Có nên trồng cây lâm vồ? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây lâm vồ

Có nên trồng cây lâm vồ? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây lâm vồ

Cây lâm vồ tượng trưng cho sự giác ngộ, trí tuệ và giải thoát cùng với đó cây có khả năng hút tài lộc, may mắn và xua đuổi tà khí nên đây là loại cây rất thích hợp để trồng trong khuôn viên nhà. Ngoài ra, cây còn có khả năng thanh lọc không khí, mang lại cảm giác thư thái, giảm stress cho gia chủ.

Đặc điểm của cây lâm vồ

Cây lâm vồ có tên gọi khác là cây bồ đề, cây giác ngộ, cây đề. Tên khoa học là Ficus Rumphii hoặc Ficus Religiosa, chúng xuất hiện ở Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông Việt Nam. Cây lâm vồ là cây tâm linh được vun trồng nhiều ở các vùng núi phía Tây Bắc như Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Hà Giang… thường được trồng tại đình chùa, miếu mạo.

Cây lâm vồ là loại cây thân gỗ lớn, thường rụng lá vào mùa thu nhưng chỉ là cây thường xanh bán mùa vì nếu có rụng lá cây cũng vẫn giữ lại những chiếc lá màu xanh truyền thống. Thân cây có vỏ màu nâu hay màu nâu xám, có vảy và mang nhiều rễ, phân cành nhánh nhiều, các cọng rủ xuống tạo thành lá là rộng và rậm rạp.

Lá cây có hình trái tim với đầu lá kéo dài thành hàng, đầu lá tới cuống dài 2 – 5cm, cuống lá dài từ 6 – 10cm. Lá có màu xanh lục đậm làm nổi bật lên phần gân lá hình chân chim màu xanh. Hoa của cây thường mọc thành cụm, mỗi cụm dạng xung trên thân, hoa đơn tính, nhỏ và có hình cầu. Hoa có màu đỏ, thường nở từ tháng 2 – cuối tháng 4.

Quả bồ đề có dạng hình cầu, kích thước nhỏ đường kính 1 – 1,5cm. Quả không có cuống, mọc thành từng chùm như hoa, quả khi còn non có màu xanh lục nhưng khi chín chuyển sang màu tím. Cây lâm vồ ưa sáng, ưa ẩm, khả năng chịu rét cao nhưng không chịu được nhiệt độ cao.

Có nên trồng cây lâm vồ? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây lâm vồ

Có nên trồng cây lâm vồ

Có nên trồng cây lâm vồ vì cây tượng trưng cho sự giác ngộ, trí tuệ và giải thoát cùng với đó là khả năng hút tài lộc, may mắn và xua đuổi tà khí, thanh lọc không khí mang lại cảm giác thư thái, giảm stress.

Ngoài các ý nghĩa phong thủy, thì cây lâm vồ còn có nhiều tác dụng như làm cây trang trí, làm cảnh vì cây có kích thước to lớn và đẹp mắt, tán rộng nên rất được ưa chuộng làm cây trang trí (nhà thờ, cà phê, vỉa hè, công viên, đường phố…) Vừa làm cảnh tạo bóng mát, vừa hấp thụ các khí độc tạo môi trường xanh – sạch – đẹp. Cây lâm vồ còn giúp làm sạch không khí, hấp thụ CO2 và cách chất độc hại giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, cây lâm vồ còn được xem là một dược liệu quý trong tự nhiên và được dùng làm vị thuốc trong nhiều năm. Nhựa cây có màu cam, mỏng dẹt, láng mịn như sáp. Khi đun nóng sẽ chảy ra và có mùi thơm nhẹ nhàng như vani. Loại nhựa này được dùng để trị các bệnh như tiêu chảy, tiểu đường, giúp an thần, ổn định huyết áp…

Có nên trồng cây lâm vồ? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây lâm vồ

Những lưu ý khi trồng cây lâm vồ

Để cây phát triển tốt và phát huy được hết ý nghĩa phong thủy thì nên lưu ý những điều sau đây:

  • Cây lâm vồ có tán lá rộng nhờ đó cây rất ưa ánh sáng mặt trời, nhiệt độ lý tưởng là 18 – 32 độ C, trời rét hoặc quá nóng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
  • Khi tưới nước cho cây non cần tưới thường xuyên, không tưới quá nhiều tránh để cây bị chết. tưới khi đủ lượng mưa và tưới khi thời tiết quá nắng nóng.
  • Khi trồng cây cũng chề che chắn cẩn thận để cây bị gãy, hư hại do tác động của môi trường tự nhiên.

Có nên trồng cây lâm vồ? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây lâm vồ

Cách trồng và chăm sóc cây lâm vồ

Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây lâm vồ đơn giản, hiệu quả tại nhà:

Cách trồng

  • Nên chọn đất có nhiều dưỡng chất, độ tơi xốp nhất định và khả năng thoát nước cho rễ cây và được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành từ cây mẹ hoặc gieo bằng hạt.
  • Để chọn cành giâm không quá già cũng không quá non, nếu là cành lâm vồ đã ra hoa thì cành mịn
  • Hạt được trồng để làm giống cũng cần phải hạt mẩy, tròn đều để tăng khả năng sống sót.
  • Hố trồng có kích thước hố khoảng 20cm.

Có nên trồng cây lâm vồ? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây lâm vồ

Cách chăm sóc

  • Nhiệt độ trồng cây từ 18 – 32 độ C, nếu thời tiết quá lạnh hoặc quá lạnh sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây
  • Cần tưới nước hàng ngày từ 1 – 2 lần để đảm bảo cây đủ nước để sinh sôi và phát triển. Không tưới khi trời nóng, cây trưởng thành cần cấp đủ ẩm cho cây 
  • Những ngày đầu trồng nên bón phân lót hữu cơ định kỳ 1 – 2 tháng cho cây, để sinh trưởng và phát triển tốt. Sau 1 tháng có thể bón phân NPK để cây phát triển nhanh chóng
  • Với cây trồng trong chậu sau 2 – 3 năm nên thay chậu vào đầu xuân, khi mầm chưa kịp nảy.

Có nên trồng cây lâm vồ? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây lâm vồ

Như vậy có thể thấy, cây lâm vồ có thể trồng trong khuôn viên nhà giúp thu hút tài lộc, may mắn và xua đuổi tà khí cùng khả năng thanh lọc không khí, mang lại cảm giác thư thái và giảm stress cho gia chủ.

ĐỪNG BỎ LỠ các cây phong thủy để bàn làm việc mang tài lộc, may mắn có tại Đức Khang nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)