Gỗ công nghiệp là gì? 8 loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Gỗ công nghiệp là gì? 8 loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Nội thất gỗ công nghiệp: bàn làm việc, giường, tủ, kệ, sàn nhà… đang dần thay thế cho các sản phẩm từ gỗ tự nhiên nguyên khối bởi mang nhiều ưu điểm và đảm bảo thân thiện môi trường. Gỗ công nghiệp là gì? Có các loại gỗ công nghiệp nào? Nội thất Đức Khang sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết.

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp tiếng anh là Wood – Based Panel. Đây là loại gỗ được làm từ các mẩu vụn gỗ tự nhiên, sau đó nghiền thành các mảnh dăm hoặc bột gỗ, sử dụng keo kết dính formaldehyde cùng với máy ép áp lực mạnh để tạo nên các tấm ván gỗ có kích thước, độ dày theo yêu cầu. Các cốt gỗ công nghiệp này sau đó sẽ được dán bề mặt phủ là Melamine hoặc Laminate, Veneer… để tạo nên các sản phẩm nội thất đẹp, chất lượng, độ bền cao. Thông thường cụm từ “gỗ công nghiệp” sẽ dùng để phân biệt với “gỗ tự nhiên”. Việc sử dụng gỗ công nghiệp thay cho gỗ tự nhiên được đánh giá rất cao bởi góp phần bảo vệ gỗ tự nhiên, bảo vệ rừng hiệu quả.

Gỗ công nghiệp là gì? 8 loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Gỗ công nghiệp có bền không?

Gỗ công nghiệp có độ bền tương đối tốt nếu người sử dụng biết bảo quản và giữ gìn. Theo nghiên cứu, nếu sản phẩm nội thất làm từ gỗ công nghiệp nếu đặt ở trong điều kiện khô thoáng, không tiếp xúc với nước… thì tuổi thọ có thể lên tới 10 – 15 năm, đây cũng là con số khá ấn tượng phải không nào. Trong trường hợp các sản phẩm nội thất thường xuyên chịu tác động của gió mưa, ẩm ướt… thì tuổi thọ thường chỉ đạt từ 3 – 4 năm. Việc đặt đồ nặng lên bề mặt gỗ công nghiệp kéo dài, thường xuyên cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ, độ bền của sản phẩm. Chẳng hạn bạn đặt vật nặng từ 10 – 15 kg lên mặt bàn làm việc gỗ công nghiệp, lâu dài mặt bàn sẽ bị võng và gãy. Nếu chỉ đặt các vật dụng nặng 1 – 2 kg thì mặt bàn sẽ có tuổi thọ sử dụng dài lâu hơn nhiều.

Tuổi thọ của một số loại gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay như sau:

Loại gỗ Tuổi thọ trung bình
 Gỗ MDF  10 – 15 năm
 Gỗ MFC  7- 10 năm
 Gỗ HDF  trên dưới 10 năm
 Gỗ ván ép  7 – 10 năm
 Gỗ ép PB  5 – 10 năm
 Gỗ ghép thanh  7 – 15 năm
 Gỗ nhựa  15 – 25 năm

Gỗ công nghiệp là gì? 8 loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Gỗ công nghiệp có bị mối mọt không?

Gỗ công nghiệp có khả năng chống mối mọt tốt hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Lý do bởi trong quá trình sản xuất, gỗ công nghiệp được làm từ các mảnh dăm hoặc sợi gỗ, bụi gỗ được kết dính bởi keo chuyên dụng, thông qua quá trình sấy, phun thuốc chống mối mọt. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là gỗ công nghiệp không bao giờ bị mối mọt. Thực tế trong gỗ công nghiệp vẫn chứa bột gỗ – món ăn yêu thích của mối mọt, do đó trong điều kiện thời tiết phù hợp, mọt vẫn có thể phát triển và gặm nhấm các món nội thất làm từ gỗ công nghiệp. Cần nhanh chóng phát hiện kịp thời để xử lý, nếu không mọt sẽ làm món đồ nội thất hư hại nặng nề và không thể sử dụng.

