Thiết kế nội thất văn phòng làm việc trọn gói giá xưởng tại Hà Nội

Thiết kế nội thất văn phòng - Giải pháp tối ưu không gian làm việc hiện đại

Nội dung chính:

Khi môi trường làm việc đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân sự, nâng cao hiệu suất và tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp thì thiết kế nội thất văn phòng là yếu tố không thể bỏ qua. Thiết kế văn phòng là quá trình lên kế hoạch, bố trí và lựa chọn nội thất một cách khoa học để tạo ra không gian làm việc vừa thoải mái, vừa chuyên nghiệp. Từ màu sắc, ánh sáng đến chất liệu và cách sắp xếp, mọi chi tiết đều hướng đến mục tiêu chung là tạo ra không gian làm việc thúc đẩy sự sáng tạo và năng suất của nhân viên.

Hãy cùng Nội thất Đức Khang tìm hiểu chi tiết về thiết kế nội thất văn phòng qua bài viết dưới đây!

Vì sao cần tối ưu thiết kế nội thất văn phòng?

Tối ưu thiết kế nội thất văn phòng không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, giữ chân nhân sự mà còn là cách thể hiện rõ ràng hình ảnh thương hiệu trong mắt cả người trong lẫn người ngoài. 

  • Không gian làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất

Chúng ta dành ít nhất 8 tiếng mỗi ngày tại văn phòng, nghĩa là phần lớn thời gian tỉnh táo trong ngày đều gắn với không gian làm việc. Vì vậy, không khó hiểu khi môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng, sự tập trung và hiệu quả công việc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy: một văn phòng được thiết kế tốt có thể giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên từ 20% – 30%. Những yếu tố như ánh sáng tự nhiên, ghế ngồi thoải mái, bố trí hợp lý giữa các khu vực làm việc và nghỉ ngơi có tác động rõ rệt đến tinh thần và năng suất.

Ngoài ra, một không gian được đầu tư bài bản về thiết kế nội thất văn phòng sẽ khiến nhân viên cảm thấy được quan tâm, từ đó gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp. Văn phòng không chỉ là nơi để làm việc, mà còn là “ngôi nhà thứ hai” – nơi truyền cảm hứng, sự sáng tạo và động lực hàng ngày.

Không gian làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất

  • Thiết kế là công cụ nhận diện thương hiệu và văn hóa công ty

Văn phòng chính là “bộ mặt” của doanh nghiệp. Cách bố trí không gian, lựa chọn màu sắc, vật liệu hay phong cách thiết kế đều là cách để truyền tải thông điệp thương hiệu đến cả nội bộ và bên ngoài.

Một văn phòng với thiết kế hiện đại, chỉn chu sẽ tạo ấn tượng tích cực với đối tác, khách hàng ngay từ lần đầu gặp gỡ. Đồng thời, nó cũng là cách để thể hiện bản sắc riêng nên dù bạn là công ty công nghệ trẻ trung, một startup sáng tạo hay doanh nghiệp tài chính chuyên nghiệp.

Thiết kế nội thất văn phòng, nếu làm đúng thì không chỉ là trang trí cho đẹp, mà là cách kể câu chuyện thương hiệu bằng không gian sống động và thuyết phục.

Thiết kế là công cụ nhận diện thương hiệu và văn hóa công ty

Những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất văn phòng

Thiết kế nội thất văn phòng không đơn thuần là chọn bàn ghế đẹp hay treo vài bức tranh cho “có không khí”. Đó là một quá trình tổng thể, cần tính toán kỹ lưỡng để tạo ra một không gian không chỉ đẹp, mà còn phục vụ hiệu quả cho công việc hàng ngày. Dưới đây là những yếu tố cốt lõi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý khi bắt tay vào thiết kế văn phòng:

  • Tính thẩm mỹ: một văn phòng được thiết kế đẹp sẽ tạo ấn tượng tốt với nhân viên và khách hàng, đối tác. Không gian đẹp thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉn chu và gu thẩm mỹ của doanh nghiệp.

Những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất văn phòng - Tính thẩm mỹ

  • Tính công năng: một không gian đẹp nhưng bất tiện sẽ nhanh chóng gây khó chịu và giảm năng suất làm việc. Tính công năng trong thiết kế nội thất văn phòng là yếu tố không thể thiếu, bố trí khoa học đảm bảo luồng di chuyển hợp lý, phân khu rõ ràng nhưng vẫn có tính kết nối, tối ưu diện tích mà không gây bí bách.

