Không nên trồng cây phi lao trước nhà bởi trong phong thủy cây có tính âm, trồng trước nhà có thể gây ảnh hưởng tới vận khí của gia đình. Khi cây trưởng thành có tán rộng dễ che khuất ánh sáng và gây cản trở luồng khí tốt vào nhà. Nên gia chủ có thể trồng cây ở những vị trí khác để bảo vệ ngôi nhà bởi khả năng chắn gió, ngăn ngừa xói mòn của cây phi lao.
Đặc điểm của cây phi lao
Cây phi lao thuộc loại cây có hoa thuộc bộ Fagales, họ Casuarinaceae và còn được gọi với nhiều tên khác như dương phi lao, dương liễu… Cây phi lao xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1986 và được trồng phổ biến ở các tỉnh thành trên cả nước và nhiều nhất ở vùng duyên hải miền Trung.
Cây phi lao là cây thân gỗ, chiều cao trung bình từ 15 – 25m, trên thân cây có phần vỏ màu nâu nhạt nhưng phần sau lớp vỏ lại có màu nâu hồng. Vỏ cây khi phát triển tới giai đoạn nhất định sẽ bong ra thành từng mảng lớn. Thân cây có nhiều cành nhỏ, chia thành đốt, màu xanh lá sẫm và đặc biệt là cành cây sẽ thay lá thực hiện việc quang hợp.
Phi lao có lá đốt, nhỏ như lá kim và có xu hướng tiêu giảm thành vảy nhỏ dài chỉ từ 1 – 2mm, sợi ngắn mọc xung quanh đốt của cành. Lá của cây màu xanh đậm, mùa thu lá đổi màu sang đỏ cam hoặc đột biến thành màu trắng. Cây phi lao có hoa đơn tính mọc cùng gốc (hoa đực và hoa cái trên cùng 1 cây).
Cây phi lao có hệ rễ cọc ăn sâu xuống lòng đất lên tới 2m, cây còn có hệ rễ phụ mọc ngang lan rộng nhờ đó mà cây có thể chịu được mọi tác động từ gió bão cấp 10. Quả của cây là dạng quả kép hình bầu dục, khi chín vỏ tự hóa gỗ và giải phóng các hạt ra ngoài, có khả năng tái sinh cao thành những cây con mạnh khỏe.
Cây thích nghi tốt ở những khu vực đồi cát ven biển, đồng bằng, vùng sinh thái nội địa, vùng đồi núi cao. Do đó cây thường được trồng làm rừng phòng hộ giúp ngăn bão lũ, chắn gió cho các cánh đồng lúa nước ở khu vực miền Trung. Cây sinh trưởng tại nơi đất có độ pH 5.5 không giàu cát hoặc đất dốc tầng dày, nhưng với các loại đất có thành phần cơ giới cao hoặc quá khô thì cây sẽ không được phát triển được.
Có nên trồng cây phi lao trước nhà?
Không nên trồng cây phi lao trước nhà bởi cây có tính âm, nếu trồng trước nhà sẽ gây ảnh hưởng tới vận khí của gia đình. Khi cây trưởng thành có tán rộng sẽ che khuất ánh sáng và luồng khí tốt vào trong nhà. Nên gia chủ có thể trồng cây phi lao ở những vị trí khác để bảo vệ ngôi nhà bởi khả năng chắn gió, ngăn ngừa xói mòn.
Trong phong thủy cây phi lao biểu tượng cho sự tĩnh lặng, sự bình yên, sự dễ chịu nên khi trồng cây như tăng cường sức mạnh, làm chủ tâm trí giúp người trồng cảm thấy an yên, thư thái hơn.
Ngoài những ý nghĩa phong thủy, thì cây phi lao còn có nhiều công dụng khác như bảo vệ thiên nhiên và con người, cây được trồng ở bìa rừng giúp chắn gió, bão cát, bão biển. Trong đông y phần rễ của cây giúp chữa các triệu chứng ỉa chảy, kiết lỵ còn vỏ cây có tác dụng làm toát mồ hôi và lợi tiểu, lá cây thì có tác dụng kháng khuẩn. Chất tanin trong vỏ cây được dùng để nhuộm lưới đánh cá. Gỗ cây phi lao khá cứng và nặng nên thường được dùng để xây dựng trụ mỏ, đóng đồ gỗ… Bên cạnh đó, cây phi lao còn được trồng trong chậu làm bonsai để trang trí nhà cửa hay các công trình công cộng làm đẹp cảnh quan.
Mệnh nào, tuổi nào nên trồng cây phi lao trước nhà?