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến trên thị trường

Hiện trên thị trường có 8 loại gỗ công nghiệp phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong đời sống gồm: gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF, gỗ nhựa, gỗ dán, gỗ ván dăm, gỗ ghép thanh, Gỗ ván OSB… Mỗi loại gỗ công nghiệp sẽ có quy trình sản xuất, đặc tính riêng. Cụ thể như sau:

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard) hay còn được gọi với tên khác là gỗ ván dăm. Loại gỗ này được sản xuất từ những mảnh vụn của gỗ bạch đàn, keo, cao su. Các loại gỗ này sẽ được cho vào máy nghiền thành các dăm gỗ, tạo độ kết dính bằng keo chuyên dụng. Tấm gỗ MFC chuẩn là 1220x2440mm, độ dày từ 9 – 25mm. Điểm nhận dạng cốt gỗ MFC đó là dăm gỗ kích thước khá lớn, do vậy mặc dù được trộn keo kết dính nhưng vẫn tạo nhiều khoảng trống trong ván gỗ, trọng lượng tấm ván nhẹ do mật độ gỗ thấp, độ mịn bề mặt cốt gỗ thấp. Giá thành gỗ ván dăm MFC tương đối rẻ.

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến trên thị trường - Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MDF

Ván gỗ công nghiệp MDF tiếng anh là Medium Density Fiberboard. Ván ép có mật độ gỗ trung bình, tỷ trọng khá cao, làm ra từ bột sợi gỗ trộn với chất kết dính cùng phụ gia, trải qua công đoạn ép thành tấm với áp suất, nhiệt độ lớn.

Gỗ công nghiệp MDF có 2 loại chính bao gồm gỗ MDF thường và gỗ MDF lõi xanh. 

  • MDF thường bề mặt nhẵn, phẳng, mịn, màu vàng tự nhiên của gỗ. 
  • Còn MDF lõi xanh chống ẩm có bổ sung thành phần phụ gia như Parafin, nhựa melamine, nhựa PMDI giúp gỗ chống ẩm tốt, cứng và chắc chắn hơn hẳn. 

Độ dày của ván gỗ MDF dao động từ 3 – 25mm, khổ tấm tiêu chuẩn 1220x2440mm, ứng dụng rộng rãi làm bàn làm việc, tủ bếp, giường ngủ, bàn học, bàn trang điểm, kệ sách, cửa gỗ công nghiệp, sàn gỗ công nghiệp…

Xem thêm: Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến trên thị trường - Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF tên tiếng anh là High Density Fiberboard, được đánh giá là gỗ công nghiệp có độ bền tốt nhất trong các loại cốt gỗ ép công nghiệp. Theo đó gỗ sau khi được khai thác sẽ được đem luộc, sấy thật khô ở 1000 – 2000 độ C để loại bỏ nhựa trong gỗ. Tiếp đến gỗ sẽ được nghiền thật mịn, trộn phụ gia tạo độ cứng để ngăn mối mọt.

Bột gỗ và phụ gia sau đó được ép với áp suất cao 850-870 kg/cm2, mật độ gỗ dày, trọng lượng nặng, khả năng chịu lực và chống thấm nước tốt.

Độ dày ván gỗ công nghiệp HDF từ 6 – 24mm, khổ tiêu chuẩn 1220x2400mm. Được ứng dụng để làm: bàn làm việc, tủ quần áo, tủ bếp, cửa gỗ, sàn gỗ…

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến trên thị trường - Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ dán/ván ép Plywood

Loại gỗ này được làm từ gỗ tự nhiên rồi đem cắt mỏng thành các tấm dày 1mm. Người ta sẽ xếp các tấm gỗ này đan xen với chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán đó là không nứt gãy và không bị mọt trong điều kiện ẩm ướt. Kết cấu ván ép plywood thường 3 – 5 hoặc 7 – 11 lớp, trong điều kiện thời tiết khô thì gỗ dễ bị co lại, dễ cong vênh.

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến trên thị trường - Gỗ dán/ván ép Plywood

Gỗ nhựa

Gỗ nhựa tiếng anh là Wood Plastic Composite, thành phần gồm 70% nhựa, 15% bột gỗ, còn lại là các phụ gia, hóa chất liên kết. Theo đó các mảnh gỗ thừa, vụn, dăm sẽ được nghiền nhỏ tạo thành bột gỗ được trộn với nhựa tái chế, hạt nhựa nguyên chất và các phụ gia như chất kết dính, chất tạo màu, chất tạo bột, chất ổn định UV, chất bôi trơn, chất thổi… và ép thành tấm gỗ nhựa với ưu điểm chống thấm nước, chống ẩm, chống ăn mòn, dễ vệ sinh…

Giá thành gỗ nhựa tương đối rẻ, gỗ nhựa được ứng dụng làm hàng rào, cửa gỗ, tủ quần áo, giường, sàn gỗ…

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến trên thị trường - Gỗ nhựa

Gỗ ván OSB

Gỗ ván OSB tên tiếng anh là Oriented Strand Board, có tên gọi khác là ván dăm định hướng, ván dăm bào, ván tóp mỡ. Loại gỗ này kết cấu 80 – 90% là dăm gỗ, còn lại là keo dán. Gỗ trọng lượng nhẹ, màu nâu, kích thước đa dạng, mật độ ván thông nhất, thân thiện môi trường, chịu ẩm và chịu nhiệt khá tốt.

