Đặc tính và cách nhận biết gỗ công nghiệp MFC

Đặc tính và cách nhận biết gỗ công nghiệp MFC

Gỗ MFC hiện nay là loại gỗ được sử dụng phổ biến bậc nhất trong các sản phẩm nội thất, có thể kể đến như bàn làm việc, tủ bếp, vách ngăn… Lý do trước hết là bởi vật liệu MFC có giá thành rẻ hơn so với những vật liệu khác (như Laminate, Veneer) mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền.

Bên cạnh đó, còn một loại MFC có khả năng chịu ẩm rất phù hợp cho các thiết kế ở những khu vực thường xuyên ẩm ướt như vách ngăn nhà vệ sinh, tủ bếp… Cùng tìm hiểu về đặc tính và cách nhận biết loại gỗ công nghiệp này nhé.

Gỗ MFC là gì?

MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard (có nghĩa là ván gỗ dăm phủ Melamine). Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…

Xem thêm:

Đặc tính và cách nhận biết gỗ công nghiệp MFC

Cấu tạo của gỗ MFC

Gỗ MFC được cấu tạo từ ván dăm và phủ bề mặt melamine, cụ thể là:

  • Cốt gỗ ván dăm: Nguyên liệu chính để sản xuất ván dăm là gỗ rừng trồng ngắn ngày (keo, cao su, bạch đàn…) cũng như các loại phế liệu gỗ trong quá trình chế biến bìa bắp, mùn cưa. Hoặc cũng có thể tận dụng các loại thực vật mà trong thành phần cấu tạo có Lignin và Cellulose (như rơm rạ, thân cây bông, cây lanh, bã mía…). Thành phần của ván dăm chứa 80% gỗ, 9-10% là keo UF (Urea Formaldehyde), 7-10% nước và dưới 0,5% là thành phần khác (parafin, chất làm cứng…)
  • Bề mặt melamine: Là lớp vật liệu được ép lên tấm gỗ để ứng dụng vào sản xuất và thiết kế nội thất. Về bản chất thì nó là một loại giấy nền được tạo vân và màu sắc để đáp ứng nhu cầu về cả công năng lẫn tính thẩm mỹ cho các sản phẩm.

Cấu tạo của gỗ MFC

Quy trình sản xuất gỗ MFC

Ván gỗ MFC là một loại vật liệu phổ biến trong thiết kế nội thất, và chúng được tạo thành sau khi trải qua các quy trình dưới đây:

  • Bước 1: Chọn nguyên liệu thô như thân gỗ, cành, bìa bắp… đưa vào máy nghiền chuyên dụng, cho ra các dăm nhỏ có kích thước khác nhau. Sau đó, đưa vào sấy ở nhiệt độ tiêu chuẩn và được sàng lọc theo kích thước trước khi đưa vào khâu trộn đều với các chất kết dính cùng chất phụ gia,
  • Bước 2: Hỗn hợp (dăm gỗ + chất phụ gia + keo) được đưa vào công đoạn tạo hình dựa trên thông số về độ dày và mật độ. Kế đó, chúng được đưa vào ép sơ bộ và ép nóng dưới điều kiện nhiệt độ như áp suất cao.
  • Bước 3: Các cạnh ván được cắt bỏ đi phần lỗi, cạnh và bề mặt của ván cũng được mài nhẵn và đem đi kiểm định chất lượng trước khi tiến hành ép melamine trang trí lên trên.

Quy trình sản xuất gỗ MFC

Kích thước ván MFC

Ván MFC được sản xuất chia thành 3 loại kích thước cơ bản là Size nhỏ – size trung bình và size lớn:

  • Size nhỏ: 1.220 x 2.440 x (9 – 50)mm
  • Size trung bình: 1.530 x 2.440 x (18/25/30)mm
  • Size lớn: 1.830 x 2.440 x (12/18/25/30)mm

Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng để phủ Melamine trên ván MFC từ 1.5mm – 50mm một hoặc hai mặt khác nhau.

