiết phong phú, từ vân gỗ tự nhiên, vân sần, giả bê tông, vân nổi hoặc vân đá.
- Loại tấm phủ Laminate có khả năng uốn cong tốt, dẻo dai giúp tạo hình cho nhiều thiết kế nội thất đa dạng.
- Bề mặt gỗ Laminate dày dặn giúp bảo vệ phần cốt gỗ bên trong, giúp tránh được các tác nhân từ bên ngoài như va đập, chống trầy xước. Các tác động từ hóa chất tẩy rửa, ẩm mốc cũng được ngăn chặn hiệu quả.
- Bề mặt Laminate còn có tính năng chịu nhiệt, chịu lực tốt dưới tác động vật lý cực cao góp phần kéo dài tuổi thọ cho nội thất.
- Ngoài ra, bề mặt Laminate còn dễ dàng thi công và tạo hình, giúp tạo sự ấn tượng và độc đáo cho sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên thì bề mặt gỗ Laminate vẫn tồn tại những nhược điểm như giá thành khá cao, vì đây là dòng vật liệu cao cấp. Và yêu cầu nhà sản xuất phải có dây chuyền kỹ thuật công nghệ hiện đại.
Ứng dụng của bề mặt gỗ Laminate trong nội thất
Bề mặt Laminate sở hữu những ưu điểm vượt trội về độ bền, tính thẩm mỹ và giá thành hợp lý nên đã trở thành một trong những vật liệu được ưa chuộng. Nhờ vào khả năng chống trầy xước, chống ẩm, chịu nhiệt tốt và đa dạng mẫu mã nên Laminate được ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm như:
- Bàn làm việc: Laminate giúp bàn làm việc trở nên bền chắc, hiện đại, chịu được tác động của các vật dụng văn phòng và dễ dàng vệ sinh hơn.
- Tủ tài liệu: Với độ bền và khả năng chịu lực tốt giúp bảo vệ tài liệu quan trọng ở bên trong.
- Vách ngăn: Các vách ngăn Laminate giúp tạo không gian làm việc riêng tư, linh hoạt và hiện đại hơn
- Tủ bếp: Là hạng mục nội thất phải ở trong môi trường có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước, nhiệt và dầu mỡ. Nên vật liệu để làm tủ bếp thì phải đạt các tiêu chuẩn chống thấm, chống mối mọt, dễ lau chùi và vệ sinh.
- Sàn gỗ: Sản phẩm có mẫu mã phong phú như giả gỗ, giả đá và chất lượng của chúng cũng được nhiều người đánh giá là có thể sánh với sàn gỗ và đá tự nhiên. Sàn gỗ Laminate còn có ưu điểm vượt trội như chịu lực, chịu nhiệt cao, chống nước, chống bám bụi và dễ lau chùi.
- Kệ tivi: Được làm từ gỗ Laminate với thiết kế khá tinh tế, đường nét đơn giản nên các mẫu kệ tivi Laminate vân gỗ hoặc Laminate có độ bóng cao sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho không gian.
- Tủ quần áo: Các mẫu tủ quần áo gỗ Laminate sang trọng thường kết hợp vân gỗ với màu trắng, giúp tạo nên sự hài hòa mang lại cảm giác thông thoáng cho phòng ngủ.
- Nội thất công cộng: Laminate được sử dụng để làm bàn ăn, quầy bar, tủ kệ… nhờ vào khả năng chịu lực tốt, chống thấm, chống ẩm mốc.
Quy trình sản xuất bề mặt gỗ Laminate
Bề mặt gỗ Laminate là một loại vật liệu composite được tạo ra bằng cách ép nhiều lớp giấy đã được tẩm nhựa dưới áp suất và nhiệt độ cao. Dưới đây sẽ là quá trình để sản xuất ra bề mặt Laminate:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Giấy Kraft là loại giấy có độ bền cao, được dùng làm lớp lõi của tấm Laminate
- Giấy trang trí là giấy in các hoa văn, màu sắc, vân gỗ để tạo nên bề mặt thẩm mỹ cho tấm Laminate
- Giấy Overlay là lớp giấy ngoài cùng, thường trong suốt và có tác dụng bảo vệ lớp giấy trang trí bên dưới
- Nhựa Melamine và Phenolic là 2 loại nhựa chính được dùng để tẩm giấy, tạo liên kết giữa các lớp và tăng cường độ bền cho tấm Laminate.
Bước 2: Tẩm nhựa
Các lớp giấy Kraft được ngâm tẩm trong nhựa Phenolic, còn giấy trang trí được ngâm tẩm trong nhựa Melamine và giấy Overlay được ngâm tẩm trong nhựa Melamine.
Bước 3: Xếp chồng và ép nhiệt
Các lớp giấy đã được tẩm nhựa được xếp chồng lên nhau theo một trình tự nhất định, đặt tấm Laminate vào máy ép nhiệt. Dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao, các lớp giấy sẽ kết dính chặt chẽ với nhau để tạo thành một tấm Laminate cứng cáp.
