Cây thanh tâm gây ấn tượng với cái tên mang ý nghĩa tốt đẹp, nên cây cũng được nhiều người lựa chọn làm quà tặng hay trang trí trong nhà với mong muốn bình an và may mắn. Tuy nhiên, cây thanh tâm hợp với tuổi gì, mệnh gì? Chúng mang ý nghĩa phong thủy như thế nào? Cách chăm sóc loại cây này ra sao? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc, đặc điểm của cây thanh tâm
Dưới đây sẽ là những thông tin về loại cây với cái tên thanh tâm mang lại sự nhẹ nhàng và thư thái:
Nguồn gốc của cây thanh tâm
Cây thanh tâm là loại cây thân thảo và mọc thành bụi, có tên khoa học là Aglaonema modestum Schott và Aglaonema modestum Engl, thuộc họ Araceae (Ráy). Cây có nguồn gốc từ phía Bắc Bangladesh, sau này được du nhập sang Việt Nam.
Đặc điểm cây thanh tâm
Cây thanh tâm có thân cỏ và ngắn, lá của cây hình dạng giống trái tim với màu xanh mát và bóng nhẵn, chiều dài và rộng của lá khoảng 20cm, tạo nên một ấn tượng đặc biệt với người nhìn. Phần cuống lá dài và mọc thẳng từ gốc cây, gốc cuống to và hình dạng bẹ ôm lấy nhau cùng bộ rễ khá sum suê và màu trắng. Thanh tâm là loại cây ưa bóng, nên phù hợp để trồng làm cây cảnh trong các công trình và trang trí nội thất với tốc độ sinh trưởng nhanh chóng. Hoa của cây thanh tâm có dạng tua dài khoảng 20-30cm, nụ màu xanh, cánh hoa màu trắng kết hợp nhụy vàng, khi nở sẽ mang vẻ đẹp tinh khiết, dịu dàng và khá lạ mắt.
Cây thanh tâm có hoa không?
Cây thanh tâm có hoa, nhưng không nở thường xuyên như các loại cây khác nên việc thanh tâm ra hoa được xem là một điều may mắn. Hoa thanh tâm thường mọc thành chùm có dạng tua dài khoảng 20-30cm, cánh hoa màu trắng và nhụy màu vàng, khi nở hoa sẽ mang vẻ đẹp tinh khiết khá bắt mắt. Tuy nhiên, hoa thanh tâm không có thời gian nở cổ định, nó có thể nở vào bất kỳ mùa nào trong năm và tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, môi trường sống của cây.
Cây thanh tâm có độc không?
Cây thanh tâm không có độc bởi đây là loại cây lành tính, có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ các chất độc hại giúp không gian sống trở nên trong lành hơn. Ở một số vùng còn dùng lá cây để làm thuốc, điều trị một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên, đối với một số người thì nếu ăn phải bộ phận nào đó của cây sẽ xảy ra triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy. Nên hãy để cây tránh xa tầm với của trẻ em và thú cưng nhằm đảm bảo sức khỏe.
Cây thanh tâm có những loại nào?
Cây thanh tâm là một chi thực vật thuộc họ Ráy, nên rất được ưa chuộng trong việc trang trí nội thất nhờ khả năng chịu bóng tốt. Sau đây sẽ là một số loại thanh tâm phổ biến nhất:
- Thanh tâm vàng có lá màu xanh đậm, gân lá màu vàng nổi bật và loại cây này dễ trồng và chăm sóc nên khá phổ biến
- Thanh tâm đỏ có phần lá màu xanh đậm cùng gân lá màu đỏ tươi, cây có dáng vẻ rất sang trọng và bắt mắt.
- Thanh tâm bạch tuyết có lá màu xanh nhạt pha trắng kết hợp gân lá màu trắng, nên cây có vẻ đẹp tinh khôi và thanh lịch.
Giá cây thanh tâm là bao nhiêu?
Giá của cây thanh tâm phụ thuộc vào kích thước cây, giống cây, nơi bán và thường dao động từ 50.000 vnđ – 250.000 vnđ/chậu. Đối với những cây quý hiếm thì có thể lên tới vài triệu đồng/chậu.
