Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dạ ngọc minh châu là loại cây cảnh được trồng nhiều ở Việt Nam và được ưa chuộng nhờ vẻ đẹp tinh khôi và sự sang trọng mà chúng mang lại cho không gian. Ngoài tính thẩm mỹ, dạ ngọc minh châu còn biểu tượng cho sự may mắn, công danh và tài lộc. Ở bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cây dạ ngọc minh châu  này nhé, hãy tham khảo ngay.

Nguồn gốc, đặc điểm của cây dạ ngọc minh châu

Cây dạ ngọc minh châu là loại cây rất được yêu thích, sau đây sẽ là các thông tin về loại cây này:

Nguồn gốc của cây dạ ngọc minh châu

Dạ ngọc minh châu là giống cây cảnh có nguồn gốc từ các nước Châu Á, tên khoa học là Clerodendrum Schmidtii, đây là loại cây thân thảo thuộc họ cỏ roi ngựa, cho tuổi thọ sống lâu năm. Với cái tên, chúng mang lại cho ta cảm giác được nâng niu và trân quý, tạo nên vẻ lung linh nên thơ cùng mùi hương dễ chịu mà không phải loại cây nào cũng có được.

Đặc điểm cây dạ ngọc minh châu

Cây dạ ngọc minh châu phát triển khá nhanh, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hè, chúng thích nơi có ánh sáng trực tiếp hoặc bên dưới những tán cây cao, thân cây cao tầm 4-5m và cây có nhiều cành nhỏ, nhánh cây. Lá cây thon dài, nhọn ở phần đỉnh có màu xanh đậm hoặc nâu đen, phiến lá mọc đối xứng vô cùng đẹp và không có lông. Hoa dạ ngọc minh châu thường mọc thành chuỗi dài, từ nách lá và tập trung nhiều ở phần đầu ngọn. Hoa có màu trắng sáng tinh khôi, cánh hoa mềm cùng nhụy hoa màu vàng nhạt, búp hoa khi chưa nở sẽ có dạng bầu tròn, trắng nõn giống như viên ngọc kiêu sa, quý giá. Mùa hoa nhằm vào khoảng tháng 11 – cuối tháng 3 (âm lịch). Bên cạnh sự kiêu sa thì hoa của dạ ngọc minh châu còn mang hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dạ ngọc minh châu có hoa không?

Dạ ngọc minh châu nổi tiếng với những chùm hoa trắng tinh khôi, mang vẻ đẹp thanh lịch và quý phái. Hoa của cây thường mọc thành từng chuỗi dài, rủ xuống đẹp mắt làm không gian sống ấn tượng hơn. Hoa của cây dạ ngọc minh châu có màu trắng, hoa có 5-6 cánh tròn, nhụy dài, nụ hoa tròn xoe và thường nở rộ từ tháng 11 – tháng 3 (âm lịch) với mùi hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dạ ngọc minh châu có độc không?

Dạ ngọc minh châu hoàn toàn không độc hại, nên chúng lại càng được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp của hoa mà còn bởi sự an toàn. Không chỉ vậy, cây dạ ngọc minh châu còn giúp không gian ấn tượng hơn với màu hoa trắng thanh lịch, mang lại vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà. Giúp không khí trong lành hơn, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Theo quan niệm phong thủy thì cây còn giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dạ ngọc minh châu có những loại nào?

Dạ ngọc minh châu có nhiều giống khác nhau, được phân loại dựa trên màu sắc của hoa, lá và hình dạng của cây. Một số giống cây phổ biến như:

  • Dạ Ngọc Minh Châu hoa trắng (Hoya carnosa ‘Alba’): Hoa có màu trắng tinh khôi.
  • Dạ Ngọc Minh Châu hoa hồng (Hoya carnosa ‘Pink’): Hoa có màu hồng nhạt.
  • Dạ Ngọc Minh Châu lá đốm vàng (Hoya carnosa ‘Variegata’): Lá cây có màu xanh lục xen lẫn những đốm vàng.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dạ ngọc minh châu giá bao nhiêu?

