Kính an toàn là gì? Ưu nhược điểm? Tính ứng dụng của kính?

Kính an toàn là gì? Ưu nhược điểm? Tính ứng dụng của kính?

Trong các công trình xây dựng hiện nay thì kính an toàn là vật liệu đang được sử dụng rất nhiều, vậy kính an toàn là gì? Cấu tạo ra sao và ưu nhược điểm của chúng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về loại vật liệu này hãy cùng theo dõi hết bài viết dưới đây.

Kính an toàn là gì?

Kính an toàn (Laminated Glass) hay còn được gọi là kính dán 2 lớp, là loại kính đảm bảo được sự an toàn kể cả khi kính vỡ. Kính an toàn là loại kính được ứng dụng nhiều nhất bên cạnh các dòng kính đơn thông thường. Kính dán an toàn có nhiều màu sắc khác nhau là do lớp film PVB được ghép giữa tùy theo yêu cầu và mục đích sử dụng.

Thông số kỹ thuật của kính an toàn:

  • Độ dày lớp PVB: 0.38 – loại này dùng cho kính 8mm; 0.76 – loại này dùng cho kính 10mm; 1.52 và 3.04 – loại này dùng cho kính có độ dày cao hơn.
  • Kích thước tối thiểu: 300 x 100mm (khổ kính)
  • Kích thước tối đa: 6000 x 2500mm (khổ kính)
  • Màu sắc phổ biến: trắng trong, trắng sữa, mờ, xám, xanh lá, xanh biển…

Kính an toàn là gì? Ưu nhược điểm? Tính ứng dụng của kính?

Kính dán trong an toàn có độ trong suốt tuyệt đối, không ảnh hưởng tới tầm nhìn và sẽ hạn chế sự truyền sáng so với kính đơn, không có film PVB. Chính vì sự đa dạng về chủng loại, màu sắc, độ dày khác nhau nên kính an toàn có thể được ứng dụng nhiều trong xây dựng.

Ứng dụng của kính an toàn

Với nhiều ưu điểm nổi bật nên kính dán an toàn được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực như: các vách kính công trình tòa nhà cao tầng, các vị trí cửa toilet, cửa phòng cần sự riêng tư, các vị trí ốp kính bếp cần màu sắc để trang trí. Hay ở phần kính lái trước của ô tô để khi có tai nạn xảy ra, đá hoặc các vật có tính sát thương đâm vào kính, phần kính này sẽ không bị vỡ ra mà dính lại với nhau thành 1 khối, bảo vệ cho người trong xe. Nhờ đặc tính hình thành 1 khối không bị vỡ vụn khi vỡ, nên kính an toàn thường được dùng ở các vị trí trên cao nguy hiểm cần đảm bảo sự an toàn tuyệt đối như mái che, nóc giếng trời… 

Ngoài ra, kính an toàn còn được ứng dụng làm vách ngăn cho bàn làm việc, vách ngăn văn phòng, nhờ vào tính thẩm mỹ cũng như độ an toàn mà nó mang lại. Kính giúp chia nhỏ không gian làm việc lớn thành khu vực nhỏ hơn, nhằm tạo sự riêng tư cho từng cá nhân hoặc nhóm làm việc và góp phần giảm tiếng ồn, tạo không gian tập trung để nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Cùng với đó, kính an toàn có thể được thiết kế với nhiều kiểu dáng, màu sắc, hoa văn khác nhau nên phù hợp với mọi phong cách nội thất. Và dù tạo ra sự riêng tư nhưng kính vẫn giúp không gian trở nên thông thoáng và rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, kính an toàn có độ bền cao, chịu được va đập mạnh nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng và với bề mặt trơn láng nên việc lau chùi cũng đơn giản hơn.