Những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất văn phòng - Tính công năng

  • Phong thủy: nhiều doanh nghiệp vẫn coi yếu tố phong thủy là điều quan trọng khi thiết kế nội thất văn phòng. Như hướng bàn tránh quay lưng ra cửa, ưu tiên hướng hợp tuổi lãnh đạo. Hay như phòng giám đốc không nên đặt giữa khu vực ồn ào hoặc sát nhà vệ sinh…

Những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất văn phòng - Phong thủy

  • Yếu tố tự nhiên: ngày càng nhiều văn phòng hiện đại ưu tiên yếu tố tự nhiên, tạo ra môi trường làm việc gần gũi và thoải mái. Ánh sáng tự nhiên giúp mắt không mỏi, cải thiện tinh thần, hạn chế đèn huỳnh quang quá mạnh. Ưu tiên chất liệu gỗ, tre, đá tự nhiên thay vì nhựa hoặc kim loại lạnh lẽo…

Những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất văn phòng - Yếu tố tự nhiên

  • Màu sắc: trong thiết kế nội thất văn phòng thì màu sắc không chỉ để làm đẹp, mà còn ảnh hưởng tới cảm xúc và hành vi của nhân viên. Ví như màu xanh lá giúp thư giãn, xanh dương giúp tập trung, vàng giúp tạo năng lượng, trắng thì sạch sẽ, xám thể hiện chuyên nghiệp. Nên phối màu hợp lý, tránh lạm dụng quá nhiều màu nổi bật, dễ gây rối mắt.

Những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất văn phòng - Màu sắc

  • Lựa chọn và bài trí nội thất: nội thất là cốt lõi của văn phòng, chọn sai ghế sẽ khiến người ngồi đau lưng, bố trí sai tủ hồ sơ sẽ mất thời gian tìm kiếm. Nên chọn nội thất theo công năng, phù hợp diện tích và nhu cầu sử dụng. Ưu tiên nội thất module, dễ lắp ráp, thay đổi khi cần. Hoặc dùng ghế công thái học, bàn chiều cao tiêu chuẩn, khoảng cách vừa phải.

Những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất văn phòng - Lựa chọn và bài trí nội thất

Thiết kế nội thất văn phòng cần bao nhiêu diện tích không gian?

Trong quá trình thiết kế nội thất văn phòng, nhiều doanh nghiệp đặt ra câu hỏi “Chúng tôi cần bao nhiêu diện tích cho không gian làm việc?”. Câu trả lời không chỉ nằm ở m2 mà nằm ở cách bạn dùng không gian đó như thế nào. Sau đây là các yếu tố cần lưu ý:

Tính chất công việc

Không gian nên phản ánh chính xác các doanh nghiệp vận hành. Cụ thể là:

  • Công ty sáng tạo (thiết kế, truyền thông, công nghệ): Cần không gian mở, linh hoạt, nhiều khu vực thảo luận, brainstorming, khu nghỉ ngơi. Không gian cho mỗi nhân viên dao động 5–8m²/người.
  • Doanh nghiệp tài chính, luật, hành chính: Thường cần sự riêng tư, tập trung, nhiều vách ngăn hoặc phòng riêng. Mức tối thiểu nên từ 7–10m²/người.
  • Mô hình hybrid/freelance: Số chỗ ngồi cố định ít hơn số nhân viên tổng, nên có thể tiết kiệm diện tích xuống 3–5m²/người, bù lại cần bố trí khu vực linh hoạt (hot desk, booth họp cá nhân).

Thiết kế nội thất văn phòng cần bao nhiêu diện tích không gian?

Khía cạnh văn hóa

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới cách bố trí và mức độ mở của không gian. Như công ty đề cao sự tự do, sáng tạo thì cần không gian mở, ngăn cách, nhiều khu vực cộng tác và góc thư giãn. Hay công ty coi trọng tính kỷ luật, bảo mật thì không gian tách biệt rõ ràng, phân luồng chức năng cụ thể. Ngoài ra, yếu tố văn hóa vùng miền, tôn giáo hay thậm chí thế hệ (gen Z, gen Y, gen X) cũng ảnh hưởng tới cách thiết kế.

Thiết kế nội thất văn phòng cần bao nhiêu diện tích không gian?

Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng theo diện tích

Để không gian văn phòng đạt chuẩn, có thể tham khảo các mốc tiêu chuẩn diện tích phổ biến như sau:

Chức năngDiện tích tối thiểu (m²/người hoặc phòng)
Khu làm việc nhân viên4 – 6 m²/người
Phòng họp nhỏ (4–6 người)10 – 15 m²/phòng
Phòng họp lớn (10+ người)20 – 30 m²/phòng
Phòng giám đốc/leader12 – 20 m²/phòng
Khu vực pantry / nghỉ ngơi5 – 10 m²/người (theo tổng số lượng nhân sự)
Khu tiếp khách8 – 12 m² tùy quy mô

Lưu ý: Đây chỉ là tiêu chuẩn tham khảo, không thay thế bản vẽ thiết kế thực tế.

