Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được sử dụng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên vẫn nhiều người chưa thực sự hiểu về loại vật liệu này. Ở bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng hiểu kỹ hơn về gỗ MDF là gì? Ưu nhược điểm cũng như quy trình sản xuất vật liệu xây dựng này. Cùng theo dõi ngay!
Gỗ MDF là gì?
MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, tức là ván sợi mật độ trung bình. Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp, gỗ ép được sản xuất từ các bột gỗ sợi nhỏ thông qua quá trình xử lý bằng cách liên kết chúng với nhau nhờ keo hoặc hóa chất tổng hợp. Hiện nay, gỗ MDF phổ biến gồm các loại gỗ MDF thường, gỗ MDF chống ẩm, gỗ MDF chống cháy… Đây là loại gỗ phổ biến được chọn làm nội thất, giúp mang lại không gian nhà ở hiện đại, sang trọng.
Xem thêm: Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF
Cấu tạo của gỗ MDF?
Gỗ MDF có cấu tạo bao gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, Parafin, chất phụ gia… Cụ thể là:
- Bột sợi gỗ: Đây là thành phần chính và chiếm tỷ lệ lớn nhất, sợi gỗ được nghiền nhỏ từ gỗ tự nhiên và thường là gỗ mềm như thông, bạch đàn.
- Chất kết dính: Thường là nhựa Urea-Formaldehyde, chất kết dính này đóng vai trò liên kết các sợi gỗ lại với nhau giúp tạo nên một tấm ván cứng chắc.
- Parafin: Là một loại sáp giúp tăng cường độ bền vững, chống ẩm và chống mối mọt cho ván gỗ MDF.
- Chất phụ gia khác: Ngoài những nguyên liệu trên thì một vài chất phụ gia khác có thể được thêm vào để cải thiện các tính năng đặc biệt của ván MDF như chất chống cháy, chất chống bám bẩn…
Gỗ công nghiệp MDF có mấy loại?
Trên thị trường hiện nay có 3 loại gỗ MDF khác nhau là gỗ MDF thường, MDF chống ẩm và MDF chống cháy để khách hàng dễ dàng lựa chọn:
Gỗ MDF thường
Đây là loại gỗ phổ biến, được làm từ các sợi gỗ nhỏ và keo UF (Urea Formaldehyde) là chất kết dính để liên kết tạo thành cốt gỗ MDF. Mức chi phí cho gỗ MDF thường ở mức vừa phải nên phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, đồng thời MDF thường sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại gỗ này là dễ bị phồng khi ở nơi ẩm thấp.
Gỗ MDF chống ẩm
Để phân biệt được với gỗ MDF thường thì MDF chống ẩm có lõi màu xanh, chất kết dính bột gỗ là keo MUF, nhựa Phenolic hoặc PMDI thay vì keo UF như thông thường. Nguyên liệu gỗ của MDF chống ẩm được nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia… Điểm nổi bật của loại MDF lõi xanh này là tính năng vượt trội về khả năng chống thấm, chống ẩm cao, độ co giãn đàn hồi tốt… Với các ưu điểm này nên MDF chống ẩm được sử dụng khá rộng rãi và phù hợp với những nơi có điều kiện không khí ẩm ướt, trong đó có thị trường Việt Nam. Chính vì đặc tính chống ẩm tốt nên giá thành của MDF chống ẩm sẽ cao hơn MDF thường.
Gỗ MDF chống cháy
Gỗ MDF chống cháy có phần lõi màu đỏ, đặc tính chống cháy nên đơn vị sản xuất đã cho thêm phụ gia là thạch cao và xi măng, nhằm giảm khả năng bắt lửa. Do đó, gỗ MDF chống cháy sẽ có thời gian bắt lửa lâu hơn thông thường, khi cháy sẽ không tạo nên ngọn lửa lớn. Gỗ MDF chống cháy thường được dùng ở nơi có vị trí cao như văn phòng, chung cư hoặc dùng nhiều trong thiết kế nội thất nhà phố… Nhưng nguyên liệu chính là gỗ, nên vẫn sẽ cháy khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt và nguồn lửa lớn trong thời gian dài.
Giá gỗ MDF là bao nhiêu?