Ứng dụng của kính an toàn - Vách ngăn bàn làm việc

Ứng dụng của kính an toàn - Vách kính tòa cao tầng

Ứng dụng của kính an toàn - Làm cửa ra vào

Ứng dụng của kính an toàn - Vách ngăn văn phòng

Cấu tạo của kính an toàn

Cấu tạo của kính dán an toàn bao gồm kính và tấm phim PVB, kính dán có thể lựa chọn rất nhiều loại kính khác nhau (kính thường, kính cường lực, kính bán cường lực, kính low-3, kính low-Iron…) độ dày thích hợp cho các tấm kính đơn từ 3mm – 19mm. Lớp phim PVB có độ dày từ 0,38mm – 0,76mm – 1,52mm, khách hàng có thể lựa chọn màu sắc linh hoạt như trắng trong, trắng sữa, trắng mờ, xanh lá, xanh biển, đen, xám… Kích thước gia công nhỏ nhất và lớn nhất là 250mm*300mm và 2440mm*5000mm, mỗi tấm kính xuất xưởng cần phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn TCVN 7364:2004.

Cấu tạo của kính an toàn

Kính an toàn có bao nhiêu loại?

Hiện nay trên thị trường có 2 loại kính dán an toàn, bao gồm:

  • Kính dán an toàn (Laminated Glass): Được cấu tạo từ 2 hoặc nhiều lớp kính ghép lại với nhau bằng 1 hay nhiều lớp màng PVB (Polyvinyl Butyral) ở giữa. Loại kính này có độ an toàn khá cao, khi vỡ các mảnh kính sẽ bám chặt vào lớp màng PVB, không bị văng ra gây ra nguy hiểm. Lớp màng PVB còn giúp giảm tiếng ồn và cách nhiệt hiệu quả, nên kính thường được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng.

Kính dán an toàn (Laminated Glass)

  • Kính cường lực an toàn (Tempered Laminated Glass): Là sự kết hợp của kính cường lực và kính dán an toàn, các lớp kính cường lực được dán lại với nhau bằng màng PVB. Loại kính này có độ an toàn cao, vì chúng kết hợp cả kính cường lực và kính an toàn, khi vỡ các mảnh kính sẽ nhỏ và không sắc nhọn để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây thương tích.

Kính cường lực an toàn (Tempered Laminated Glass)

Ưu – nhược điểm của kính an toàn

Khi đã hiểu được cấu tạo của kính an toàn thì dưới đây sẽ là ưu điểm và nhược điểm của kính dán an toàn:

Ưu điểm

Kính dán an toàn được ứng dụng khá đa dạng trong nhiều sản phẩm như vách kính, vách kính mặt dựng, cửa nhôm kính, cầu thang kính… Nhờ vào liên kết bởi nhiều tấm kính, nên kính an toàn có thể chịu được lực tác động lớn. Khi kính an toàn bị tác động mạnh thì lớp film PVB ở giữa sẽ làm giảm hiệu quả tác dụng của lực bên ngoài, nếu kính vỡ thì vẫn giữ được các mảnh vỡ liên kết với nhau nên không gây sát thương cho con người.

Kính an toàn còn có thể chống lại sự xâm nhập từ một phía, ngay cả khi một mặt kính bị vỡ thì các mảnh kính vẫn giữ nguyên do còn mặt kính phía trong và lớp keo dính vẫn gắn kết 2 lớp kính với nhau. Tùy thuộc vào độ dày lớp kính dán có lớp PVB còn có thể chịu được súng đạn, thậm chí là bom.

Kính dán an toàn có thể ngăn chặn được tới 99% tác hại của tia cực tím mà không ảnh hưởng tới độ sáng của ngôi nhà. Bên cạnh đó, kính an toàn còn có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn hẳn so với kính thường và kính cường lực, một số nơi bắt buộc phải dùng kính dán an toàn hoặc kính hộp như phòng thu âm, các tòa nhà gần sân bay…

Ngoài ra, kính an toàn có tính thẩm mỹ cao, an toàn hơn hẳn so với kính khác do lớp film dán ở giữa có nhiều màu sắc lựa chọn và có thể điều chỉnh độ dày một cách dễ dàng. Nếu được nung nóng với nhiệt độ và áp suất cao, kính vẫn không có sự biến dạng do kính dán an toàn đã được nung nóng, khả năng xuyên sáng rất tốt.