Đặc biệt, diện tích hạn chế vẫn có thể tối ưu nếu thiết kế tốt, chìa khóa nằm ở việc tối ưu nội thất đa năng, phân vùng thông minh (dùng tủ, kệ thay tường), tận dụng ánh sáng và phối màu khéo léo để ăn gian diện tích. 

Các hạng mục thiết kế nội thất văn phòng

Thiết kế nội thất văn phòng không chỉ còn là sắp xếp bàn ghế, mà đó còn là cách doanh nghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp, chăm lo cho nhân viên và nâng cao hiệu suất làm việc hàng ngày. Mỗi không gian trong văn phòng đều có chức năng riêng, việc thiết kế hợp lý từng khu vực là yếu tố then chốt tạo nên môi trường hiện đại, hiệu quả và truyền cảm hứng:

Thiết kế phòng Giám đốc, Trưởng phòng

Đây là không gian cần sự kết hợp giữa tính riêng tư, phong cách cá nhân và sự sang trọng. Khi thiết kế nội thất phòng Giám đốc hay Trưởng phòng, yếu tố đầu tiên là phải thể hiện vị thế lãnh đạo mà vẫn giữ được sự kết nối với toàn bộ văn phòng:

  • Màu sắc và vật liệu: dùng tông màu trầm như nâu, đen, xám kết hợp với vật liệu gỗ tự nhiên, da hoặc kim loại cao cấp.
  • Bố trí: Bàn làm việc chính diện cửa, phía sau là tủ hồ sơ – giá sách – tranh nghệ thuật.
  • Nội thất: Bàn lớn, ghế giám đốc công thái học, bàn họp nhỏ cho 4–6 người.

Các hạng mục thiết kế nội thất văn phòng - Thiết kế phòng Giám đốc, Trưởng phòng

Thiết kế văn phòng làm việc của nhân viên

Khu vực này thường chiếm phần lớn diện tích văn phòng, và là nơi có tác động trực tiếp đến hiệu suất làm việc hằng ngày của đội ngũ nhân sự.

  • Không gian mở: Xu hướng phổ biến hiện nay là sử dụng thiết kế mở, tối ưu sự giao tiếp và cộng tác.
  • Nội thất: Bàn làm việc module, ghế xoay công thái học, vách ngăn thấp tạo sự riêng tư vừa đủ.
  • Ánh sáng: Ưu tiên ánh sáng tự nhiên kết hợp hệ thống đèn LED ánh sáng trắng để tránh mỏi mắt.
  • Tiện ích: Tích hợp các khu vực thư giãn nhỏ, chỗ sạc điện thoại, kệ để đồ cá nhân tăng tính tiện lợi.

Việc thiết kế nội thất văn phòng cho nhân viên không chỉ để đẹp mà còn cần phù hợp với đặc thù công việc và văn hóa nội bộ.

Các hạng mục thiết kế nội thất văn phòng - Thiết kế văn phòng làm việc của nhân viên

Thiết kế nội thất phòng họp

Phòng họp là nơi đưa ra quyết định quan trọng, tổ chức brainstorm hoặc tiếp khách, vì vậy không gian này cần sự chuyên nghiệp và linh hoạt.

  • Loại hình phòng họp:
    • Phòng họp lớn (10–20 người): Trang bị bàn dài, màn hình trình chiếu, cách âm tốt.
    • Phòng họp nhỏ (4–6 người): Không gian ấm cúng, linh hoạt cho các buổi thảo luận nhanh.
  • Công nghệ: Hệ thống máy chiếu, âm thanh, micro không dây, bảng tương tác thông minh là những yếu tố cần có trong văn phòng hiện đại.
  • Âm học, ánh sáng: Chống vang tốt, sử dụng đèn LED ánh sáng vàng nhẹ để tạo cảm giác tập trung và không gây căng thẳng.

Các hạng mục thiết kế nội thất văn phòng - Thiết kế nội thất phòng họp

Thiết kế nội thất quầy lễ tân

Lễ tân là “gương mặt” đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy. Một quầy lễ tân được thiết kế tốt sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ và chuyên nghiệp ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

  • Thiết kế nổi bật: Dùng logo công ty gắn tường, đèn chiếu điểm, vật liệu đá, gỗ hoặc kim loại tùy phong cách thương hiệu.
  • Không gian chờ: Ghế sofa, bàn trà, cây xanh, tạp chí/doanh nghiệp profile trưng bày sẵn.
  • Nhân viên lễ tân: Bố trí thuận tiện cho quan sát ra – vào và giao tiếp, nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư.