Tác dụng của cây thanh tâm
Ngoài những ý nghĩa phong thủy sâu sắc thì cây thanh tâm còn rất nhiều lợi ích thiết thực như trang trí, làm đẹp không gian. Bởi vẻ đẹp thanh mát, hình dáng nhẹ nhàng của cây rất phù hợp để trang trí cho bàn làm việc, phòng khách, kệ sách, quầy đón tiếp… Bên cạnh đó, thanh tâm còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí như formaldehyde, benzene, toluene giúp không gian sống trong lành, thoáng mát và an toàn hơn. Cùng với đó, khi ngắm nhìn chậu cây xanh mát mỗi ngày sẽ giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, nâng cao hiệu quả làm việc và học tập. Ngoài ra, cây thanh tâm còn là món quà ý nghĩa dành tặng cho người thân, bạn bè trong các dịp đặc biệt thay cho lời chúc bình an, may mắn.
Ý nghĩa phong thủy của cây thanh tâm
Cây thanh tâm được xem là biểu trưng của sự bình yên và hạnh phúc, nên giúp mang lại cảm giác thư thái, xua tan đi những điều không hay trong cuộc sống. Thanh tâm còn tượng trưng cho sự minh mẫn, sáng suốt và quyết đoán trong công việc, con đường đi tới thành công cũng dễ dàng hơn. Cây thanh tâm được kết hợp với chậu thủy tinh trong môi trường nước tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, đúng như tên gọi giúp cho tâm hồn thư thái, xua tan đi những muộn phiền. Bên cạnh đó, cây còn giúp thu hút tài lộc, vượng khí, may mắn và công việc được hanh thông, thuận lợi hơn. Cây thanh tâm còn giúp hóa giải sát khí, xua đuổi tà ma để bảo vệ gia chủ khỏi những điều không may.
Cây thanh tâm hợp mệnh gì?
Cây thanh tâm là loài cây thủy sinh, có màu xanh mướt, rễ màu trắng nên rất phù hợp với những người mệnh Mộc và Thủy. Ngoài ra, màu trắng của rễ cây là biểu tượng của mệnh Kim, tương sinh với mệnh Thủy nên thanh tâm cũng phù hợp với người mệnh Kim. Những người mệnh Mộc, Thủy, Kim khi trồng cây thanh tâm sẽ giúp mang lại may mắn, tài lộc, vượng khí, công việc thuận lợi và hanh thông hơn.
Cây thanh tâm hợp tuổi gì?
Như đã nói ở trên, cây thanh tâm hợp với những người thuộc mệnh Mộc, Thủy và Kim mà mỗi mệnh sẽ tương ứng với các tuổi cụ thể như:
- Cây thanh tâm hợp với người mệnh Mộc thuộc các tuổi như: 1928, 1929, 1942, 1943, 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003, 2010, 2011, 2019, 2032, 2033, 2040, 2041…
- Cây thanh tâm hợp với người mệnh Thủy thuộc các tuổi như: 1944, 1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013, 2026, 2027,…
- Cây thanh tâm hợp với người mệnh Kim thuộc các tuổi như: 1932, 1992, 1955, 2015, 1984, 1924, 1962, 2022, 1985, 1925, 1940, 2000, 1963, 2023, 1941, 2001, 1933, 1993, 1970, 1954, 2014, 1971…
Cách trồng và chăm sóc cây thanh tâm
Cây thanh tâm có những đặc điểm riêng biệt so với nhiều loại cây cảnh khác, đặc biệt là bộ lá sum suê của chúng. Chính vì thế, cách chăm sóc loại cây này cũng cần được lưu ý:
- Tùy vào cách trồng cây, nếu trồng thủy sinh thì hãy thay nước 1 lần/tuần nhưng nếu trồng cây thanh tâm trong đất thì nên tưới nước 2 lần/ngày.
- Đất trồng cần đủ độ ẩm, tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Nếu như cây có dấu hiệu suy yếu hoặc đang bị bệnh thì cần trồng cây xuống đất (nếu trước đó trồng thủy sinh), vì hàm lượng dinh dưỡng trong đất sẽ giúp cây tăng cường sức đề kháng để cây phục hồi nhanh chóng.