Ưu điểm của kính an toàn

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì kính an toàn vẫn tồn tại những nhược điểm riêng như: 

  • Nếu kính thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng ngoài trời thì phải có biện pháp bảo vệ lớp film ở giữa để không bị hoen ố, gây mất thẩm mỹ.
  • Giá thành của kính an toàn cao hơn nhiều so với các loại kính thông thường
  • Thi công và lắp đặt yêu cầu tay nghề cao, chắc chắn và khắt khe.

Kính an toàn và kính cường lực khác nhau như thế nào?

Mặc dù cả 2 loại kính đều được sử dụng rộng rãi và có những ưu điểm riêng, nhưng chúng vẫn có các đặc tính và ứng dụng khác nhau. Dưới đây sẽ là bảng so sánh nhanh để hiểu rõ hơn về sự khác nhau:

Kính an toàn Kính cường lực
Cấu tạo Được tạo thành từ hai hoặc nhiều lớp kính ghép lại với nhau bằng một lớp màng PVB (Polyvinyl Butyral) ở giữa. Được làm từ kính thường, sau đó được nung nóng đến nhiệt độ cao rồi làm lạnh đột ngột. Quá trình này làm cho kính có độ cứng và độ bền cao hơn kính thường.
Đặc tính – Khi bị vỡ, các mảnh kính sẽ bám chặt vào lớp màng PVB, không bị văng ra gây nguy hiểm.

Lớp màng PVB giúp giảm tiếng ồn và cách nhiệt hiệu quả.

Khả năng chịu lực va đập tốt hơn kính thường.

– Khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt.

Khi vỡ thành các hạt nhỏ, không sắc nhọn, giảm thiểu nguy cơ gây thương tích.

Ứng dụng – Cửa kính, vách kính

– Lan can, cầu thang

– Nội thất: bàn kính, tủ kính

– Cửa kính ô tô, tàu hỏa

– Cửa kính, vách kính

– Mặt bàn, mặt bếp

– Cửa kính ô tô, tàu hỏa

Khả năng truyền sáng Trung bình Tốt hơn kính an toàn
Giá thành Cao hơn Thấp hơn
Khả năng chịu nhiệt Trung bình Chịu nhiệt tốt, không bị biến dạng nhiệt độ 300 độ C

Kính an toàn và kính cường lực khác nhau như thế nào?

Có nên sử dụng kính an toàn không?

Kính an toàn mang lại nhiều lợi ích vượt trội hơn so với kính thường, đặc biệt là về độ an toàn chính vì thế kính dán an toàn là hoàn toàn nên sử dụng. Bởi kính dán an toàn khi vỡ các mảnh kính sẽ bám chặt vào lớp màng PVB, không bị văng ra và gây nguy hiểm và điều này đặc biệt quan trọng cho các vị trí có nhiều người qua lại như cửa kính, lan can. Bên cạnh đó, lớp mảng PVB ở giữa còn giúp giảm tiếng ồn và cách nhiệt hiệu quả tạo nên không gian sống, làm việc được yên tĩnh và dễ chịu hơn. Ngoài ra, kính an toàn còn có khả năng chịu lực va đập tốt hơn kính thường, giúp bảo vệ ngôi nhà trước những tác động ngoại lực, kính còn có khả năng ngăn chặn tia UV để bảo vệ da và nội thất khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời.

Trên đây là những thông tin về kính an toàn, hy vọng với các chia sẻ hữu ích của Đức Khang sẽ giúp gia chủ hiểu thêm về loại vật liệu này. Và đừng quên liên hệ với Đức Khang nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới dịch vụ nội thất khác nhé.

Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang

  • Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Website: noithatduckhang.com
  • Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
  • Email: noithatduckhang@gmail.com
ĐỪNG BỎ LỠ các mẫu vách kính bàn làm việc giá rẻ, tiện nghi có tại Đức Khang nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022

Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...

Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?

Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...

Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?

Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...