Các hạng mục thiết kế nội thất văn phòng - Thiết kế nội thất quầy lễ tân

Thiết kế các hạng mục khác

Ngoài các khu vực chính, thiết kế nội thất văn phòng hiện đại thường tích hợp thêm nhiều không gian chức năng:

  • Khu pantry/căng tin: Góc cà phê, quầy bar mini, tủ lạnh, bàn ăn nhóm. Đây là nơi tăng tương tác nội bộ.
  • Phòng nghỉ/nap room: Cho phép nhân viên thư giãn, ngủ trưa, giảm stress.
  • Khu sáng tạo/team building: Không gian mở, linh hoạt dùng cho brainstorm, tổ chức workshop.
  • Phòng phone booth/cá nhân: Dành cho nhân viên cần gọi điện riêng tư hoặc họp online cá nhân.

Các hạng mục thiết kế nội thất văn phòng - Thiết kế các hạng mục khác

Những đồ nội thất không thể thiếu trong văn phòng

Trong quá trình thiết kế nội thất văn phòng, ngoài việc cân nhắc bố cục, màu sắc hay ánh sáng, thì việc lựa chọn nội thất phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Một không gian làm việc hiện đại, hiệu quả không thể thiếu những món đồ nội thất cơ bản nhưng cực kỳ thiết yếu dưới đây:

Tủ tài liệu văn phòng

Tủ tài liệu là món đồ tưởng nhỏ nhưng lại giúp văn phòng trông gọn gàng, khoa học hơn và hỗ trợ tìm kiếm hồ sơ nhanh chóng. Tùy vào diện tích và đặc thù công việc, tủ có thể là dạng đứng, dạng thấp hoặc kết hợp khóa bảo mật. Với xu hướng thiết kế hiện đại, nhiều văn phòng còn tích hợp tủ tài liệu âm tường hoặc kết hợp với vách ngăn để tiết kiệm không gian. Ưu tiên chọn chất liệu gỗ công nghiệp chống ẩm, màu sắc trung tính để phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất văn phòng khác nhau.

Những đồ nội thất không thể thiếu trong văn phòng - Tủ tài liệu văn phòng

Bàn lãnh đạo

Bàn lãnh đạo không chỉ đơn giản là nơi ngồi làm việc. Nó còn là nơi thể hiện vị thế, phong cách quản lý và đẳng cấp của công ty. Kích thước bàn thường lớn hơn bàn nhân viên, chất liệu và thiết kế cũng cần đầu tư kỹ lưỡng, từ gỗ veneer cao cấp đến mặt kính kết hợp khung kim loại hiện đại.

Trong thiết kế nội thất văn phòng, khu vực bàn lãnh đạo nên được bố trí tại vị trí riêng biệt, yên tĩnh, thể hiện sự trang trọng nhưng vẫn hòa nhập với tổng thể không gian.

Những đồ nội thất không thể thiếu trong văn phòng - Bàn lãnh đạo

Bàn làm việc cho nhân viên

Đây là khu vực chiếm nhiều diện tích nhất trong văn phòng, nên bàn làm việc cho nhân viên cần được lựa chọn cẩn trọng về cả thiết kế lẫn số lượng. Hiện nay, mô hình bàn module (bàn dài chia ngăn) được nhiều công ty lựa chọn để tối ưu không gian và khuyến khích giao tiếp nội bộ. Mẹo chọn bàn, nên ưu tiên mặt bàn gỗ công nghiệp phủ melamine chống trầy, khung kim loại chắc chắn, thiết kế có lỗ đi dây gọn gàng để tránh rối mắt.

Những đồ nội thất không thể thiếu trong văn phòng - Bàn làm việc cho nhân viên

Ghế văn phòng

Một chiếc ghế tốt không chỉ giúp ngồi thoải mái mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống và hiệu suất làm việc. ghế văn phòng hiện đại thường có lưng lưới thoáng khí, tay vịn điều chỉnh được và quan trọng nhất là có bánh xe linh hoạt, dễ di chuyển.

Những đồ nội thất không thể thiếu trong văn phòng - Ghế văn phòng

Bàn họp

Bàn họp là nơi tập trung trí tuệ, giao tiếp và thảo luận chiến lược. Dù là công ty nhỏ hay lớn, một chiếc bàn họp phù hợp luôn là phần không thể thiếu trong thiết kế nội thất văn phòng. Tùy theo quy mô công ty, bàn họp có thể là hình chữ nhật, oval hoặc tròn. Các mẫu bàn tích hợp cổng sạc, dây cáp âm bàn đang rất được ưa chuộng vì tiện dụng và tinh tế. Ưu tiên đặt bàn họp tại vị trí đủ ánh sáng tự nhiên, gần bảng viết hoặc màn hình trình chiếu để tối ưu trải nghiệm khi thảo luận.

