Cây saphia (hồng diệp môn) là một loại cây phong thủy thường được dùng trong nhiều không gian khác nhau, cùng ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Vậy cây saphia hợp với người thuộc mệnh gì? Cách chăm sóc và trồng cây như thế nào? Chúng mang ý nghĩa phong thủy ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Nguồn gốc, đặc điểm của cây saphia
Cây saphia là loại cây được sử dụng phổ biến trong nhiều không gian, bởi các đặc điểm nổi bật mà chúng sở hữu.
Nguồn gốc của cây saphia
Cây saphia còn có tên gọi khác là hồng diệp môn, tên khoa học là philodendron erubescens. Cây có nguồn gốc bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó được trồng phổ biến ở khắp cả nước và chúng được trồng rất phổ biến để làm cây cảnh nội thất, cây trang trí văn phòng, nhà cửa, quán cafe, nhà hàng, khách sạn…
Đặc điểm cây saphia
Cây saphia có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh chóng, chịu được bóng râm và ưa ẩm nên thích hợp để làm cây trang trí nội thất. Cây thuộc loại thân leo, rễ trên thân rất nhiều và cây có thân mập, gần dẹt, có đốt thưa và mềm. Lá cây có hình trái tim ở gốc, thuôn dài ở đỉnh, lúc non hẹp như lá rau muống sau đó thì rộng dần, kích thước khoảng 20-25cm, rộng 5-45cm. Trên mặt lá có màu xanh bóng, mặt dưới lá lại hơi phớt hồng hay pha đồng cùng gân nổi rõ màu đỏ. Cuống lá màu xanh hoặc hồng, đỏ khá đặc biệt.
Cây có chiều cao trung bình từ 1,5m – 3m, hoa của cây có màu đỏ và chỉ ra hoa 1 lần/năm. Hiện nay trên thị trường, cây được chia thành 4 giống phổ biến gồm giống màu xanh đậm, màu vàng, màu xanh đậm và giống vàng đốm.
Cây saphia (hồng diệp môn) có hoa không?
Cây saphia có hoa nhưng hoa của loại cây này lại khá đặc biệt với màu sắc là đỏ tươi, nhưng cây chỉ ra hoa 1 lần trong năm. So với lá thì hoa saphia thường không được chú ý quá nhiều vì cây chủ yếu được trồng để làm cây cảnh trang trí, nhờ vào vẻ đẹp của lá.
Cây saphia (hồng diệp môn) có độc không?
Cây saphia có độc vì chúng thuộc họ Ráy, trong họ cây này nhiều loại cây chứa các chất kích ứng cho da và có thể gây ngộ độc nếu như ăn phải. Theo nghiên cứu thì một số loài trong họ Ráy có chứa các chất độc như canxi oxalat, saponin và các hợp chất phenolic. Những chất này có thể gây ra các triệu chứng như kích ứng da, nổi mẩn đỏ, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng hoặc nếu nuốt phải bụi cây thì có thể gây kích ứng đường hô hấp. Chính vì thế, khi chăm sóc cây thì nên đeo găng tay và rửa sạch tay sau khi tiếp xúc, cần để cây xa khỏi tầm tay của trẻ em và vật nuôi.
Trái của cây saphia có ăn được không?
Cây saphia (hồng diệp môn) là loại cây cảnh dùng để trưng bày nên không có quả. Loại cây này thuộc họ ráy, được trồng để làm cảnh nhờ có màu sắc độc đáo và hình dáng ấn tượng cho nên không có bộ phận nào có thể ăn được.
Cây saphia (hồng diệp môn) có giá bao nhiêu?
Giá thành của cây saphia có thể dao động tùy thuộc vào kích thước, hình dáng, màu sắc, chất lượng cây, nơi bán… Thông thường cây saphia có giá từ 70.000 vnđ – 500.000 vnđ/chậu, nên để biết chính xác nhất thì hãy tới trực tiếp cửa hàng hoặc tham khảo trên các trang thương mại điện tử để có lựa chọn tốt nhất.
