Nếu bạn để ý kỹ trên những sản phẩm nội thất bạn sẽ nhận ra nét tinh tế bằng hoa văn được phô trên từng sản phẩm, điều kỳ diệu gì khiến các cây gỗ tạo ra nét tinh tế đó hay là sự cố tình với những tưởng thiết kế táo bạo dành cho những sản phẩm độc lạ và mới mẻ. Hãy dạo chơi trên các diễn dàn nội thất, và đi tìm câu trả lời bằng mẩu chuyện về cốt gỗ Finger, câu chuyện về hình những ngón tay trên bề mặt sản phẩm gỗ.
Có khi nào bạn từng thắc mắc vì sao trên bề mặt đồ gỗ lại xuất hiện nhiều hình họa tiết khác nhau hay chưa? Đó là một câu chuyện hết sức đặc biệt và thú vị.
Nếu để ý kỹ trên những sản phẩm nội thất gỗ, bạn sẽ nhận ra những hoa văn gỗ tinh tế trên bề mặt. Đó chính là nhờ cốt gỗ sử dụng trong quá trình tạo ra các sản phẩm. Với những đồ nội thất mà trên bề mặt gỗ xuất hiện những vân hình răng lược, đó là nhờ cốt gỗ Finger. Vậy có điều gì thú vị xung quanh kiểu cốt gỗ này?
Thực tế hiện nay, gỗ công nghiệp được sử dụng rất phổ biến trong việc thiết kế và sản xuất nội thất. Gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm hơn so với gỗ tự nhiên ở điểm không bị cong vênh, mối mọt, co ngót và quan trọng nhất là giá thành rẻ hơn.
Xem thêm: Phân biệt gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên
Gỗ công nghiệp dùng làm nội thất được làm từ 1 trong 4 loại cốt gỗ chủ yếu. Trong đó, cốt gỗ Finger hay còn gọi là gỗ ghép thanh tạo nên họa tiết răng lược trên bề mặt nội thất.
Cốt gỗ Finger (gỗ ghép thanh)
Cốt gỗ Finger với họa tiết răng lược trên bề mặt nội thất.
Được sản xuất từ gỗ rừng trồng như cây keo, cao su, sồi, tần bì,… Sử dụng các cành to của các cây gỗ tự nhiên này đem cắt thành từng các đoạn thẳng nhỏ. Sau đó, chúng được đưa vào máy làm mộng, tạo mộng âm dương, trông như hình những chiếc răng cưa. Thực chất, công đoạn tạo mộng này khiến người ta liên tưởng đến hình các ngón tay trên một bàn tay.
Cốt gỗ Finger được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm khác. Có 4 cách thức ghép gỗ Finger là ghép song song, mặt, cạnh, giác.
Sản phẩm với cốt gỗ ghép song song
– Gỗ ghép song song là nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng được ghép song song với nhau.
– Gỗ ghép mặt là dùng nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó, tiếp tục ghép song song các thanh gỗ đó lại. Nên ta sẽ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt đồ gỗ.
Cốt gỗ Finger khắp phục được những nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp khác ở khả năng chống nước rất tốt. Cốt gỗ này thường không cần lớp phủ bề mặt (Veneer, Melamine, Laminate,…) mà được sơn phủ và dùng như gỗ tự nhiên.
Câu chuyện về hình ngón tay
Cốt gỗ Finger được tạo ra giống như cách ta đan những ngón tay của 2 bàn tay lại với nhau. Một sự liên tưởng sáng tạo khi thực hiện ghép vân theo cách này. Theo cách ghép này, các thanh gỗ được kết nối với nhau một cách chắn chắn do mặt gỗ hoàn toàn khít không một lỗ hở. Không chỉ tăng khả năng chịu lực, cốt gỗ này còn có thể chống nước cực cao.
Các thanh gỗ được ghép với nhau theo dạng ngón tay ( Finger)
Cốt gỗ Finger còn được gọi là gỗ ghép thanh bởi vì miếng gỗ to dài được tạo ra nhờ các thanh gỗ ghép lại với nhau. Các miếng gỗ ghép có độ dày 12ly, 15ly, 18ly hoặc 20ly.
Các sản phẩm nội thất được làm từ cốt gỗ Finger 100% tin tưởng về độ chống chịu nước. Đây là loại cốt gỗ thay thế tốt nhất cho gỗ tự nhiên mà vẫn đảm bảo về chất lượng và chi phí sản phẩm.
Tham khảo thêm:
- Gỗ công nghiệp là gì? Sự khác nhau giữa gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên
- Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...