Có nên trồng cây giao trong nhà bởi đây là loại cây thể hiện sự chính trực và tính cách mạnh mẽ, ngay thẳng, không ngại khó khăn. Nếu trồng loại cây này trong nhà sẽ giúp mang lại nhiều sức khỏe, tài lộc và thịnh vượng cho người trồng. Bên cạnh đó, cây giao còn có nhiều tác dụng chữa bệnh như viêm xoang, các bệnh về đường hô hấp.
Đặc điểm của cây giao
Cây giao có nguồn gốc từ Nam Phi và được biết tới với nhiều tên gọi như cây xương cá, thanh san hô, lục ngọc thụ… Cây giao có hình dáng độc đáo và được nhiều người ưa chuộng để làm cảnh trang trí nhà cửa hoặc làm hàng rào. Cây giao thuộc họ cây xương rồng, cao khoảng 1 – 1,5m nhưng thân không có gai, nếu cây to lâu năm có thể cao tới 8m, đường kính to bằng cổ tay người trưởng thành. Thân cây có nhiều nhánh mọc ra xung quanh như xương cá. Lá cây thường chỉ có ở cành nhỏ, lá dài từ 1,2 – 1,6cm rộng 0,2cm và mọc thành cụm. Cây thường được thu hoạch để để làm thuốc ở dạng tươi hoặc phơi khô, có thể thu hoạch cây giao quanh năm.
Có nên trồng cây giao trong nhà?
Có, nên trồng cây giao trong nhà bởi đây là loại cây thể hiện cho sự chính trực, tính cách mạnh mẽ, ngay thẳng, không ngại khó khăn. Khi trồng loại cây này trong nhà sẽ giúp mang lại nhiều sức khỏe, tài lộc và thịnh vượng cho người trồng. Cây giao có dáng vẻ độc đáo thường được kết hợp với cây quỳnh để tạo thành cặp đôi cây cảnh truyền thống, mang lại vẻ đẹp cổ kính và ý nghĩa cho không gian sống.
Theo quan niệm dân gian thì cây giao còn có tác dụng xua đuổi tà ma để mang lại bình yên cho ngôi nhà. Cây giao còn giúp chữa các bệnh như viêm xoang hoặc các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài những ý nghĩa về phong thủy thì cây giao còn được dùng để làm hàng rào, vì cây giao thuộc họ xương rồng, không lá và gai. Cây mọc hoang ở nhiều nơi, thân cây chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, mùa xanh, độ dài không đều và mọc tủa ra các hướng. Phần lá nhỏ, hẹp, rụng sớm và chỉ còn cành nhánh trơ trọi.
Cây giao chủ yếu được dùng để chữa chứng viêm xoang, nhưng không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây cũng có thể trị được, chỉ khoảng 90% người bệnh được trị khỏi. Cây còn trị được các bệnh khác như mụn cóc, chật tay chân, thấp khớp, đau đầu, rắn cắn…
Mệnh nào, tuổi nào nên trồng cây giao trong nhà?
Cây giao là cây lành tính với nhiều ý nghĩa phong thủy khác nhau nên bất kỳ mệnh hoặc tuổi nào cũng có thể trồng được loại cây này trong nhà. Cây giao thường mang ý nghĩa về sự trường thọ, sức khỏe và may mắn nên khi trồng trong nhà sẽ giúp thu hút tiền tài, thịnh vượng cho gia chủ. Cùng với đó, cây giao còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí giúp không gian sống trở nên trong lành hơn.
Những lưu ý khi trồng cây giao trong nhà?
Cây giao có vẻ đẹp độc đáo cùng ý nghĩa phong thủy sâu sắc thường được nhiều người chọn để trang trí không gian, nhưng để cây phát triển tốt và mang lại may mắn thì cần phải lưu ý một số điều sau:
- Cây giao trưởng thành có thể rất lớn, nên để trồng trong nhà cần chọn giống cây mini hoặc cây có tốc độ sinh trưởng chậm.
- Cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp nhưng không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu. Có thể đặt cây gần cửa sổ hoặc ban công có ánh sáng dịu nhẹ, chọn vị trí thoáng mát và tránh những nơi ẩm thấp hoặc gió lùa mạnh.
- Chọn chậu trồng phù hợp với kích thước của cây, không quá rộng hoặc quá chật
- Nên tưới nước cho cây 2 – 3 lần/tuần đảm bảo đất luôn ẩm, nhiều nước quá sẽ làm rễ cây bị úng.
Cách trồng và chăm sóc cây giao trong nhà?
Dưới đây là cách để trồng và chăm sóc cây giao mà bạn có thể tham khảo để cây phát triển khỏe mạnh
Cách trồng
- Đất trồng: không cần phải chọn loại đất có dinh dưỡng cao mà cần chú ý tới khả năng thoát nước và độ ẩm trong cơ chế của đất. Cây giao không nên trồng ở đất phèn, chua, độ pH thích hợp nên từ 6 – 7 độ.
- Chọn giống: thường được nhân giống bằng cách giâm cành nên chọn những cành sinh trưởng tốt, khỏe và không bị sâu bệnh để cây sinh trưởng tốt nhất.
- Cách thực hiện: cắt cành giao bằng dao sắc chiều dài mỗi cây từ 3 – 4 đốt ngón tay, tránh để chồi bị dập, nát hoặc đứt lìa vì như thế cây sẽ không mọc và bén rễ được mà khi trồng bị thối rễ. Sau khi cắt cành từ cây mẹ phải đợi cho đến khi cành cây khô hẳn rồi mới trồng vào đất.
Cách chăm sóc cây giao
- Bón phân: để cây phát triển tốt hơn và chất lượng tốt thì cần bón thêm phân hữu cơ cho cây 1 lần/tháng để cây có nhiều khoáng chất, dinh dưỡng phát triển mạnh hơn. Định kỳ 3 tháng/lần vào ngày mưa nhẹ có thể rắc thêm phân đạm hoặc phân NPK (16-16-8) quanh gốc
- Tưới nước: giai đoạn mới trồng nên tưới 1 lần/ngày, tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa. Sau khi cây mọc rễ, thân, cành nên giảm lượng nước tưới cứ 3 ngày tưới 1 lần.
- Làm cỏ thường xuyên: để cây phát triển tốt thì cần làm cỏ xung quanh gốc, thường xuyên 2 tháng/lần, vun xới quanh gốc giúp cây tập trung chất dinh dưỡng và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.
- Cắt tỉa thường xuyên: nên cắt tỉa cành chết, già, khô, dài hoặc bị bệnh định kỳ 4 tháng/lần để tránh sâu bệnh.
Như vậy gia chủ có thể trồng cây giao trong nhà, vì đây là loại cây thể hiện sự chính trực, tính cách quyết đoán, không ngại khó khăn. Khi trồng trong nhà sẽ giúp mang lại nhiều sức khỏe, tài lộc cho người trồng. Ngoài ra, cây giao còn có công dụng chữa nhiều loại bệnh liên quan tới đường hô hấp. Do đó, đây là loại cây thích hợp để trồng trong nhà.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây dương xỉ trong nhà?
- Có nên trồng cây duối trước nhà? Người mệnh gì nên trồng?
- Có nên trồng cây bồ đề trước nhà? Người mệnh gì nên trồng?
- Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây sala trước nhà?
- Hỏi đáp: Có nên trồng cây chuối cảnh trước nhà?
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Top 6 mẫu bàn giám đốc chữ L Đức Khang bán chạy nhất 2025
TOP 6 mẫu bàn giám đốc chữ L bán chạy tại Đức Khang có trong...
Top 6 mẫu bàn giám đốc chân sắt 2m2 Đức Khang bán chạy 2025
TOP 6 mẫu bàn giám đốc chân sắt 2m2 bán chạy tại Đức Khang gồm:...
Top 7 mẫu ghế văn phòng bọc da cao cấp Đức Khang 2025
TOP 7 mẫu ghế văn phòng bọc da cao cấp được nhắc đến trong bài...