Tác dụng của cây saphia (hồng diệp môn)
Cây saphia hay còn gọi là hồng diệp môn, không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mắt mà còn giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và không gian sống như thanh lọc cơ thể. Cây có tác dụng hấp thụ chất độc hại như benzene, formaldehyde, trichloroethylene… thường có trong sơn, chất tẩy rửa, khói thuốc lá giúp cho môi trường sống được trong lành, đặc biệt là những nơi có nhiều khói bụi. Bên cạnh đó, cây saphia còn giúp duy trì độ ẩm trong không khí, nhất là trong những ngày thời tiết khô hanh, giúp ngăn tình trạng khô da và khó chịu.
Ngoài ra, cây saphia còn tạo điểm nhấn cho không gian với lá to bản, màu xanh bóng giúp mang lại cảm giác tươi mát và gần gũi với thiên nhiên. Chính vì thế, cây saphia(hồng diệp môn) có thể đặt ở nhiều nơi như phòng khách, phòng ngủ, văn phòng…
Ý nghĩa phong thủy của cây saphia
Cây saphia được xem là một loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, với vẻ đẹp xanh mướt và hình dáng độc đáo của lá và còn giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Cây saphia còn tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi nảy nở nên cây được xem là biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng. Cùng với đó, cây saphia còn có khả năng hấp thụ năng lượng âm, hóa giải sát khí để mang lại sự bình yên cho ngôi nhà. Màu xanh mát của cây tượng trưng cho mệnh Mộc, nên giúp cân bằng âm dương cho ngôi nhà và tạo nên một không gian hài hòa, thư thái hơn.
Cây saphia (hồng diệp môn) hợp mệnh gì?
Cây saphia có màu lá xanh đậm đặc trưng cùng hoa đỏ nên thường được cho là thuộc hành Hỏa, dựa trên nguyên lý tương sinh tương khắc trong ngũ hành thì cây saphia hợp với những người thuộc mệnh Hỏa và Thổ. Với người mệnh Hỏa khi trồng cây sẽ giúp tăng cường vận khí, mang lại nhiều may mắn và thành công. Còn người mệnh Thổ thì do Hỏa sinh Thổ, nên người mệnh Thổ khi trồng cây sẽ giúp củng cố bản mệnh, thu hút tài lộc và may mắn hơn.
Cây Hồng Diệp Môn hợp tuổi gì?
Như đã nói ở trên, cây saphia hợp với những người thuộc mệnh Hỏa và Thổ mà mỗi mệnh sẽ tương ứng với các tuổi cụ thể là:
- Cây hoàng hậu hợp với người mệnh Hỏa thuộc các tuổi như: 1935, 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009, 2016, 2017, 2024, 2025, 2038 và 2039.
- Cây hoàng hậu hợp với người mệnh Thổ thuộc các tuổi như: Mậu Dần (1938, 1998), Tân Sửu (1961, 2021), Canh Ngọ (1930, 1990), Kỷ Mão (1939, 1999), Mậu Thân (1968, 2028), Tân Mùi (1931, 1991), Bính Tuất (1946, 2006), Kỷ Dậu (1969, 2029), Đinh Hợi (1947, 2007), Bính Thìn (1976, 2036), Canh Tý (1960, 2020), Đinh Tỵ (1977, 2037).
Cây saphia được đặt ở đâu cho tốt?
Đây là một loại cây cảnh không chỉ đẹp mắt mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, vì thế để có thể tận dụng được hết những lợi ích mà nó mang lại thì việc chọn chỗ đặt cây là rất quan trọng. Nên đặt cây ở phòng khách sẽ giúp mang lại sinh khí, tài lộc cho cả gia đình bên cạnh đó còn giúp cân bằng năng lượng âm dượng, để tạo ra một không gian sống hài hòa và thoải mái. Hoặc có thể đặt ở phòng làm việc, sẽ giúp tăng cường sự tập trung, phát huy tính sáng tạo và thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến hơn. Hay ban công cũng là vị trí lý tưởng để cây giúp thanh lọc không khí, mang lại cảm giác thư thái và dễ chịu cho gia chủ. Ngoài ra thì có thể đặt cây ở góc nhà ví dụ như góc cầu thang, góc phòng ngủ để tạo điểm nhấn cho không gian.