Những đồ nội thất không thể thiếu trong văn phòng - Bàn họp

Một số phong cách thiết kế nội thất văn phòng thịnh hành

Một văn phòng được thiết kế đúng cách có thể giúp cải thiện tinh thần làm việc, nâng cao hiệu suất, đồng thời gây ấn tượng mạnh với đối tác và khách hàng. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có mục tiêu, tính chất công việc và văn hóa riêng, nên việc lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp là yếu tố then chốt.

Dưới đây là một số phong cách thiết kế nội thất văn phòng đang được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong năm 2025.

Phong cách hiện đại (Modern Style)

Phong cách hiện đại là lựa chọn phổ biến trong thiết kế nội thất văn phòng, phong cách này tập trung vào sự tối giản, tinh gọn nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ công năng. Phong cách thường dùng nét thẳng, bố cục rõ ràng, ưu tiên không gian mở và ánh sáng tự nhiên. Nội thất thường là gỗ MDF phủ Melamine, kính cường lực, kim loại nhẹ. Phong cách hiện đại phù hợp với các công ty công nghệ, doanh nghiệp trẻ muốn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại, dễ mở rộng không gian khi phát triển.

Một số phong cách thiết kế nội thất văn phòng thịnh hành - Phong cách hiện đại (Modern Style)

Phong cách tối giản (Minimalism)

Phong cách này chú trọng việc lược bỏ mọi chi tiết thừa, giữ lại những yếu tố cốt lõi để không gian thoáng đãng và tập trung. Minimalism với đặc điểm là tối giản đồ đạc, sử dụng tông màu trung tính như trắng, xám, be. Thiết kế tập trung vào ánh sáng tự nhiên và tính tiện dụng. Phong cách tối giản phù hợp với startup, freelancer, công ty nhỏ hoặc những doanh nghiệp yêu thích sự đơn giản, tập trung vào hiệu quả làm việc hơn là hình thức.

Một số phong cách thiết kế nội thất văn phòng thịnh hành - Phong cách tối giản (Minimalism)

Phong Cách Công Nghiệp (Industrial)

Phong cách công nghiệp là một lựa chọn mạnh mẽ, cá tính, mang đến cảm giác phóng khoáng và sáng tạo cho không gian làm việc. Industrial với thiết kế bộc lộ kết cấu thô của trần nhà, tường bê tông, hệ thống ống kỹ thuật. Nội thất sử dụng kim loại đen, gỗ tái chế và ánh sáng vàng ấm. Phong cách này phù hợp với các agency sáng tạo, studio thiết kế, công ty truyền thông – nơi đề cao cá tính và không gian mở.

Một số phong cách thiết kế nội thất văn phòng thịnh hành - Phong Cách Công Nghiệp (Industrial)

Phong Cách Eco/Xanh (Biophilic Design)

Trong thiết kế nội thất văn phòng không thể bỏ qua phong cách Eco. Khi yếu tố sức khỏe tinh thần và môi trường trở thành ưu tiên, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang thiết kế không gian thân thiện với thiên nhiên. Phong cách này thường sử dụng cây xanh, giếng trời, vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, đá. Bố trí mở để tận dụng ánh sáng trời và thông gió tự nhiên. Phong cách Eco phù hợp với các công ty chú trọng đến sự bền vững, chăm sóc nhân viên và tạo môi trường làm việc giảm stress, tăng sự gắn bó.

Một số phong cách thiết kế nội thất văn phòng thịnh hành - Phong Cách Eco/Xanh (Biophilic Design)

Phong Cách Tân Cổ Điển (Neo-Classic)

Nếu bạn muốn văn phòng thể hiện sự đẳng cấp và ổn định, phong cách tân cổ điển sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Đặc điểm nổi bật của phong cách này chính là sự kết hợp giữa nét cổ điển và hiện đại. Sử dụng vật liệu cao cấp, ánh sáng ấm, phào chỉ tinh xảo, tông màu sang trọng như vàng đồng, xanh cổ vịt, xám tro. Phong cách tân cổ điển phù hợp với doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực tài chính, luật, bất động sản cao cấp – những ngành cần sự tin cậy và sang trọng.

Một số phong cách thiết kế nội thất văn phòng thịnh hành - Phong Cách Tân Cổ Điển (Neo-Classic)

Phong Cách Mở (Open Office)

Phong cách mở đã dần trở nên phổ biến toàn cầu, nhờ vào khả năng khuyến khích sự tương tác và tinh thần làm việc nhóm. Điểm nổi bật của phong cách này là sử dụng ít vách ngăn cố định, không gian linh hoạt, bàn làm việc chia sẻ khu vực chung như lounge, pantry được mở rộng. Phong cách mở phù hợp với các công ty trẻ, team làm việc linh hoạt, đề cao giao tiếp và cộng tác giữa các bộ phận.

