Việc trồng cây lá dứa trong nhà là hoàn toàn được bởi cây lá dứa giúp thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại mang lại nguồn không khí trong lành cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, trong phong thủy thì cây lá dứa còn mang lại may mắn, tài lộc và xua đuổi tà khí.
Đặc điểm của cây lá dứa
Cây lá dứa hay còn có tên là nếp thơm, cây cơm nếp và có tên khoa học là Pandanus Amaryllifolius thuộc họ dứa dại (Pandanaceae). Cây lá dứa là một loài thực vật thân thảo, thường phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới. Cây có thân dài khoảng 40cm, bề ngang hẹp khoảng 4cm. Các phiến lá chụm lại ở giữa, dọc theo đường gân trên thân lá. Phần mép lá nguyên, mặt trên màu xanh đậm và bóng, mặt dưi màu xanh nhạt hơn thi thoảng có một lớp lông mịn phủ bên dưới bề mặt lá.ớ
Lá dứa thường mọc thành từng bụi trên một thân và rễ, có mùi thơm giống như mùi cơm nếp, chính vì thế mà còn được gọi là cây cơm nếp, đặc biệt càng khô càng thơm.
Có nên trồng cây lá dứa trong nhà?
Gia chủ hoàn toàn có thể trồng cây lá dứa trong nhà bởi hương thơm dịu nhẹ của lá dứa sẽ giúp khử mùi hôi khó chịu, giúp mang lại không khí trong lành cho ngôi nhà. Trong phong thủy cây lá dứa còn được xem là loại cây mang lại may mắn, tài lộc và xua đuổi tà khí. Cây lá dứa có màu xanh sẽ làm cho không gian sống thêm gần gũi với thiên nhiên hơn. Cùng với đó, cây lá dứa còn giúp thanh lọc thanh khí, loại bỏ đi các chất độc hại để mang lại bầu không khí trong lành cho gia đình.
Theo nghiên cứu thì lá dứa giúp mang lại nhiều lợi ích như hỗ trợ điều trị tiểu đường, cải thiện các vấn đề về thần kinh, hỗ trợ cải thiện tình trạng thấp khớp, hỗ trợ giảm cân, chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do gây hại… Trong y học thì cây lá dứa thường được dùng để nấu nước xông cho phụ nữ mới sinh, để làm đẹp da và làn da được hồng hào và căng mịn. Theo dân gian thì lá dứa cũng được dùng để nhuộm màu tự nhiên cho các món ăn như chè, xôi, cơm và các loại bánh.
Lá dứa có độc không?
Lá dứa không có độc mà rất lành tính. Lá dứa được nhiều người cắt phơi khô dùng để uống thay nước lọc mỗi ngày, nên có thể khẳng định được lá dứa không độc mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Lá dứa giúp ổn định đường huyết trong bệnh tiểu đường, làm giảm lượng đường trong máu và tăng cường những chức năng của tim và thận. Có thể dùng lá dứa để giải cảm, ngừa ho và trị phong hàn khá tốt.
Lá dứa còn có thể giúp giảm bớt cơn đau ngực, phục hồi sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Cùng với đó, lá dứa còn giúp giảm co thắt dạ dày, giải quyết một số vấn đề thường gặp ở da, giảm đau đầu, viêm khớp, điều trị đau tai và có chức năng như thuốc nhuận tràng cho trẻ em.
Người mệnh nào, tuổi nào nên trồng cây lá dứa trong nhà?
Cây lá dứa có vẻ ngoài đơn giản, mùi thơm dễ chịu nên cây phù hợp với tất cả tuổi và mệnh, nhưng hợp nhất với những người mệnh Mộc vì cây có màu xanh lá toàn diện, giúp mang lại may mắn và tài lộc cho người sở hữu.
Những người tuổi Tý sinh năm 1960, 1972, 1984, 1996, 2008 thường có tính cách khá nhút nhát, nên khi trồng cây lá dứa sẽ giúp họ tự tin hơn vì thế cây lá dứa rất hợp với người tuổi Tý.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lá dứa trong nhà?
Dưới đây sẽ là cách trồng và chăm sóc cây lá dứa mà bạn nên biết để cây được phát triển tốt nhất:
Cách trồng
Khi trồng cây lá dứa trong chậu thì nên chọn chậu có khả năng thoát nước tốt, bỏ đất vào với tỉ lệ ⅓ chiều cao của chậu. Đặt cây giống vào chậu và giữ thân cây thẳng đứng, lấp đất xung quanh gốc cây. Để duy trì độ ẩm cho cây thì có thể dùng xơ dừa, rơm để phủ quanh gốc. Tốt nhất nên trồng cây vào thời gian mát mẻ, tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời. Khi cây ươm đã được 2 – 3 tuần thì có thể mang chậu ra ngoài để cây thích nghi với điều kiện môi trường và phát triển bình thường.
Cách chăm sóc cây lá dứa
- Nước tưới: vào mùa khô thì cần tưới nước để giữ ẩm cho cây, mùa mưa thì cần thoát nước kịp thời để tránh cây bị ngập úng, thối rễ.
- Ánh sáng và nhiệt độ: cây lá dứa ưa sáng nên cần đặt cây ở nơi có ánh sáng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là 18 – 25 độ C, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cây sẽ bị héo, vàng lá hoặc chết.
- Phân bón: sau khi trồng cây được 15 ngày thì tiến hành bổ sung dinh dưỡng bằng phân hữu cơ như phân dê, phân bò, phân trùn quế… định kỳ 10 -15 ngày/lần. Sau mỗi đợt thu hoạch thì bón phân lại cho cây, để cây có đủ dưỡng chất phát triển khỏe mạnh hơn.
- Sâu bệnh hại: cần kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm các loại sâu bệnh như rệp, nhện đỏ, rầy nâu… và xử lý kịp thời. Để phòng trừ sâu bệnh có thể dùng chế phẩm sinh học như neem chili, neem chito…
- Thu hoạch: sau khi trồng từ 1 – 1,5 tháng là đã có thể thu hoạch lá dứa, sang tháng thứ 2 là cây bắt đầu ra nhánh. Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát khi lá đã bớt nóng. Khi thu hoach nên cắt lá sát gốc, tránh làm dập nát lá.
Có thể thấy, cây lá dứa không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong bếp mà còn là lựa chọn tuyệt vời để trang trí cho không gian sống. Cây lá dứa rất lành tính nên cực kỳ phù hợp để trồng trong nhà, vừa mang lại tính thẩm mỹ cao vừa tạo nên không gian sống xanh, sạch và lành mạnh.
Xem thêm:
- Có nên trồng cây trầu không trước nhà? Hợp mệnh gì? Tuổi gì?
- Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà?
- Có nên trồng cây tùng bách trước nhà? Hợp mệnh gì? Tuổi gì?
- Có nên trồng cây quế thơm trước nhà? Mệnh và tuổi nào nên trồng?
- Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây thông trước nhà không?
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Có nên trồng cây bàng trong nhà? Người mệnh nào hợp trồng bàng?
Có nên trồng cây bàng trong nhà, đặc biệt là bàng Singapore bởi đây là...
Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây trứng gà trước nhà?
Nên trồng cây trứng gà trước nhà bởi cây trứng gà biểu tượng cho sự...
Có nên trồng cây lưỡi hổ trước nhà? Mệnh nào nên trồng?
Có nên trồng cây lưỡi hổ trước nhà bởi đây là loại cây có tác...