Cách trồng và chăm sóc cây saphia (hồng diệp môn)
Dưới đây sẽ là cách trồng và chăm sóc cây saphia đơn giản, mà vẫn đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Cách trồng cây saphia
Cây saphia (hồng diệp môn) là một loại cây cảnh rất được ưa chuộng nhờ vào vẻ đẹp xanh mướt và khả năng thanh lọc không khí, để cây luôn xanh tốt thì nên chọn những cây saphia giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, lá xanh mướt. Đất trồng saphia là hỗn hợp gồm xơ dừa, mùn cưa, đất thịt và phân đã hoai mục với loại đất này vừa giữ ẩm tốt lại rất giàu dinh dưỡng.
Khi trồng thì nên chọn chậu có lỗ thoát nước để tránh tình trạng bị úng nước, sau đó đổ một lớp đất vào đáy chậu và đặt cây saphia vào chậu, lấp đầy đất xung quanh để tạo độ vững chắc cho cây đứng thẳng. Cuối cùng, tưới nước vừa đủ để đất vừa ẩm, không nên tưới quá nhiều tránh thối rễ.
Cách chăm sóc cây saphia
Ngoài cách trồng thì cách chăm sóc cây saphia cũng rất được chú ý và quan tâm, để cây luôn phát triển khỏe mạnh và xanh tốt
- Cây saphia không ưa nắng trực tiếp chỉ thích môi trường bóng râm, cho nên cần đặt cây ở những nơi mát mẻ như cạnh cửa sổ có rèm che, ban công ít nắng nhưng vẫn có đủ ánh sáng tự nhiên để cây quang hợp.
- Cây cần độ ẩm cao, nên tưới nước đều đặn và giữa cho đất luôn ẩm nhưng không quá ướt. Vào những ngày nắng nóng thì hãy phun sương lên lá cây để tăng độ ẩm, tránh cây bị quá khô.
- Cây saphia phát triển tốt trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng nên có thể trộn đất thịt, mùn, xơ dừa để tạo thành hỗn hợp đất trồng phù hợp.
- Cây này phù hợp với nhiệt độ phòng từ 20-25 độ C, tránh để cây tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp.
- Cần bón phân cho cây 2-3 tháng một lần và nên chọn phân bón hữu cơ hoặc phân NPK để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây saphia. Hoặc có thể tận dụng bã trà để bón cho cây cũng rất tuyệt vời và còn cung cấp thêm chất hữu cơ.
- Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những lá vàng, lá héo để cây có thể tập trung phát triển và nuôi dưỡng những lá mới.
- Mặc dù cây saphia ít bị sâu bệnh, nhưng vẫn cần phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời nếu có
- Cách nhân giống cây saphia đơn giản nhất chính là giâm cành, chỉ cần cắt một đoạn của cành khỏe mạnh, cắm sâu vào đất ẩm và giữ ẩm liên tục cho tới khi cành ra rễ.
- Rễ của cây saphia phát triển rất mạnh nên nếu trồng xuống đất thì sẽ rất khó kiểm soát, nên chọn chậu có lỗ thoát nước để tránh việc úng nước cho cây.
Những thông tin chi tiết về cây saphia (hồng diệp môn) hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của cây saphia đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Xem thêm:
- Cây trúc Nhật hợp mệnh gì? Tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy?
- Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy?
- 10 loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy dành cho văn phòng
- Cách chọn cây phong thủy theo tuổi cho 12 con giáp
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...