Một số phong cách thiết kế nội thất văn phòng thịnh hành - Phong Cách Mở (Open Office)

Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng năm 2025

Trong năm 2025, thiết kế nội thất văn phòng không còn chỉ xoay quanh chuyện chọn bàn ghế hay sơn tường màu gì. Nó trở thành một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất và tạo dấu ấn thương hiệu. Dưới đây là các xu hướng nổi bật bạn không nên bỏ qua:

Văn Phòng Linh Hoạt (Flexible & Hybrid Workspaces)

Trong bối cảnh mô hình làm việc vừa làm tại văn phòng, vừa làm từ xa trở thành tiêu chuẩn mới, thiết kế nội thất văn phòng cần phản ánh sự linh hoạt này. Không còn kiểu văn phòng truyền thống với chỗ ngồi cố định, thay vào đó là không gian mở, dễ tùy biến, phục vụ nhiều mục đích.

Xu hướng này sử dụng bàn làm việc dạng module, khu vực làm việc nhóm, góc yên tĩnh để tập trung, khu vực sáng tạo hoặc chill out để “refresh” đầu óc. Với xu hướng văn phòng linh hoạt sẽ giúp tối ưu diện tích sử dụng, giảm chi phí cho doanh nghiệp và quan trọng nhất là tăng tính cộng tác giữa các nhân viên dù họ không luôn làm việc trực tiếp với nhau.

Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng năm 2025 - Văn Phòng Linh Hoạt (Flexible & Hybrid Workspaces)

Thiết Kế Xanh (Biophilic Design)

Sức khỏe tinh thần đang là mối quan tâm hàng đầu tại nơi làm việc, và đó chính là lý do thiết kế xanh lên ngôi. Đây không chỉ là việc “đặt thêm vài chậu cây” mà là tạo một hệ sinh thái nhỏ trong văn phòng, nơi thiên nhiên và con người kết nối với nhau. Xu hướng thiết kế xanh là tận dụng ánh sáng tự nhiên, trồng cây trong nhà, sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, đá thô. Kết hợp cửa sổ lớn, vườn tường, thậm chí là lối đi bằng sỏi hay khu ngồi thiền.

Khi thiết kế nội thất văn phòng kiểu này giúp nhân viên giảm căng thẳng, dễ lấy lại năng lượng và duy trì trạng thái làm việc tích cực mỗi ngày.

Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng năm 2025 - Thiết Kế Xanh (Biophilic Design)

Tích Hợp Công Nghệ Thông Minh (Smart Office)

Văn phòng thông minh không còn là ý tưởng viễn tưởng. Năm 2025, các doanh nghiệp đang tích cực ứng dụng công nghệ để quản lý không gian hiệu quả hơn và nâng cao trải nghiệm làm việc. Cụ thể là, hệ thống điều hòa và đèn tự động theo cảm biến, khóa cửa nhận diện vân tay, đặt phòng họp qua app, bảng thông minh hỗ trợ họp trực tuyến.

Thiết kế nội thất văn phòng tích hợp công nghệ giúp tối ưu năng lượng, giảm thao tác thủ công và mang lại cảm giác chuyên nghiệp, hiện đại cho cả nhân viên và khách hàng.

Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng năm 2025 - Tích Hợp Công Nghệ Thông Minh (Smart Office)

Nội Thất Đa Năng & Tiết Kiệm Không Gian

Với giá thuê mặt bằng ngày càng cao, nhất là tại các thành phố lớn, không ít doanh nghiệp đối mặt với bài toán “không gian nhỏ – nhu cầu lớn”. Giải pháp ở đây là nội thất đa năng, bàn họp có thể gấp gọn, tủ tích hợp ghế ngồi, vách ngăn có thể di chuyển và tái sử dụng, không gian có thể chuyển từ khu họp sang khu workshop chỉ trong vài phút.  Nếu thiết kế nội thất văn phòng theo hướng đa năng không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà còn tạo nên một môi trường làm việc năng động, dễ thích nghi với nhiều hoạt động khác nhau.

Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng năm 2025 - Nội Thất Đa Năng & Tiết Kiệm Không Gian

Lưu ý khi thiết kế nội thất văn phòng

Để tạo ra một không gian làm việc hiện đại, đẹp và hiệu quả, dưới đây là các yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên lưu tâm khi bắt đầu quá trình thiết kế nội thất văn phòng:

  • Lựa chọn chất liệu nội thất phù hợp

Chất liệu nội thất ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận không gian, độ bền và chi phí đầu tư. Tùy theo phong cách văn phòng (hiện đại, tối giản, công nghiệp, eco…), bạn nên lựa chọn các vật liệu sao cho vừa hài hòa về thẩm mỹ, vừa bền bỉ khi sử dụng hàng ngày.

