Gỗ veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng, được dùng để dán lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp, tạo ra các sản phẩm như bàn làm việc, tủ tài liệu, kệ sách, giường ngủ, cửa… đạt chất lượng tốt và tính thẩm mỹ cao.
Gỗ veneer là gì?
Gỗ Veneer (gỗ lạng) là gỗ tự nhiên, được lạng mỏng từ thân gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ óc chó…, độ dày trung bình từ 0.5 – 3 mm. Trong nội thất, gỗ Veneer đang dần trở thành nguyên liệu thay thế cho gỗ tự nhiên. Gỗ veneer được tạo ra bằng cách cắt ngang hoặc cắt dọc thân cây gỗ, bề mặt gỗ sẽ được dán lên các bề mặt khác như ván ép, MFC, MDF, HDF, tạo ra sản phẩm với diện mạo đẹp, giữ nguyên các đặc điểm của gỗ như màu sắc, vân gỗ, kết cấu. Việc sử dụng nội thất gỗ veneer giúp tiết kiệm nguyên liệu gỗ hơn rất nhiều so với dùng nội thất gỗ nguyên khối.
Các loại gỗ veneer được ưa chuộng hiện nay?
Thực tế trên thị trường có rất nhiều loại gỗ veneer khác nhau và không xác định chính xác số lượng cụ thể. Bởi gỗ được lạng từ gỗ tự nhiên, mà gỗ tự nhiên trong tự nhiên có vô vàn loại. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam thì các loại gỗ veneer được ưa chuộng và đánh giá cao nhất vẫn là: Gỗ veneer sồi, gỗ veneer tần bì, gỗ veneer óc chó, gỗ veneer xoan đào, gỗ veneer gõ đỏ… Mỗi loại gỗ veneer lại có các đặc tính: màu sắc, kết cấu, vân gỗ, giá thành, độ bền khác nhau.
Ứng dụng của gỗ veneer trong ngành nội thất
Veneer ngày nay được ứng dụng trong ngành sản xuất nội thất rất phổ biến. Các sản phẩm được làm từ cốt gỗ MFC, MDF, HDF dán veneer thông dụng bao gồm:
- Bàn làm việc nhân viên, bàn làm việc giám đốc, bàn học.
- Kệ tủ trang trí
- Giường, ghế
- Cửa ra vào
- Mặt sàn
- Ốp tường và trần nhà
- Làm nhạc cụ như đàn violin, guitar…
Gỗ veneer giá bao nhiêu?
Giá gỗ veneer phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại gỗ veneer sử dụng, cốt gỗ dán veneer là gì, độ dày của tấm veneer…
- Hiện nay trên thị trường, với gỗ MDF phủ veneer tần bì 1m độ dày 3ly là 255.000đ, độ dày 5.5ly là 330.000đ, độ dày 9ly là 450.000đ, độ dày 12 ly là 500.000đ…
- Với gỗ MDF phủ veneer óc chó 1m độ dày 3 ly là 440.000đ, độ dày 9ly là 480.000đ
- Với gỗ MDF phủ veneer sồi 2m độ dày 17ly là 710.000 – 740.000đ tùy loại…
Gỗ veneer khác gì so với gỗ tự nhiên nguyên khối?
Những năm trở lại đây, gỗ tự nhiên đã dần dần cạn kiệt bởi sự khai thác, tàn phá của con người, các sản phẩm khác bắt đầu xuất hiện và thay thế gỗ tự nhiên một cách hoàn hảo, nổi bật hơn cả đó là gỗ veneer, vậy veneer và gỗ tự nhiên khác nhau như thế nào?
