Rất nhiều công trình nhà ở ngày nay vẫn rất ưa chuộng sử dụng cửa gỗ, đơn giản vì loại cửa này bền đẹp, kiểu dáng đa dạng và rất sang trọng. Thế nhưng để lắp đặt cửa gỗ cần phải có khuôn cửa gỗ. Vậy khuôn cửa gỗ là gì và cách lắp đặt khuôn cửa gỗ đúng cách và đẹp mắt như thế nào?
Khuôn cửa gỗ là gì, các loại khung cửa gỗ
Khuôn cửa gỗ là một bộ phận của cửa gỗ, được gắn trực tiếp vào tường và lắp bản lề gắn với phần cánh cửa, giúp cho cửa gỗ đứng vững, luôn chắc chắn khi đóng mở cửa gỗ. Phần khuôn cửa gỗ này vô cùng cần thiết vì đơn giản là cửa gỗ rất nặng và khó lắp đặt, thế nên để lắp cửa gỗ, luôn phải có phần khuôn cửa này giảm tải trọng của cửa và đảm bảo cho cửa hoạt động bền lâu và chắc chắn.
Tuy nhiên, muốn lắp cửa gỗ, bạn nên nhớ tính toán điều này trước khi thi công nhà, rất nhiều gia đình khi xây xong tường và bắt đầu sơn tường mới nghĩ đến chuyện lắp cửa gỗ, điều này sẽ làm cho công trình của bạn trở nên chắp nối và tốn kém khi muốn lắp khuôn cửa lại cần phải đục tường ra.
Thế nên, ngay từ khi manh nha ý định lắp đặt cửa gỗ cho công trình nhà mình, bạn nên tính toán và mua khuôn cửa ngay, đồng thời thông báo với đội xây dựng để họ tiến hành ghép cửa vào tường, vừa thuận tiện cho họ xây dựng mà bạn không cần phải lo lắng về vấn đề lắp cửa sau này. Khuôn cửa gỗ hiện nay được chia làm 2 loại chính là khuôn cửa đơn và khuôn cửa kép.
Khuôn cửa đơn: Khuôn cửa đơn thường có kích thước là 6cm x 13 – 14cm, loại khuôn cửa này chỉ sử dụng khi bạn muốn lắp cửa gỗ 1 cánh như cửa phòng ngủ, phòng vệ sinh hoặc cửa thông phòng. Khuôn cửa đơn phù hợp với những bức tường không quá dày để giảm trọng lượng cho cả ngôi nhà.
Khuôn cửa kép: Khuôn cửa kép có kích thước là 6cm x 24 – 25cm, loại khuôn cửa này có bản rộng hơn để phù hợp với những bức tường dày để chống đỡ cho ngôi nhà, phù hợp khi bạn muốn lắp cửa đôi hoặc cửa 4. Khuôn cửa kép thường sử dụng cho cửa chính, cửa ban công vì những cửa này cần chịu lực tốt, đảm bảo an toàn và sử dụng dài lâu.
Cách lắp đặt khuôn cửa gỗ cho gia đình bạn
Như đã nói ở trên, khuôn cửa gỗ cần được lắp đặt trong thời gian thi công xây nhà, thường do đội xây dựng trực tiếp thực hiện. Bạn không cần lo lắng về việc khuôn cửa sẽ bị lệch trong quá trình thi công, vì khuôn khi được mua đã giằng chéo góc bằng các giao khung gỗ để cố định góc. Sau đây là 2 cách lắp đặt khuôn cửa gỗ phổ biến hiện nay:
Cách 1: Khuôn cửa gỗ sẽ được lắp đặt đồng thời với việc xây tường nhà, khuôn sẽ được đặt trước và mang đến ngay trong quá trình thi công nhà, đội xây dựng sẽ đặt khuôn vào vị trí chính xác, sau đó xây từng bao xung quanh để khuôn gắn chặt vào tường. Trong đó, thanh ngang trên và dưới của khuôn cửa sẽ rộng hơn phần tường khoảng ½ viên gạch, phần chân cửa sẽ được chôn sâu xuống khoảng 5cm, hai bên cửa sẽ được chèn thêm gạch hoặc thép để liên kết khuôn cửa với tường.
Ưu điểm của cách này chính là sự liên kết của khuôn với bức tường rất tốt, đảm bảo bền vững lâu dài qua năm tháng. Người thợ thi công cũng sẽ đơn giản hơn khi họ có khuôn cửa trước, vì họ sẽ lấy khuôn làm chuẩn để xây tường phẳng hơn và tính toán chặt gạch chính xác hơn.
Nhược điểm của cách này chính là nó làm mất thời gian của đội thi công khá nhiều, đơn giản là vì thời gian để dựng một khuôn cửa và xây tường bao có thể mất vài ngày, thế nên công trình sẽ bị kéo dài tới cả tháng.
Cách 2: Công trình nhà của bạn vẫn được xây dựng bình thường, để trống các lỗ cửa và sau đó sẽ tính toán lắp khuôn cửa sau. Ở mép tường của hai bên lỗ cửa sẽ được gắn thêm nhiều viên gạch gỗ, cứ cách 10 hàng gạch lại chôn 1 viên gạch gỗ, nên nhớ các viên gạch gỗ đều phải tẩm thuốc chống mục để đảm bảo độ bền của cửa sau này, nên nhớ lỗ cửa nên xây rộng ra một chút để lắp khuôn cửa dễ dàng.
Sau đó, khi nhà xây xong và lỗ cửa hoàn thiện, bạn dùng đinh dài để gắn viên gạch gỗ với khuôn cửa, khi đưa khuôn cửa vào vị trí chính xác thì dùng vữa chát đều bên ngoài để gắn chặt với tường và lấp đi những khoảng trống.
Ưu điểm của phương pháp này chính là khá nhanh, tốc độ thi công nhà sẽ nhanh hơn nhiều so với cách trên, không tốn thời gian của thợ vì hai công việc sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ của nhau.
Ngược lại, nhược điểm của nó chính là không đảm bảo được độ vững chãi của khuôn gỗ với tường, rất có thể gạch gỗ bị mối mọt ăn dẫn đến khuôn cửa bị lỏng lẻo. Ngoài ra, những chỗ trống giữa cửa và tường không được chèn kín, chắp vá gây xấu cho công trình.
Xem thêm:
- Những mẫu cửa chính 2 cánh bằng gỗ cho ngôi nhà xinh
- Những mẫu cửa gỗ đẹp cho phòng ngủ được ưa chuộng
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...