Bước 4: Làm nguội và cắt tấm
Sau khi đã ép nhiệt thì tấm Laminate sẽ được làm nguội, tấm Laminate sẽ được cắt thành các kích thước theo yêu cầu.
Bước 5: Hoàn thiện
Lúc này tấm Laminate sẽ được kiểm tra chất lượng và hoàn thiện bề mặt.
Giá thành của bề mặt Laminate
Kích thước của tấm Laminate: 1220x2440mm, độ dày từ 0.7 – 1mm. Giá tấm bề mặt Laminate hiện dao động từ 320.000đ – 2.970.000đ/tấm. Tuy nhiên trên đây chỉ là giá tham khảo, bởi giá của bề mặt gỗ Laminate còn phụ thuộc vào chất liệu cốt gỗ, công nghệ sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt, kích thước, độ dày…
Nên để biết được giá chính xác thì hãy liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp, hoặc tham khảo giá cả tại các cửa hàng vật liệu xây dựng và tìm kiếm thông tin trên các website, diễn đàn chuyên về nội thất.
Cách phân biệt bề mặt gỗ Laminate và bề mặt Melamine
Bề mặt gỗ Laminate và Melamine nếu nhìn sơ qua thì sẽ rất khó phân biệt, do đó dưới đây sẽ là cách để phân biệt 2 loại bề mặt gỗ này:
Tiêu chí | Bề mặt Laminate | Bề mặt Melamine |
Cấu tạo | Bao gồm 3 lớp là Overlay, lớp Decorative paper và lớp Kraft Papers. | Gồm lớp giấy nền và lớp keo Melamine |
Độ dày | Laminate sẽ có độ dày khoảng 0.5-0.8mm | Melamine có độ dày rất mỏng chỉ khoảng 0.2-0.3mm |
Khả năng chống xước | Laminate có khả năng chống trầy xước cực tốt, nên bề mặt không bị ảnh hưởng vẫn giữ nguyên các đường vân. | Lớp Melamine khá mỏng nên bị trầy xước xuất hiện lớp cốt gỗ bên trong và sẽ bị mất các đường vân gỗ. |
Catalog | Dựa vào thông tin sản phẩm có trong Catalogue: thông tin, mã sản phẩm, màu sắc, bề mặt phủ Laminate. | Dựa vào thông tin sản phẩm có trong Catalogue: thông tin, mã sản phẩm, màu sắc, bề mặt phủ Melamine. |
Giá thành | – Giá thành cao hơn so với bề mặt phủ Melamine.
– Có sự chênh lệch mức giá dựa theo màu sắc, độ dày,…. |
– Giá thành rẻ hơn so với phủ Laminate.
– Có sự chênh lệch giữa màu sắc, loại vân, tấm Laminate uốn cong (post forming) và tấm Laminate High Gloss – HG đơn sắc |
Công dụng | Gỗ Laminate thì không thể phủ lên mặt gỗ trực tiếp được và nó cần lực ép nhiệt lớn để nén chặt lớp phủ vào cốt gỗ | Gỗ Melamine có lớp nhựa keo phủ trực tiếp lên bề mặt cốt gỗ, lực cần sử dụng để ép không cao |
Cách bảo quản nội thất làm bằng gỗ công nghiệp phủ Laminate?
Ưu điểm của gỗ Laminate là dễ vệ sinh và bảo quản, nhưng để duy trì được tính thẩm mỹ và tuổi thọ của sản phẩm thì việc chăm sóc cũng rất quan trọng. Dưới đây là kinh nghiệm bảo quản nội thất gỗ phủ Laminate:
- Khi lau chùi nội thất nên dùng khăn ướt sau đó lau lại một lần nữa bằng khăn khô, giúp ngăn việc nước đọng lại trên nội thất lâu ngày làm ảnh hưởng tới cốt gỗ
- Khi bày trí đồ decor (tượng, bình hoa, vật dụng có góc cạnh…) thì cần đặt thêm đệm lót để chống trầy xước.
- Nếu dùng sàn gỗ Laminate thì cần đặt thảm lau chân ở lối ra vào, việc này giúp hạn chế bụi bẩn từ giầy bám lên sàn.
- Khi sử dụng hóa chất tẩy rửa, cần đảm bảo hóa chất không đọng lại trên bề mặt nội thất
- Nên pha loãng hóa chất tẩy rửa và dùng khăn mềm khi vệ sinh bề mặt Laminate.
Xem thêm:
- Bề mặt gỗ Melamine là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
- Gỗ MDF là gì? Ưu nhược điểm? Quy trình sản xuất?
- Gỗ veneer là gì? Phân loại? Ưu nhược điểm của gỗ veneer
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...