  • Sắp xếp không gian nội thất hợp lý

Cách bố trí nội thất ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng không gian và tâm lý làm việc của nhân viên. Một không gian đẹp chưa đủ mà nó phải phù hợp với cách vận hành của doanh nghiệp. Khi thiết kế nội thất văn phòng, đừng quên lấy người sử dụng làm trung tâm. Không phải cứ văn phòng “mở” là hiệu quả mà phải phù hợp với cách làm việc của nhân viên.

  • Chú trọng tới không gian tổng thể

Không gian không chỉ là diện tích. Đó là sự phối hợp của ánh sáng, màu sắc, âm thanh, nhiệt độ và bố cục. Một văn phòng hiện đại không cần quá nhiều đồ, nhưng từng chi tiết phải được tính toán hợp lý. Như ánh sáng phải kết hợp ánh sáng tự nhiên và đèn nhân tạo hợp lý để tránh chói, lóa mắt hoặc tối cục bộ. Hay như màu sắc sử dụng tông màu trung tính (trắng, xám, be) giúp tạo nền dễ chịu, có thể kết hợp điểm nhấn bằng màu sắc thương hiệu.

Thiết kế nội thất văn phòng - Giải pháp tối ưu không gian làm việc hiện đại

Các mẫu thiết kế nội thất văn phòng đẹp, chuyên nghiệp

  • Thiết kế văn phòng diện tích nhỏ 20m2 – 40m2

Thiết kế văn phòng diện tích nhỏ 20m2 – 40m2

  • Thiết kế văn phòng diện tích 50m2

Thiết kế văn phòng diện tích 50m2

  • Thiết kế văn phòng diện tích 60m2

Thiết kế văn phòng diện tích 60m2

  • Thiết kế văn phòng tiện tích 100m2

Thiết kế văn phòng tiện tích 100m2

  • Thiết kế văn phòng diện tích rộng trên 100m2

Thiết kế văn phòng diện tích rộng trên 100m2

Những câu hỏi thường gặp?

Chi phí thiết kế nội thất văn phòng là bao nhiêu?

Đây chắc chắn là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất khi doanh nghiệp bắt đầu lên kế hoạch thiết kế văn phòng. Tuy nhiên, không có một con số cố định vì chi phí thiết kế nội thất văn phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Diện tích không gian: Văn phòng càng lớn, chi phí càng cao. Không chỉ vì diện tích cần trang bị nhiều hơn, mà còn vì mức độ phức tạp trong thiết kế và thi công.
  • Vật liệu sử dụng: Gỗ tự nhiên, đá nhân tạo, kính cường lực hay vật liệu tái chế… mỗi loại sẽ có mức giá khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách.
  • Phong cách và độ phức tạp: Một thiết kế tối giản sẽ rẻ hơn rất nhiều so với không gian mang phong cách tân cổ điển hay sáng tạo đòi hỏi chi tiết cao.
  • Đơn vị thiết kế thi công: Các công ty thiết kế uy tín, có kinh nghiệm thường đi kèm với mức phí cao hơn, nhưng đổi lại là sự đảm bảo về chất lượng và tiến độ.

Khoảng giá tham khảo

  • Cơ bản: 400.000 – 700.000 VNĐ/m². Phù hợp với văn phòng nhỏ, yêu cầu đơn giản, ưu tiên công năng.
  • Trung cấp: 800.000 – 1.200.000 VNĐ/m². Dành cho các doanh nghiệp vừa, muốn không gian đẹp, hiện đại và tối ưu.
  • Cao cấp: 1.500.000 – 3.000.000 VNĐ/m². Thiết kế độc quyền, vật liệu cao cấp, thể hiện bản sắc thương hiệu rõ rệt.

Lưu ý về chi phí phát sinh

Phát sinh thường đến từ việc thay đổi thiết kế giữa chừng, nâng cấp vật liệu hoặc điều chỉnh công năng sau khảo sát thực tế. Để tránh “vỡ kế hoạch”, doanh nghiệp nên chuẩn bị thêm khoảng 10 – 15% chi phí dự phòng trong ngân sách tổng.

Thiết kế nội thất văn phòng - Giải pháp tối ưu không gian làm việc hiện đại

Thiết kế nội thất văn phòng mất bao lâu?

Thời gian triển khai thiết kế nội thất văn phòng phụ thuộc vào quy mô dự án và độ phức tạp của thiết kế, nhưng có thể chia theo các giai đoạn chính:

Giai đoạn tư vấn và khảo sát (3 – 7 ngày):

  • Đơn vị thiết kế làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để hiểu rõ nhu cầu, văn hóa làm việc, quy mô nhân sự và mục tiêu sử dụng không gian.
  • Tiến hành đo đạc, khảo sát mặt bằng.