- Để bón phân hợp lý và đúng cách thì hãy dùng loại phân bón lá, kèm phân trùn quế, phân hữu cơ hoai mục và các chất vô cơ như NPK 30-10-10, B1…
- Nhưng để sinh trưởng tốt nhất thì cần phải cho cây thanh tâm ra tắm nắng, những mầm bệnh có trong đất đe dọa tới sự phát triển cây sẽ bị ánh nắng tiêu diệt. Thời gian đẹp nhất là từ 7-9h sáng, không cần mang ra phơi nắng thường xuyên mà chỉ cần 1 lần/tuần.
- Nếu đang trồng cây thanh tâm thủy sinh thì cần theo dõi thường xuyên xem rễ cây có bị úng, thối hay không. Nếu có thì phải cắt bỏ ngay phần đó để không bị lây lan ra, đồng thời bóp nhẹ rễ để chất bẩn đang bám vào trôi đi, như vậy bộ rễ mới khỏe mạnh.
Các loại bệnh cây thanh tâm thường gặp
Dù là loại cây dễ chăm sóc nhưng thanh tâm vẫn có thể mắc phải một vài bệnh như:
- Bệnh vàng lá: Nguyên nhân là do thiếu dinh dưỡng, đất trồng bạc màu và thiếu hoặc thừa nước. Cách khắc phục là thay đất mới cho cây, bổ sung phân bón và điều chỉnh lượng nước tưới sao cho phù hợp.
- Bệnh thối rễ: Do lượng nước tưới quá nhiều, đất thoát nước kém nên rễ cây bị úng và thối. Để cải thiện vấn đề này thì cần tạo lỗ thoát nước cho chậu cây, giảm lượng nước tưới và dùng thuốc trị nấm cho cây.
- Bệnh đốm lá: Do điều kiện thời tiết ẩm ướt nên nấm bệnh dễ tấn công cây thanh tâm, để khắc phục tình trạng này thì cắt bỏ lá bị bệnh, phun thuốc trừ nấm cho cây.
- Sâu bệnh gây hại: Một số loại sâu bệnh đó là rệp sáp, nhện đỏ… Lúc này nên dùng thuốc trừ sâu sinh học hoặc lau lá bằng nước xà phòng loãng, để loại bỏ đi sâu bệnh.
Những lưu ý khi trồng và chăm sóc cây thanh tâm thủy sinh
Vì thanh tâm là loại cây có thể trồng thủy sinh, nên khi trồng cần phải lưu ý một điều sau đây:
- Cần bổ sung dinh dưỡng thủy canh theo định kỳ, để cây có đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển
- Thường xuyên lau lá để giữ màu cho cây nếu như đặt trong nhà, nếu cây có lá úa, lá héo thì cần cắt bỏ ngay và mang cây ra phơi nắng 2h/tuần để cây có thể quang hợp tốt hơn.
- Thay nước cho cây 7-10 ngày/lần vào mùa mưa và 5-7 ngày/lần vào mùa nắng.
- Nếu cây nhiễm bệnh hay suy yếu thì cần mang cây thanh tâm ra khỏi nước, trồng xuống đất để cây hồi phục tốt hơn.
- Khi tưới không để đọng nước trên lá, vì như thế lá cây sẽ bị héo, úng cho nên khi tưới cây thủy sinh nên dùng bình phun sương, nhẹ nhàng để lá được tươi tốt.
Những thông tin chi tiết về cây thanh tâm hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của cây thanh tâm đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Xem thêm:
- Cây trúc bách hợp hợp với tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy
- Cây trạng nguyên hợp mệnh gì? Tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy?
- 10 loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy dành cho văn phòng
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Top 5 tủ hồ sơ 8 ngăn hiện đại và tiện nghi được ưa chuộng
Tủ hồ sơ 8 ngăn là sản phẩm nội thất văn phòng được ưa chuộng,...
So sánh: Tủ hồ sơ bằng gỗ hay bằng sắt có độ bền cao hơn?
Khi lựa chọn tủ hồ sơ cho văn phòng thì độ bền là yếu tố...
Top 4+ mẫu tủ sắt giá 2 triệu dành cho văn phòng startup
TOP 4+ mẫu tủ sắt giá 2 triệu dành cho văn phòng startup có tại...