Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

1387325ab956c8c74bb3ab7914759e29

Hiện nay có 5 loại bề mặt gỗ công nghiệp thường được sử dụng trên thị trường: Melamine, Laminate, Veneer, sơn bệt và dán giấy phủ sơn PU. Những bề mặt này có đặc điểm gì, có ưu – nhược điểm gì, nên sử dụng loại bề mặt nào tốt hơn, phù hợp hơn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây

Công ty cổ phần nội thất Đức Khang xin giới thiệu đến quý khách hàng hiện nay trên thị trường có 5 loại bề mặt được phủ lên các cốt gỗ khác nhau:

1- Bề mặt Melamine (MFC – Melamine Face Chipboard )

Là bề mặt nhựa tổng hợp Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 rem, được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm. Gỗ MFC có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong gỗ MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng dãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn.

Tham khảo các mẫu bàn làm việc bề mặt Melamine:

 Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

Melamine có khoảng 1000 mẫu màu khác nhau

Ngoài ưu điểm đồng đều màu, Melamine còn có nhiều ưu điểm như chống xước tốt, chống mối mọt, cong vênh.

 Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

Lớp Melamine mỏng phủ lên cốt gỗ Ván dăm 18mm

Melamine rất phù hợp giá tiền nên được áp dụng làm cho các văn phòng, công sở như bàn, tủ, hộc văn phòng làm việc, các hệ tủ áo, giường…Tuy nhiên nhược điểm của MFC là chịu nước rất kém nên ít khi được sử dụng cho các sản phẩm có dính đến nước.

 Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

Ứng dụng làm bàn, tủ gỗ văn phòng của Melamine

2- Bề mặt Laminate

Bề mặt laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày nhiều hơn Melamine rất nhiều, độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, ứng dụng cho làm các loại mặt bàn, mặt ghế, tủ, hộc.

Một số mẫu sản phẩm bề mặt Laminate đang được ưa chuộng:

 Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

Bề mặt postforming uốn cong giúp laminate có thể làm nhiều sản phẩm đẹp và bền

Ngoài phần làm các hệ mặt bàn, tủ như trên laminate còn được sử dụng vào làm các hệ tủ bếp, ốp tường gia đình, phòng họp, phòng hội trường…

 Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

Laminate được ứng dụng cho làm tủ bếp, rất đẹp và bền

Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp 

Laminate được ứng dụng cho bàn làm việc, tủ và hộc tài liệu.

 Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

Laminate được sử dụng cho ốp tường, làm tủ bếp và các đồ trong gia đình

Laminate có nhiều ưu điểm nổi trội hơn MFC, và bền hơn MFC vì có độ dày nhiều hơn, các màu sắc của Laminate cùng nhiều như của MFC.

Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

Màu sắc laminate cũng rất đa dạng và phong phú

3- Bề mặt phủ veneer: Bề mặt phủ veneer được làm từ veneer lạng, dày 0.5mm dán lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ MDF, Cốt gỗ ván dăm, ván dán hoặc Finger, sau khi dán xong lớp veneer lạng lên các đội thợ sẽ tiến hành xẻ gỗ và sơn phủ PU để làm ra các vật liệu như Giường, Tủ, bàn, ốp vách, vách ngăn…

Để tìm ra điểm khác nhau giữa gỗ công nghiệp phủ Veneer và phủ Melamine, bạn có thể tham khảo tại: So sánh gỗ Veneer và MFC.

 Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

Veneer lạng được ứng dụng làm nhiều các sản phẩm như ốp, vách, các loại bàn, tủ, giường

Trong mục gia công trong trang web này có đề cập rất nhiều về quy trình lạng veneer từ gỗ tự nhiên và các ứng dụng về veneer cho các công trình vì vậy chúng tôi không đề cập nhiều đến veneer ở đây nữa.

Một số sản phẩm bề mặt dán Veneer:

4- Bề mặt sơn bệt: Bề mặt sơn bệt là bề mặt đặc biệt được dùng sơn PU sơn trực tiếp lên cốt gỗ MDF, sau khi đươc sơn lót, trà nhám và sơn màu, với các màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng… bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều công trình như showroom, phòng trẻ con, con gái, triển lãm…

 Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

Sơn bệt được ứng dụng làm các showroom

 Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

5- Bề mặt dán giấy sơn phủ PU: là bề mặt được ứng dụng nhiều để làm các loại bàn giám đốc, tủ giám đốc, bàn trà bằng dán giấy và phủ sơn PU, trước kia khi chưa có các bề mặt trên thì bề mặt dán giấy được khách hàng dùng rất nhiều, vì ưu điểm là rẻ tiền, Tuy nhiên bề mặt dán giấy lại không bền, hay bị xước, và công dụng chỉ được làm hàng sơn, không phải cao cấp và thường được các vùng miền ngoài bắc này dùng nhiều là Thạch Thất và Bắc Ninh, Đông Anh.Ngày nay khi mà công nghệ rất hiện đại, MFC, Laminate, Veneer phát triển mạnh thì bề mặt dán giấy ít được khách hàng ưa chuộng nữa, thường thì chỉ dùng cho các khách hàng bình dân.

 Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ, trong sản xuất công nghiệp

Bề mặt dán giấy dùng cho Phòng Giám đốc

Giờ đây khách hàng không còn quan tâm nhiều đến bề mặt này, nên chủ yếu mặt hàng này thường được lựa chọn bán cho các khách hàng bình dân. Hiện tại công ty cổ phần nội thất Đức Khang đã không còn sản xuất loại hàng bề mặt này nữa

Trên đây là 5 bề mặt phổ biến mà công ty chúng tôi đã và đang làm, còn rất nhiều các bề mặt khác nữa, tuy nhiên nó còn quá cao cấp và xa xỉ như High gloss, acrylic.. nên chúng tôi chưa đưa cho quý khách hàng xem xét và đánh giá. Mọi câu hỏi xin gửi về email công ty của chúng tôi, chúng tôi rất vui lòng được giải đáp thắc mắc của tất cả quý khách hàng.

Đặt mua bàn làm việc gỗ công nghiệp tại đây

Vui lòng đánh giá nội dung

Trả lời