Giai đoạn thiết kế ý tưởng và kỹ thuật (10 – 20 ngày):

  • Thiết kế bản vẽ 2D, 3D, lựa chọn vật liệu, phối cảnh nội thất.
  • Giai đoạn này có thể kéo dài nếu doanh nghiệp yêu cầu chỉnh sửa nhiều lần.

Giai đoạn thi công hoàn thiện (20 – 45 ngày):

  • Tùy vào diện tích và mức độ chi tiết, thời gian thi công có thể kéo dài hơn 1 tháng.
  • Các công việc gồm: lắp đặt hệ thống điện nước, trần sàn, tường, nội thất, ánh sáng, cây xanh…

Có cần thuê đơn vị thiết kế chuyên nghiệp không?

Nhiều doanh nghiệp nhỏ hoặc startup ban đầu thường đặt câu hỏi: “Liệu có cần thuê công ty thiết kế nội thất văn phòng không, hay chỉ cần tự bố trí theo ý mình là đủ?” Câu trả lời nằm ở mức độ đầu tư và mong muốn tối ưu dài hạn.

Tự thiết kế có thể tiết kiệm chi phí ban đầu, đặc biệt với những không gian nhỏ và đơn giản. Tuy nhiên, việc tự bố trí thường dẫn đến những sai lầm phổ biến như: thiếu sự liên kết giữa các khu vực chức năng, ánh sáng không phù hợp, gây mỏi mắt. Và màu sắc và nội thất không đồng bộ, ảnh hưởng đến hình ảnh chuyên nghiệp.

Ngược lại, khi thuê đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, bạn sẽ được phân tích kỹ lưỡng không gian để đảm bảo công năng sử dụng tối ưu. Phối hợp hài hòa giữa thẩm mỹ và thương hiệu, tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và nhân viên. Bản thiết kế 3D chi tiết, giúp hình dung rõ ràng trước khi thi công. Thi công đúng tiến độ, đúng bản vẽ, kèm chính sách bảo hành nội thất điều mà việc tự làm khó đảm bảo.

Thiết kế nội thất văn phòng - Giải pháp tối ưu không gian làm việc hiện đại

Thiết kế văn phòng có cần tuân thủ phong thủy không?

Phong thủy trong thiết kế không chỉ là yếu tố tâm linh, nó phản ánh sự cân bằng, hài hòa và hợp lý trong bố trí không gian. Đặc biệt ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn rất coi trọng điều này, xem đó như cách để thúc đẩy năng lượng tích cực và thuận lợi trong kinh doanh.

Các yếu tố thường được quan tâm bao gồm: Hướng bàn giám đốc, quầy lễ tân, lối đi chính. Màu sắc hợp mệnh. Tránh đặt bàn làm việc quay lưng ra cửa hoặc nằm dưới dầm trần.

Tuy nhiên, thiết kế nội thất văn phòng hiện đại không nhất thiết phải tuân theo phong thủy cứng nhắc. Vấn đề nằm ở sự kết hợp thông minh, sử dụng các yếu tố mềm như cây xanh, ánh sáng, vách ngăn kính để xử lý thế xấu mà không làm mất đi tính thẩm mỹ. Nói cách khác, phong thủy là yếu tố nên tham khảo, không nên áp đặt hãy dùng nó để bổ sung cho một thiết kế vốn đã tối ưu về logic không gian.

Kết luận

Trong bối cảnh môi trường làm việc liên tục thay đổi, thiết kế nội thất văn phòng không còn là chuyện “trang trí cho đẹp”, mà là chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, định hình văn hóa và giữ chân nhân tài. Một không gian làm việc hiện đại, thông minh và phù hợp không chỉ truyền cảm hứng cho nhân viên mà còn tạo ấn tượng mạnh mẽ với đối tác, khách hàng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thiết kế nội thất văn phòng toàn diện, chuyên nghiệp và linh hoạt theo từng mô hình doanh nghiệp, Đức Khang chính là đối tác đáng tin cậy. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Đức Khang không chỉ cung cấp nội thất chất lượng cao mà còn tư vấn thiết kế theo yêu cầu, thi công trọn gói, bảo hành dài hạn giúp bạn hiện thực hóa không gian làm việc lý tưởng một cách dễ dàng và hiệu quả.

Thiết kế đúng – không gian chuẩn – vận hành tối ưu. Hãy để Đức Khang đồng hành cùng bạn trong hành trình kiến tạo văn phòng làm việc hiện đại và khác biệt.

5/5 - (1 bình chọn)