Trang trí bàn thờ ngày Tết cần chú ý việc lau dọn và không làm dịch chuyển bát hương sai vị trí, không nên bày hoa giả hay đồ lễ đem ở chùa về lên ban thờ….
Trong khoảng thời gian từ 23 đến 29 Tết, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, sửa soạn mâm ngũ quả để mời ông bà tổ tiên về chung vui với cháu con dịp đầu năm mới. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng khi trang trí bàn thờ gia tiên mà gia chủ nào cũng cần nhớ để có thêm nhiều may mắn, thuận lợi trong năm nay.
1. Việc lau dọn bàn thờ nên để người đàn ông trong gia đình làm
Theo quan niệm của người xưa, khi lau dọn nhà cửa dịp năm mới, công việc quét tước nhà cửa thường là việc của phụ nữ trong nhà vì nó đòi tính cẩn thận, tỉ mỉ. Song việc bày bàn thờ ngày Tết lại được ưu ái dành cho quý ông, không phải vì việc ấy nặng nhọc hơn. Mà người đàn ông là chủ gia đình, phải đại diện chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.
Thêm nữa, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà nên phù hợp với vóc dáng người đàn ông hơn. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
Khi lau bàn thờ cần sử dụng chổi quét hoặc khăn lau riêng biệt và rất hạn chế sự chung đụng. Sử dụng nước sạch để lau dọn bàn thờ (ngoài nước sạch, có thể sử dụng nước mưa, nước lá trầu, lá bồ…).
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết thường bao gồm: đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát hương (nhang)…
2. Không được dịch chuyển bát hương sai vị trí
Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ không được tùy tiện di chuyển bát hương. Nếu bát hương bị di chuyển sang hướng xấu, thậm chí có thể gây ra xui xẻo cho gia chủ.
Cần lưu ý, sau khi rút chân hương ra, không nên cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, bởi theo quan niệm của người xưa, cách làm này rất dễ gây tán tài, tán lộc. Nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ ra ngoài.
Trước khi mang những đồ thờ xuống lau rửa bằng nước ấm, hoặc rượu gừng, gia chủ hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng.
3. Nguyên tắc bày đồ thờ và đồ cúng
Bàn thờ ngày Tết bao gồm đồ để thờ và để cúng. Đồ để thờ là những lễ vật bày biện trên bàn thờ, có thể đặt thời gian dài hàng tuần, thậm chí là hàng tháng nhưng đồ cúng phải được thay hàng ngày như cơm cúng, nước cúng,… có thể mỗi ngày thay một lần. Và khi bày đồ thờ hay đồ cúng cũng có những quy tắc riêng:
Đối với đồ thờ: Đồ trang trí bàn thờ ngày Tết bao gồm đôi cây đèn dầu, đôi lọ lục bình, chum nước, mâm ngũ quả… đặt 2 bên bàn thờ; những vật này không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình và bất di bất dịch không di chuyển.
Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hàng âm dương ứng với 5 hành Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ, gia chủ nên chọn những loại quả có màu sắc ứng với mỗi hành.
Đôi lọ lục bình để bất di bất dịch phía 2 bên bàn thờ, tượng trưng cho 6 căn của một người bao gồm tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý.
Đôi cây đèn dầu cũng phải đặt bất di bất dịch trên 2 bên bàn thờ. Hiện nay nhiều gia đình quan niệm sử dụng bóng điện thay thế và chỉ cần thường xuyên lau sạch sẽ, nhưng quan niệm đó không đúng vì cây đèn dầu mỗi khi thắp phải đổ dầu và lau sáng… mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu phải trau dồi học hành, trau dồi kiến thức như việc trau dồi dầu cho đèn”.
Đối với đồ cúng: Đồ cúng bao gồm chén nước hoặc bát nước cúng, ly rượu, nến, thức ăn chay hoặc mặn… Cần lưu ý trên bàn thờ ngày Tết còn phải có chum nước cúng, chum nước này có thể không quá đầy nước, nhưng khi cúng lễ nên mở nắp chum và khi cúng xong thì đậy lại để thờ. Tuy nhiên, chén nước hoặc bát nước vẫn phải có trong mâm cúng.
Tìm hiểu thêm về Ý nghĩa phong thủy các loại hoa Tết để lựa chọn loại hoa phù hợp nhất đặt trên bàn thờ ngày Tết.
4. Nên bày mâm ngũ quả theo Ngũ hành
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Và bày mâm ngũ quả đúng cũng là một cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp, mang đến cho gia đình bạn nhiều may mắn, tài lộc.
Trong mâm ngũ quả thường có 5 loại quả mang ý nghĩa cầu mong sự may mắn, bình an, sung túc sẽ đến với gia đình trong năm mới, tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ.
Tốt nhất nên bày mâm ngũ quả có đủ 5 màu: Xanh lá (Mộc); màu đỏ (Hỏa); màu nâu, vàng (Thổ); màu trắng (Kim) và màu đen, xanh biển (Thủy).
5. Không nên bày hoa giả, trái cây giả lên bàn thờ
Hoa là món không thể thiếu để trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp. Nhiều gia đình thường có thói quen bày hoa giả trên bàn thờ vì vừa tiết kiệm chi phí, không phải mất công thay nước. Tuy nhiên theo các nhà tâm linh, không nên bày hoa nhựa, hay đèn điện nhấp nháy trên bàn thờ. Mặc dù có đắt hơn hoa giả đôi chút, nhưng hoa thật, quả thật thể hiện được sự chân thành, sự thành kính của con cháu.
Nên dùng hoa trang trí bàn thờ ngày Tết là hoa tươi và nên chọn các loại có tên đẹp, hương thơm dễ chịu. Những loại hoa tươi nên dùng là hoa lay-ơn, hoa huệ, hoa cúc vàng, mai, đào vì đẹp, tươi lâu, mang lại không khí Tết.
6. Cành vàng lá ngọc/đồ lễ ở chùa chiền không nên đặt lên bàn thờ gia tiên
Bạn có thể trang trí bàn thờ ngày Tết đơn giản nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, và một trong những nguyên tắc đó là bàn thờ là nơi tâm linh, thanh tịnh nên những cành vàng lá ngọc không nên đặt lên. Không nên đi bất cứ đến chùa chiền, đền phủ nào cũng xin lộc về đặt lên bàn thờ. Nếu tới di tích mua những cành vàng lá ngọc đó dâng lên, thì nên hóa đi, không nên mang về nhà.
Ai cũng mong năm mới gia đình sum vầy và vui vẻ bên nhau, cùng bắt tay vào việc trang trí nhà cửa với những hướng dẫn nào:
- Cách trang trí phòng khách ngày Tết
- Cách trang trí phòng ngủ ngày Tết
- Cách trang trí phòng bếp ngày Tết
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...