Có nên trồng cây phượng trước nhà vì cây có hoa màu đỏ rực rỡ, tạo sự tươi mới cho không gian sống. Cây có tán lá rộng để cung cấp bóng mát cho ngôi nhà và thường gợi những kỷ niệm đẹp, từ đó giúp mang lại may mắn và vận khí tốt cho gia chủ.
Đặc điểm của cây phượng
Cây phượng còn có tên khoa học là Delonix Regia, loài cây được trồng để che bóng mát vì có tán lá to hoặc có thể làm cảnh với cánh hoa đỏ bắt mắt. Cây phượng có nguồn gốc từ Madagascar và được tìm thấy ở dọc các cánh rừng Malagasy. Tại Việt Nam loại cây này xuất hiện đầu tiên vào những năm cuối thế kỷ 19 tại Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Cây phượng có thân gỗ cao trung bình từ 10 – 20m, vỏ cây màu xám trắng, tán cây rộng gồm nhiều cành nhánh mọc đều và dày. Lá của cây phượng có hình dạng phức tạp giống như lá lông chim kép. Chúng có màu xanh lục, kích thước nhỏ nhưng dày và được sắp xếp xen kẽ với nhiều nhánh cây khác, tạo không gian râm mát lớn.
Hoa của cây phượng nở thành chùm dài từ 20 – 50cm, các bông hoa có 5 cánh, màu đỏ tươi với viền nhẹ nhăn ở mép. Cánh hoa lớn nhất thường có họa tiết màu trắng đặc biệt, còn các cánh khác lại có màu đỏ cam. Cây có quả màu nâu, lớn tới 60cm và có hạt bên trong có thể ăn được khi đã chín hoàn toàn.
Cây phượng thích nghi tốt trong môi trường khí hậu nhiệt đới và gần nhiệt đới, nhưng nhờ khả năng giữ nước tốt thì cây vẫn phát triển tốt ở vùng ngập mặn hoặc khô hạn.
Có nên trồng cây phượng trước nhà?
Có, nên trồng cây phượng trước nhà bởi cây có hoa với màu đỏ rực rỡ giúp tạo không gian sống tươi mới hơn. Cây có tán lá rộng để tạo bóng mát cho ngôi nhà và cây còn gắn liền với những kỷ niệm đẹp, từ đó mang lại sự may mắn và vận khí tốt cho gia chủ.
Theo quan niệm Hán Việt phượng có nghĩa là đuôi chim phượng, do giao diện của cây có điểm tương đồng với giống loại chim quý hiếm này. Chùm hoa phượng còn được ví như đôi cánh của chim phượng nhằm báo hiệu một mùa vụ tốt đẹp. Đây cũng là loại cây gắn liền với tuổi học trò, màu đỏ của hoa phượng được xem như dấu hiệu của sự kết thúc một năm học và dấu hiệu của mùa hè đang tới gần. Ngoài ra cây phượng còn có một số công dụng khác như:
- Che bóng mát: với những tán lá rộng và xòe bao quanh cây phượng thường được trồng phổ biến tại các công viên hoặc trường học… để tạo bóng mát.
- Phong thủy: cây sở hữu những cành hoa đỏ thắm nên được nhiều người ưa chuộng nhân giống bonsai để mang lại vận may cho gia đình.
- Trang trí: nhiều người thường tận dụng thân cây phượng để làm đồ vật trang trí nội thất, ván hoặc đóng xuồng. Bên cạnh đó người ta thường dùng lá phượng và vỏ cây để làm thuốc chữa trị khớp, khó tiêu, táo bón…
Những lưu ý khi trồng và chăm sóc cây phượng trước nhà?
Dưới đây sẽ là một số lưu ý phổ biến khi trồng và chăm sóc cây phượng:
- Khi bón phân thì cần bón cách gốc cây khoảng 10 – 20cm, chăm tưới nước để phân bón hòa tan nhanh chóng hơn
- Tăng tần suất tưới cây vào những thời điểm nắng nóng kéo dài để cây được phát triển tươi tốt
- Cây thường bị sâu đục và ăn lá do đó bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thuốc trừ sâu phù hợp để cây được khỏe mạnh.
Cách trồng và chăm sóc cây phượng trước nhà?
Để cây phát triển khỏe mạnh và phát huy được những công dụng thì cách trồng và chăm sóc cây cũng rất quan trọng:
Cách trồng
- Bước 1: ngâm hạt giống trong nước khoảng 10 – 12 tiếng để kích mầm, sau thời gian này thì vớt hạt giống ra và đặt trong khăn mềm để ủ.
- Bước 2: đặt hạt giống vừa ngâm vào khay sạch để ươm mầm, nên đặt vào khay đựng một ít cát mỏng, vùi hạt giống vào và phủ rơm lên phía trên
- Bước 3: khi cây bắt đầu đâm chồi lên mặt cát thì sau khoảng 1 tuần. Lúc này nên tưới nước thường xuyên để cây phát triển nhanh hơn
- Bước 4: sau 1 tháng thì mang mầm cây ra hố để trồng, cho phân NPK và phân hoai mục rồi nén chặt cây vào hỗn hợp đất trồng.
Cách chăm sóc
- Ánh sáng: cây có khả năng thích nghi với khí hậu nóng ẩm, hấp thụ ánh sáng khá tốt nhưng không nên cho hạt giống của cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi trồng sẽ khiến cây kém phát triển hoặc thậm chí là chết cây.
- Đất: cây sinh trưởng tốt hơn khi dùng đất nát trộn theo tỉ lệ 80:20 với một số loại phân bón như phân xanh, phân hoai mục và phân hữu cơ.
- Nước: nên chăm tưới nước 1 lần vào buổi sáng cho cây trong giai đoạn mới nhân giống và tăng dần 2 lần/ngày sau khi cây đã trưởng thành
- Nhiệt độ và độ ẩm: cây phượng có khả năng thích nghi trong điều kiện môi trường nóng ẩm, thường nhiệt độ lý tưởng sẽ dao động từ 20 – 30 độ C.
- Phân bón: khi mới trồng thì nên dùng phân bón ủ mục hoặc NPK, khi cây nở hoa thì nên dùng phân bón NPK 16-16-8 với tần suất 2 lần/ngày và kéo dài khoảng 90 ngày.
Gia chủ hoàn toàn có thể trồng cây phượng trước nhà vì cây có hoa màu đỏ rực rỡ, tạo không gian tươi mới. Cây có tán lá rộng để cung cấp bóng mát cho ngôi nhà và giúp mang lại sự may mắn, vận khí tốt cho gia chủ.
Xem thêm:
- Có nên trồng cây phi lao trước nhà? Ý nghĩa và cách chăm sóc
- Có nên trồng cây nhội trước nhà? 3 điều cần nhớ!
- Tư vấn phong thủy: Có nên trồng cây nắp ấm trong nhà?
- Có nên trồng cây nhãn trước nhà? 5 điều cần biết!
- Có nên trồng cây mận trước nhà? Cách chăm sóc cây mận sai quả
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Có nên trồng cây sơ ri trước nhà? Người mệnh nào nên trồng?
Có nên trồng cây sơ ri trước nhà bởi cây không chỉ tạo bóng mát,...
Có nên trồng cây phượng trước nhà? Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy
Có nên trồng cây phượng trước nhà vì cây có hoa màu đỏ rực rỡ,...
Có nên trồng cây phi lao trước nhà? Ý nghĩa và cách chăm sóc
Không nên trồng cây phi lao trước nhà bởi trong phong thủy cây có tính...