Gỗ veneer | Gỗ tự nhiên |
Gỗ veneer thực chất vẫn là gỗ tự nhiên, tuy nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên.1 cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer. Nếu cây gỗ dày 300mm và rộng 200mm dài 2500mm thì sẽ lạng ra khoảng 1500 – 3000m2 gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt. Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ Veneer không khác gì gỗ tự nhiên | Là loại gỗ thịt được xẻ ra từ cây gỗ trong rừng và về chế biến thành gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên nguyên khối sau khi ngâm tẩm sấy có thể làm các loại sản phẩm nội thất theo yêu cầu. |
Ưu điểm của gỗ Veneer: Giá thành rẻ hợp lý, một cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ veneer có thể sản xuất ra rất nhiều bàn ghế… Gỗ veneer chống cong vênh, mối mọt và có bề mặt sáng, có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại… mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình. Nếu sử dụng cốt gỗ Finger (tức là cốt gỗ thịt tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ. | Ưu điểm của gỗ tự nhiên là chắc chắn, bền và đẹp. |
Nhược điểm của gỗ veneer: Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, dễ bị nứt, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt. Bởi vậy các nội thất làm từ gỗ cần được bố trí ở nơi khô ráo, thông thoáng, không bị nước tràn vào, ít phải di chuyển. | Nhược điểm gỗ tự nhiên: Nội thất gỗ tự nhiên giá cả rất cao, hay bị cong vênh, mối mọt, nứt toác nếu không có quy trình ngâm tẩm sấy tốt. Tiếp nữa là nguồn gỗ ngày càng cạn kiệt thì gỗ tự nhiên ngày càng hiếm, việc dùng gỗ tự nhiên nhiều sẽ hủy hoại môi trường sinh thái và làm gia tăng nhiệt độ của trái đất. |
Ở các nước hiện đại như châu Âu, châu Mỹ, hoặc một vài nước phát triển tại châu Á, việc dùng gỗ Veneer vào chế tạo các sản phẩm nội thất đã có từ cách đây 30-40 năm, khi họ ý thức được rừng ngày cạn kiệt, họ thấy rằng gỗ Veneer có rất nhiều ưu điểm vượt trội mà lại cứu được môi trường sống của họ, cứu được sạt lở đất và sự nóng lên của trái đất nên họ chuyển sang dùng nhiều, vậy tại sao chúng ta lại không làm theo họ, chúng ta đừng nên hủy hoại chính môi trường sống của chúng ta.
Quy trình sản xuất nội thất dán gỗ veneer?
Ở phần trên bài viết chúng ta đã tìm hiểu gỗ veneer là gì? Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được quy trình sản xuất gỗ veneer cũng như quy trình làm nội thất dán gỗ veneer. Dưới đây là các bước cụ thể để quý vị có thể tham khảo:
- Bước 1: Chuẩn bị cây gỗ thịt: gỗ xoan đào, óc chó, tần bì, gõ đỏ, sồi. Các loại cây này cần được tác vỏ, ngâm, bỏ nhựa, sấy hoặc phơi khô.
- Bước 2: Sử dụng máy cắt chuyên dụng để tiến hành lạng gỗ tạo thành các lát mỏng dày từ 0.5 – 3mm.
- Bước 3: Đem các lát gỗ lạng mỏng vừa thu được đem sấy công nghiệp, không đem phơi nắng vì như vậy dễ khiến lát gỗ bị gãy giòn, cong vênh.
- Bước 4: Tiến hành lăn keo lên cốt gỗ công nghiệp (MFC, MDF, HDF) sau đó dán gỗ veneer lên bề mặt cốt gỗ đã được phủ keo. Loại keo sử dụng là UF với thành phần chủ đạo là hợp chất NH4CL có độ kết dính cao, khô nhanh, không độc hại, không thấm nước.
- Bước 5: Sử dụng máy ép nguội hoặc cán nóng để ép gỗ veneer dính chặt cốt gỗ, sau đó dùng máy chà nhám để xử lý bề mặt, đánh bóng.
- Bước 6: Kiểm tra sản phẩm và đem đi phân phối, tiêu thụ
Nắm bắt được thị hiếu vô cùng lớn của thị trường trong thế kỷ 21, Công ty CP nội thất Đức Khang đã được thành lập từ năm 2007 với khởi điểm là sản xuất các sản phẩm liên quan đến đồ gỗ Veneer như cửa gỗ Veneer, ốp gỗ Veneer, bàn giám đốc gỗ veneer… chất lượng cao đến tay khách hàng. Để xem thêm rất nhiều sản phẩm nội thất khác mời bạn click vào đây.
Xem thêm: Khác nhau giữa Veneer lạng 5 rem nhập khẩu và Veneer Trung Quốc 3ly
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...