Ứng dụng của gỗ ván OSB thường làm sàn gỗ công nghiệp, vách ngăn tường, kệ trưng bày trang trí và làm khung đỡ cho các sản phẩm nội thất khác.

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến trên thị trường - Gỗ ván OSB

Gỗ ghép thanh

Loại gỗ công nghiệp này sử dụng các thanh gỗ tự nhiên ngắn để ghép nối lại thành thanh gỗ, tấm gỗ lớn. Các loại gỗ sử dụng để làm gỗ ghép thanh đó là thông, tần bì, sồi, tếch, keo, tràm. Các thanh gỗ được gắn với nhau băng keo UF, PF hoặc PVAc… Gỗ ghép thanh có khả năng chịu lực và kháng nước tương đối tốt. Gỗ ghép thanh được ứng dụng làm bàn ghế ăn, bàn ghế quán cà phê, sàn gỗ, giường, tủ, kệ…

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến trên thị trường - Gỗ ghép thanh

Gỗ ván dăm

Gỗ ván dăm tên tiếng anh là ván Okal, tên quốc tế là Particle Board. Đây là gỗ công nghiệp được tạo từ các loại gỗ như cao su, keo, bạch đàn… Mảnh vụn gỗ được nghiền nát thành các dăm nhỏ, trộn keo rồi ép với nhiệt độ, áp suất cao tạo thành tấm gỗ công nghiệp có độ dày, khổ rộng tiêu chuẩn. Gỗ ván dăm có 2 loại: loại thường và loại chống ẩm. Bề mặt gỗ có thể phủ melamine hoặc veneer.

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến trên thị trường - Gỗ ván dăm

Các bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Gỗ công nghiệp ở đây là phần cốt gỗ bên trong các sản phẩm nội thất. Các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, tủ muốn hoàn thiện thì cần được phủ thêm lớp bề mặt. Các chất liệu bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến bao gồm:

  • Bề mặt Melamine: đây là lớp nhựa tổng hợp mỏng từ 0.04 – 0.1mm. Bề mặt melamine có màu sắc phong phú, khi phủ lên cốt gỗ giúp chống ẩm, chống thấm nước, chống trầy xước khá tốt, dễ vệ sinh lau chùi.

Các bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay - Bề mặt Melamine

  • Bề mặt Laminate: bề mặt lớp phủ laminate cũng là nhựa tổng hợp nhưng độ dày cao hơn so với melamine, cụ thể từ 0.5 -1mm. Laminate thường phủ lên gỗ MDF hoặc cốt gỗ ván dán. Laminate có thể uốn cong mềm mại. Bề mặt này thường dùng cho bàn làm việc, giường tủ, sàn nhà, trần thả, vách ngăn… Có ưu điểm chịu lực tốt, chống va đập trầy xước, không bắt lửa, ngăn hóa chất không thấm vào gỗ, ngăn mối mọt.

Các bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay - Bề mặt Laminate

  • Bề mặt veneer: Gỗ veneer lạng mỏng từ gỗ tự nhiên, sau đó được dán vào bề mặt cốt gỗ công nghiệp bằng keo chuyên dụng và áp lực ép lớn. Nhờ vậy mà sản phẩm nội thất nhìn giống như làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên với các đường vân gỗ, màu sắc, kết cấu gỗ đặc trưng.

Các bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay - Bề mặt veneer

  • Bề mặt vinyl: làm từ nhựa PVC 100%, gồm lớp bảo vệ bề mặt và lớp nhựa in hoa văn, dày từ 0.12mm – 0.2mm, có thể dán lên nhiều loại cốt gỗ công nghiệp. Bề mặt vinyl có ưu điểm là chống nước, không phai màu, vệ sinh dễ dàng.

Các bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay - Bề mặt vinyl

  • Bề mặt acrylic: làm từ nhựa PMMA, chế tác từ nguồn dầu mỏ, màu sắc đa dạng hoặc trong suốt, có hơn 40 màu sắc khác nhau để khách hàng lựa chọn.

Các bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay - Bề mặt acrylic

Có nên dùng nội thất gỗ công nghiệp hay không?