Kích thước ván MFC

Phân biệt loại gỗ MFC

Gỗ MFC được chia thành 3 loại phổ biến là loại thường, loại chống ẩm và loại phối 2 màu. Mỗi loại sẽ có đặc tính riêng biệt, cụ thể là:

  • Loại thường: Gỗ MFC thường có 80 màu, rất đa dạng hình thái từ màu trơn, vân cho tới những chất liệu khác như MFC Oak (sồi), Mahogany (gỗ dái ngựa), Walnut (gỗ óc chó), Ask (tần bì), Beech (dẻ gai), Cherry (xoan đào), Maple (gỗ thích), trắc mun…
  • Loại chống ẩm: Loại gỗ này thường dùng cho các khu vực ngoài trời, nơi phải tiếp xúc nhiều với nước. Cốt MFC chống ẩm lõi xanh đa dạng màu và nó cũng tương tự như màu của MFC dạng chuẩn.
  • Loại phối 2 màu: Đây là loại ván kết hợp 2 màu sắc, khi trở thành thành phẩm thì rất khó để phân biệt đường nối giữa 2 màu sắc của chúng. Các sản phẩm được làm từ loại gỗ phối màu này rất sắc sảo, góp phần làm cho nội thất trong không gian được nổi bật và ấn tượng hơn.

Phân biệt loại gỗ MFC

Màu sắc của gỗ MFC

Gỗ MFC có màu sắc khá phong phú và đa dạng. Có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (dẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gỗ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại,… Tất cả đều rất giống với gỗ thật.

Màu sắc của gỗ MFC

Tuổi thọ trung bình của gỗ MFC

Với gỗ MFC, trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ nội thất có thể đảm bảo tuổi thọ từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng. Đối với các môi trường ẩm ướt, khách hàng nên dùng các sản phẩm gỗ công nghiệp cao cấp là MFC chống ẩm để đảm bảo độ bền cho sản phẩm.

Ưu, nhược điểm của MFC

MFC sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • So với gỗ nguyên khối thì MFC có chi phí thấp hơn nhiều, nên khi xây dựng các công trình lớn thì ván MFC giúp tiết kiệm ngân sách đáng kể.
  • Do đặc tính nhẹ nên ván MFC có thể dễ dàng vận chuyển và xử lý đơn giản
  • MFC có khả năng giữ vít và đinh tốt hơn so với MDF, nên có thể gia công (cắt, khoan, phay…), dán và sơn dễ dàng để có kích thước mong muốn.
  • Bề mặt trơn, phẳng và không thấm nước nên sản phẩm làm từ ván gỗ MFC rất dễ dàng để vệ sinh và lau chùi hàng ngày.
  • MFC là vật liệu thân thiện với môi trường từ phế liệu của các sản phẩm gỗ xẻ khác như dăm gỗ, mùn cưa… Tức là, không có chất thải khi sản xuất ván MFC và không cần khai thác thêm để sản xuất ván gỗ, một số ván MFC cũng được sản xuất mà không dùng formaldehyde.
  • Ván MFC có đặc tính cách nhiệt và cách âm tốt, nên thường được sử dụng trong thiết kế phòng họp, hội nghị, nhà hát… 
  • Với bề mặt nhẵn và phẳng nên dễ dàng dán các tấm trang trí hoặc gỗ veneer, laminate nhựa để tăng thêm giá trị thẩm mỹ và độ bền cho ván MFC được ép sẵn. 

Ưu, nhược điểm của MFC

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì MFC vẫn tồn tại nhược điểm:

  • Ván dăm cứng nhưng mật độ gỗ không cao bằng ván sợi MDF, nên tác dụng cách ấm không bằng MDF. 
  • Ván MFC cũng dễ bị hư hỏng nếu tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm trong thời gian dài, cùng độ chịu tải không lớn. 
  • Vì là dăm gỗ trộn với chất kết dính và một vài thành phần khác, nên ván gỗ có thể phát thải chất này ra môi trường, ở nồng độ cao thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cách phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF

MFC và MDF là 2 loại gỗ công nghiệp đang rất được ưa chuộng, tuy nhiên nhiều khách hàng lại chưa thể phân biệt được chúng. Dưới đây sẽ là những tiêu chí để phân biệt:

Tiêu chí MDF MFC
Cấu tạo Được làm từ sợi gỗ ép chặt lại với nhau, tạo thành một tấm ván Được tạo thành từ các dăm gỗ ép lại với nhau.
Bề mặt Bề mặt mịn màng, đồng đều, không thấy rõ các hạt gỗ. Bề mặt thường có vân gỗ giả, có thể nhìn thấy rõ các hạt gỗ nhỏ.
Độ dày Độ dày tiêu chuẩn 9mm, 12mm, 15mm Độ dày tiêu chuẩn 18mm, 25mm. Kích thước tiêu chuẩn: 1200x2400mm
Cắt Khi cắt, các cạnh của MDF mịn màng hơn, ít bị sớ gỗ. Khi cắt, các cạnh của MFC thường bị sớ gỗ, không được mịn màng bằng MDF.
Chống ẩm Tốt Kém
Giá thành Hợp lý Giá rẻ hơn MDF
Tính an toàn An toàn Bình thường
Ứng dụng Sản xuất đồ nội thất: nhà ở, công trình, trang trí nội thất… đa dạng Sản xuất: nhà ở, nội thất  văn phòng… khá đa dạng

Cách phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF

Ứng dụng của gỗ MFC trong sản xuất nội thất

Hiện nay, loại gỗ MFC rất được ưa chuộng trong các dự án với thời gian thi công ngắn, gỗ MFC chiếm hơn 80% đồ gỗ công nghiệp được sản xuất mỗi năm. Với màu sắc đa dạng cùng giá thành hợp lý, dòng gỗ MFC được dùng rất phổ biến như:

  • Tủ bếp: MFC được sử dụng để làm tủ bếp, tủ trên, tủ dưới, mặt bàn nhờ vào khả năng chống ẩm và chịu nhiệt tốt
  • Tủ quần áo: MFC được dùng để làm tủ quần áo, tủ kệ nhờ vào bề mặt cứng cáp và đa dạng màu sắc.
  • Bàn ghế: Gỗ MFC thường được sử dụng để làm ghế, bàn ăn, bàn học, bàn làm việc, bàn họp tại văn phòng nhờ khả năng chịu lực và dễ dàng vệ sinh.
  • Vách ngăn: Ván gỗ MFC được dùng làm vách ngăn phòng, vách ngăn bàn làm việc giúp tạo không gian riêng tư mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian tổng thể.
  • Nội thất văn phòng: Gỗ MFC còn được sử dụng để làm bàn làm việc, tủ tài liệu, kệ để tài liệu, vách ngăn phòng họp
  • Nội thất gia đình: MFC được dùng là giường ngủ, tủ đầu giường, kệ tivi, bàn trang điểm…

Ứng dụng của gỗ MFC trong sản xuất nội thất - Tủ bếp

Ứng dụng của gỗ MFC trong sản xuất nội thất - Nội thất văn phòng

Ứng dụng của gỗ MFC trong sản xuất nội thất - Nội thất gia đình

Vì sao nên chọn lựa gỗ MFC?

Bởi loại gỗ này có khả năng chống mối mọt, cong vênh, nứt nẻ và bong tróc khá tốt. Khi vệ sinh gỗ này cũng rất đơn giản do bề mặt trơn, bóng và được chế tác rất phẳng nên việc lau chùi cũng vô cùng dễ dàng. Không chỉ vậy, gỗ MFC còn chịu được độ ẩm nên có thể dùng được ở nhà bếp, nhà tắm… Giá thành lại tương đối rẻ, tuổi thọ trung bình cao từ 10-15 năm kết hợp quy trình sản xuất, gia công đơn giản nên khi chọn gỗ MFC sẽ rất phù hợp cho việc thi công với các thiết kế.

ĐỪNG BỎ LỠ bài viết: Tìm hiểu về cốt gỗ công nghiệp

5/5 - (2 bình chọn)
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022

Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...

Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?

Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...

Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?

Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...

Để lại một bình luận