Giá gỗ MDF sẽ phụ thuộc vào đơn vị cung cấp, độ dày, kích thước và loại cốt gỗ. Bảng giá sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào thời điểm, nên bảng giá này chỉ mang tính chất tham khảo:
- Giá MDF thông thường
Kích thước | Độ dày | Giá |
---|---|---|
1220x2440mm | 3mm | 55.000đ |
1220x2440mm | 4mm | 85.000đ |
1220x2440mm | 8mm | 130.000đ |
1220x2440mm | 9mm | 140.000đ |
1220x2440mm | 12mm | 190.000đ |
1220x2440mm | 15mm | 225.000đ |
1220x2440mm | 17mm | 245.000đ |
1220x2440mm | 25mm | 450.000đ |
- Giá MDF phủ melamine
Kích thước | Độ dày | Giá |
1220x2440mm | 9mm | 290.000 – 320.000đ |
1220x2440mm | 15mm | 360.000 – 380.000đ |
1220x2440mm | 18mm | 430.000 – 460.000đ |
1220x2440mm | 25mm | 530.000 – 550.000đ |
* Lưu ý: Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo
Ứng dụng của gỗ MDF trong nội thất
Gỗ MDF là loại ván gỗ công nghiệp được làm từ sợi gỗ ép với mật độ vừa phải, nhờ vào bề mặt phẳng mịn, dễ gia công , màu sắc đa dạng và giá thành hợp lý nên MDF được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất. Gỗ MDF thường được sử dụng để làm tủ bếp, cánh tủ, mặt bàn làm việc nhờ vào khả năng chống ẩm và chịu nhiệt tốt. Hay tủ quần áo, giường ngủ, bàn ghế… nhờ độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra, MDF còn được dùng làm tấm ốp tường, vách ngăn, sàn gỗ để tạo điểm nhấn và mang lại vẻ đẹp ấm cúng, hiện đại cho không gian sống.
Ưu – nhược điểm của gỗ MDF
Ngoài tính ứng dụng cao thì MDF sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể là:
Ưu điểm của gỗ MDF
- Nhờ đặc tính không bị cong vênh, không mối mọt, không co ngót sau thời gian dài sử dụng, nên gỗ MDF phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.
- Sở hữu bề mặt phẳng, nhẵn và mịn màng nên rất thuận lợi cho quá trình gia công, thi công nội thất.
- Vì nguồn gốc gỗ MDF công nghiệp là từ bột gỗ hoặc gỗ vụn có trong tự nhiên, nên rất thân thiện với môi trường.
- Gỗ MDF rất phổ biến trên thị trường nên dễ dàng đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Giá thành gỗ MDF rẻ hơn so với gỗ tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt, sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Nhược điểm của gỗ MDF
- Gỗ MDF công nghiệp không có độ dẻo dai tốt như gỗ tự nhiên
- Không thể chạm khắc và tạo hình như các loại gỗ tự nhiên khác
- Khả năng chịu nước kém
- Gỗ MDF có độ dày giới hạn nên nếu muốn làm các sản phẩm có độ dày như mong muốn, thì phải ghép nhiều tấm MDF lại với nhau.
Các bề mặt gỗ MDF bao gồm những gì?
Gỗ MDF được cấu tạo từ sợi gỗ ép giúp mang lại sự chắc chắn cho nhiều sản phẩm nội thất, nhưng chính lớp phủ bề mặt mới tạo nên sự đa dạng về màu sắc, vẫn gỗ và tính năng của sản phẩm. Sau đây là một số loại bề mặt gỗ MDF phổ biến trên thị trường:
- Melamine: Với bề mặt trơn láng cùng màu sắc đa dạng, dễ dàng vệ sinh, chống trầy xước nên loại gỗ MDF phủ melamine thường được dùng làm tủ bếp, tủ quần áo, bàn làm việc hay vách ngăn…
- Laminate: Có bề mặt cứng cáp, chịu nhiệt tốt, chống trầy xước và chống ẩm cao nên MDF phủ laminate thường được sử dụng để làm mặt bàn, tủ bếp, sàn nhà, các sản phẩm cần có độ bền cao
- Veneer: Lớp phủ này giống như gỗ tự nhiên về vân gỗ, màu sắc giúp mang lại vẻ đẹp sang trọng chính vì thế MDF phủ veneer luôn được dùng để làm tủ bếp cao cấp, nội thất phòng khách hoặc đồ gỗ mỹ nghệ.
- Acrylic: Bề mặt bóng gương, màu sắc tươi sáng và hiện đại nên thường được dùng làm tủ bếp, tủ quần áo, nội thất phòng trẻ em…
So sánh giữa MDF và MFC có gì khác nhau?