Thực tế việc sử dụng nội thất gỗ công nghiệp: bàn làm việc, bàn ăn, ghế, giường, tủ quần áo, tủ tài liệu, kệ… là xu thế tất yếu của thời đại, khi mà lượng gỗ tự nhiên ngày càng suy giảm, nhu cầu sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường ngày càng tăng lên. Nội thất gỗ tự nhiên vừa có độ bền tương đối tốt lại có kiểu dáng và màu sắc phong phú, giá thành lại hợp lý hơn so với gỗ tự nhiên, bởi vậy phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Có nên dùng nội thất gỗ công nghiệp hay không?

Gỗ công nghiệp giá bao nhiêu trên thị trường?

Mỗi loại gỗ công nghiệp tùy vào độ dày, kích thước, kết cấu, độ bền mà giá thành sẽ có sự khác nhau:

  • Giá gỗ công nghiệp MFC phủ melamine khổ 1220×1440mm dao động từ 285.000 – 500.000đ/tấm tùy độ dày.
  • Giá gỗ công nghiệp MDF thường khổ 1220×1440mm giá từ 190.000 – 570.000đ/ tấm tùy độ dày; với MDF chống ẩm lõi xanh giá từ 235.000 – 1.000.000đ/tấm tùy độ dày.
  • Giá gỗ công nghiệp HDF khổ 1220x2440mm, 1830×2440mm, giá từ 300.000 – 1.400.000 đồng/tấm.

Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp cũng có những ưu nhược điểm riêng, khách hàng cần nắm được để sáng suốt trong việc lựa chọn nội thất cho gia đình, văn phòng:

Về ưu điểm:

  • Gỗ công nghiệp có khả năng chống cong vênh, co ngót, mối mọt tốt nhờ được xử lý và trộn thêm phụ gia, hóa chất, keo dính.
  • Nội thất gỗ công nghiệp: bàn làm việc, ghế, tủ kệ… có bề mặt phẳng, nhẵn mịn, nhất là khi được phủ bề mặt melamine, laminate….
  • Màu sắc đa dạng, dễ thi công, giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
  • Sử dụng gỗ công nghiệp góp phần không nhỏ để bảo vệ môi trường.

Về nhược điểm

  • Gỗ công nghiệp không chạm khắc được các họa tiết hoa văn cầu kỳ, tinh tế như gỗ tự nhiên.
  • So với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp chịu nước, chịu lực kém hơn.
  • Nếu không bảo quản nội thất gỗ công nghiệp cẩn thận, để tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt thì sẽ nhanh hư hỏng.

Gỗ công nghiệp là gì? 8 loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Gỗ công nghiệp có độc hại không?

Theo đánh giá, việc sử dụng gỗ công nghiệp có thể gây độc hại, tuy nhiên mức độ không quá nhiều và không rõ rệt. Gỗ công nghiệp thực sử dụng keo ure formaldehyde để giúp bột gỗ, gỗ dăm có thể kết dính chắc chắn, trải qua công đoạn ép áp lực cao để tạo nên tấm vật liệu như mong muốn. Ure formaldehyde khiến các nội thất gỗ công nghiệp mới sẽ có mùi khó chịu, mới tiếp xúc dễ bị cay mắt. Tuy nhiên theo thời gian thì nồng độ ure formaldehyde sẽ giảm dần, bay hơi, bạn sẽ không còn ngửi thấy mùi nồng nữa, việc sử dụng các món đồ nội thất gỗ công nghiệp lúc này hoàn toàn bình thường. Trên thế giới cũng hiếm trường hợp ghi nhận các trường hợp bị ngộ độc hay ảnh hưởng sức khỏe do sử dụng nội thất gỗ công nghiệp. Do đó nếu đang có nhu cầu mua bàn ghế, tủ, kệ, giường… bằng gỗ công nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể an tâm.

Thông tin gỗ công nghiệp là gì, các loại gỗ công nghiệp, ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp đã được nêu cụ thể trong bài viết. Nếu quý khách có nhu cầu mua nội thất gỗ công nghiệp như bàn làm việc, tủ tài liệu, hộc tủ, tủ quần áo, giường ngủ, tủ bếp… thì có thể liên hệ đến Nội thất Đức Khang để được tư vấn, hỗ trợ:

ĐỪNG BỎ LỠ các mẫu bàn làm việc gỗ công nghiệp của Nội thất Đức Khang nhé.
5/5 - (7 bình chọn)
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022

Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...

Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?

Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...

Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?

Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...

Để lại một bình luận