Cây phi lao thích hợp với những người thuộc mệnh Mộc và những người tuổi Thân gồm 1956, 1968, 1980, 1992… giúp tăng cường sự thẩm mỹ, sự tĩnh lặng và sự sắc sảo trong cuộc sống hàng ngày của họ. Tuy nhiên, cây phi lao nằm trong nhóm cây phong thủy không nên trồng trước nhà, do phần âm trong cây nhiều sẽ khiến lôi kéo những nguồn năng lượng xấu, tiêu cực và ngăn cản tài lộc vào nhà. Nên cây phi lao thường được trồng ở phía sau nhà.
Những lưu ý khi trồng và chăm sóc cây phi lao trước nhà?
Để cây phi lao phát triển khỏe mạnh và đẹp, thì khi trồng và chăm sóc cần phải lưu ý một số điều sau:
- Nên chọn cây giống có gốc rễ chắc chắn, thân thẳng, không bị sâu bệnh.
- Trước khi trồng nên bón lót cho cây bằng phân hữu cơ hoai mục để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Cần tưới nước đều đặn 2 – 3 lần/tuần để cây bén rễ. Bón phân định kỳ 3 – 4 tháng/lần, khi bón phân hữu cơ hoặc phân NPK để cây phát triển tốt.
- Cắt bỏ những cành khô, sâu bệnh và cành mọc không đúng để tạo dáng cho cây và giúp cây phát triển cành mới.
Cách trồng và chăm sóc cây phi lao trước nhà?
Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây phi lao đơn giản tại nhà:
Cách trồng
Có nhiều phương pháp nhân giống cây phi lao như chiết và giâm cành, nhân giống từ hạt. Sau đây là các bước trồng cây phi lao:
- Bước 1: Chuẩn bị cây giống
Có thể chọn trồng từ hạt giống hay giâm cành từ cây mẹ, để tiết kiệm thời gian thì nên tới địa chỉ uy tín để mua cây giống con.
- Bước 2: Chọn chậu
Nên chọn chậu có kích thước phù hợp để cây phát triển thoải mái, chậu phải có lỗ thoát nước để tránh tình trạng rễ úng nước, đất quá ẩm
- Bước 3: Chọn đất
Cây phi lao không kén chọn đất trồng chỉ cần đất tốt, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ sinh trưởng xanh tốt. Có thể kết hợp thêm các loại phân bón để kích thích cây phát triển.
- Bước 4: Trồng cây
Cho đất vào khoảng ⅔ chậu, tạo một hố đất chính giữa. Đặt bầu cây vào hố đất đã chuẩn bị, lấp đất xung quanh cây để cây đứng vững hơn.
- Bước 5: Tưới nước
Có thể tưới nước cho cây hàng ngày từ 1 – 2 lần, nếu trời nắng nóng thì tránh tưới nước cho cây vào buổi trưa, tránh để cây bị chết.
Cách chăm sóc cây phi lao
- Đất trồng: cây phi lao dễ chăm sóc nhưng khi trồng nên chọn đất trồng và bón phân tốt để cây sinh trưởng tốt. Hãy xới đất, làm cỏ, vun gốc khoảng 2 – 3 lần/năm.
- Ánh sáng: cây chịu nắng, gió, sinh trưởng mạnh ở nơi có ánh sáng mặt trời
- Nước: cây rất ưa nước cây sẽ phát triển mạnh khi đủ nước, nhưng chỉ nên tưới 2 ngày/lần tránh tưới quá nhiều khiến ngập úng, thối rễ.
- Phân bón: rễ của phi lao có thể tự sản xuất lân và đậm bằng cách cộng sinh với các vi khuẩn khác, chỉ cần bón thúc 500g phân rong biển và 50g phân vi sinh 1 năm/lần.
Như vậy có thể thấy việc trồng cây phi lao trước nhà là điều không nên, vì cây có tính âm mạnh nên nếu trồng trước nhà sẽ ảnh hưởng tới vận khí, thu hút những điều không may mắn tới cho gia đình. Gia chủ có thể trồng cây ở những vị trí khác như sau nhà, để bảo vệ ngôi nhà khỏi gió, bão, sự xói mòn…
Xem thêm:
- Có nên trồng cây nhội trước nhà? 3 điều cần nhớ!
- Tư vấn phong thủy: Có nên trồng cây nắp ấm trong nhà?
- Có nên trồng cây nhãn trước nhà? 5 điều cần biết!
- Có nên trồng cây mận trước nhà? Cách chăm sóc cây mận sai quả
- Có nên trồng cây mẫu đơn trước nhà? Hợp mệnh nào? Tuổi nào?
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Có nên trồng cây sơ ri trước nhà? Người mệnh nào nên trồng?
Có nên trồng cây sơ ri trước nhà bởi cây không chỉ tạo bóng mát,...
Có nên trồng cây phượng trước nhà? Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy
Có nên trồng cây phượng trước nhà vì cây có hoa màu đỏ rực rỡ,...
Có nên trồng cây phi lao trước nhà? Ý nghĩa và cách chăm sóc
Không nên trồng cây phi lao trước nhà bởi trong phong thủy cây có tính...