MDF và MFC là hai loại gỗ công nghiệp phổ biến được dùng rộng rãi trong sản xuất nội thất, dù cả 2 đều có những ưu điểm riêng nhưng chúng cũng có những khác biệt đáng kể. Dưới đây sẽ là bảng so sánh để khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất:
MDF | MFC | |
Cấu tạo | Được tạo ra từ sợi gỗ nghiền nhỏ ép chặt với nhau bằng keo và các chất phụ gia. Bề mặt thì mịn màng và đồng đều, nên thích hợp cho việc sơn, dán và tạo thành. Trọng lượng nặng. | Được làm từ dăm gỗ ép lại với nhau và phủ melamine ở bề mặt. Phần bề mặt có vân gỗ giả, thường dùng để tạo hiệu ứng giống gỗ tự nhiên. Trọng lượng nhẹ. |
Tính năng | – Bề mặt mịn và đồng đều
– Độ bền của MDF tốt, chịu lực khá ổn và dễ gia công – Chống ẩm thì tùy loại, có loại chống ẩm tốt |
– Bề mặt không được mịn và đồng đều như MDF với kết cấu từ gỗ dăm.
– Độ bền của MFC tốt, chịu lực khá ổn và dễ gia công – Chống ẩm thì tùy loại nhưng vẫn kém MDF |
Ưu điểm | Bề mặt đẹp, dễ sơn, dễ tạo hình và chịu lực tốt | Giá thành rẻ, vân gỗ tự nhiên và dễ thi công |
Nhược điểm | Giá thành cao hơn, một số loại chống ẩm kém | Bề mặt không được nhẵn mịn như MDF, khả năng chống ẩm kém hơn |
Ứng dụng | Sản xuất tủ bếp, tủ quần áo, bàn ghế, vách ngăn, đồ gỗ nội thất cao cấp… | Sản xuất tủ văn phòng, bàn làm việc, tủ tài liệu, đồ gỗ nội thất giá rẻ… |
Quy trình sản xuất gỗ MDF như thế nào?
Khác với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp MDF có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn khác nhau, thường sẽ được sản xuất theo 2 quy trình là phương pháp ướt – phương pháp khô. Cụ thể là:
Phương pháp ướt
- Bước 1: Gỗ có chất lượng cao được phun nước làm ướt, gỗ được nghiền nhỏ dạng vảy (giống như nguyên tắc nghiền bột giấy trong công nghệ sản xuất giấy)
- Bước 2: Vảy gỗ sẽ được rải đều lên mâm ép, để ép nhiệt sơ qua và bước này sản phẩm sẽ được gọi là ván sơ
- Bước 3: Ván sơ sẽ được cho đi qua hệ thống ép cán nhiệt nhằm làm giảm nhiệt lượng nước trong gỗ xuống 50%, giúp cho 2 mặt dính chặt lại với nhau.
- Bước 4: Ván sau khi ép nhiệt sẽ được cắt thành từng khổ có kích thước theo tiêu chuẩn và tiến hành bo góc, bo cạnh.
- Bước 5: Chờ cho ván ép được xử lý nguội thì cho vào máy cắt tỉa, chà nhám và làm mịn 2 bề mặt. Cuối cùng được kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân loại và đóng gói thành phẩm.
Phương pháp khô
- Bước 1: Bột đã nghiền được kiểm tra, tiến hành phân loại chất lượng để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Bột gỗ được trộn với các chất phụ gia như chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ… tạo ra sản phẩm là bột sợi.
- Bước 2: Bột sợi sẽ được trải đều thành 2-3 tầng (tùy vào khuôn của ván ép) thông qua máy rải
- Bước 3: Mỗi tầng bột sợi sẽ được ép nhiệt 2 lần (lần 1 ép đơn lẻ từng lớp, lần 2 ép các lớp với nhau). Nhiệt độ ép của máy gia nhiệt sẽ được điều chỉnh theo độ dày của tấm ván được gia công, đồng thời ngăn chặn tình trạng mối mọt và giúp cho keo hóa rắn một cách từ từ và tặng độ bền.
- Bước 4: Khi tấm MDF đã ép nhiệt sẽ được cắt thành từng khổ, có kích thước khác nhau theo tiêu chuẩn và tiến hành bo góc, bo cạnh. Kích thước tiêu chuẩn của ván MDF là 1220×2440, 1525×2440 và 1830×2440.
Trên đây là những thông tin về gỗ MDF, hy vọng với các chia sẻ hữu ích của Đức Khang sẽ giúp gia chủ hiểu thêm về loại vật liệu này. Và đừng quên liên hệ với Đức Khang nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới dịch vụ nội thất khác nhé.
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Website: noithatduckhang.com
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Xem thêm: Cốt gỗ MFC Vanachai Thái Lan là gì? 5 điều cần biết?
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...