Giá thành của cây dạ ngọc minh châu có thể dao động tùy thuộc vào kích thước cây, mùa vụ (vì hoa thường từ tháng 11 – tháng 3 âm lịch), số lượng mua, địa điểm mua, chất lượng cây… Thông thường giá của dạ ngọc minh châu có thể dao động từ vài chục ngàn tới vài trăm ngàn đồng, thậm chí lên tới vài triệu đồng với những cây đẹp và độc đáo.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Tác dụng của cây dạ ngọc minh châu

Cây dạ ngọc minh châu có vẻ đẹp thanh tao, tinh tế nên giúp cho không gian sống thêm phần ấn tượng hơn. Cùng với đó, cây còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại, giúp cải thiện chất lượng không khí và mang lại bầu không khí trong lành cho gia đình. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa dạ ngọc minh châu giúp thư giãn tinh thần, giảm stress và mang lại cảm giác dễ chịu cho người thưởng thức. Ngoài ra, theo phong thủy thì dạ ngọc minh châu còn là loại cây mang lại sự may mắn, thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ.

Không chỉ vậy, hoa dạ ngọc minh châu còn có công dụng làm thuốc trong y học cổ truyền. Theo đông y, hoa dạ ngọc minh châu có vị ngọt, tính hàn nên thanh nhiệt, giải độc, an thần và bổ huyết nên hoa có thể dùng để chữa các chứng như sốt cao, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho khan, mất ngủ hay thiếu máu. Còn có một công dụng nữa của cây dạ ngọc minh châu mà không phải ai cũng biết, đó chính là có thể dùng làm nguyên liệu cho các món ăn. Hoa có vị ngọt và thơm, nên có thể dùng để ăn sống hoặc chế biến làm nộm, gỏi, xào, nấu canh, làm chè… hay mứt, trà hoặc rượu.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Ý nghĩa phong thủy của cây dạ ngọc minh châu

Cây dạ ngọc minh châu không chỉ là loài cây cảnh đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc, nên được rất nhiều người yêu thích và chọn để trang trí không gian sống. Dạ ngọc minh châu thường được xem là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng nên khi sở hữu một chậu cây trong nhà sẽ giúp mang lại nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Với những bông hoa trắng tinh khôi và dáng vẻ thanh thoát thì cây dạ ngọc minh châu có khả năng thanh lọc không khí, mang lại cảm giác thư thái và cân bằng năng lượng trong nhà. Bên cạnh đó, màu trắng của hoa còn tượng trưng cho sự tinh khiết, trí tuệ và sự thông minh nên cây còn được xem là biểu tượng của sự thành công trong công việc và học tập.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dạ ngọc minh châu hợp mệnh gì?

Cây dạ ngọc minh châu sở hữu những bông hoa màu trắng nên rất phù hợp với những người thuộc mệnh Kim, bởi màu trắng là màu bản mệnh của người mệnh Kim. Khi trồng cây dạ ngọc minh châu sẽ giúp người mệnh Kim thu hút thêm nhiều may mắn, tài lộc và củng cố bản mệnh của mình. Bên cạnh đó theo mối quan hệ tương sinh ngũ hành thì Kim sinh Thủy, bởi thế chủ nhân mệnh Thủy cũng có thể xem xét trồng cây dạ ngọc minh châu để mang lại vận may và tài lộc cho bản thân.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào?

Như đã nói ở trên, cây dạ ngọc minh châu hợp với những người thuộc mệnh Kim. Theo đó cây dạ ngọc minh châu hợp với người mệnh Kim thuộc các tuổi như: Nhâm Thân (1932, 1992), Ất Mùi (1955, 2015), Giáp Tý (1984, 1924), Quý Dậu (1933, 1993), Nhâm Dần (1962, 2022), Ất Sửu (1985, 1925), Canh Thìn (1940, 2000), Quý Mão (1963, 2023), Tân Tỵ (1941, 2001), Canh Tuất (1970, 2023), Giáp Ngọ (1954, 2014), Tân Hợi (1971, 2031).

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dạ ngọc minh châu được đặt ở đâu cho tốt?

Cây dạ ngọc minh châu không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, nên để cây phát huy được hết công dụng thì vị trí đặt cây cũng rất quan trọng. Có thể đặt cây ở phòng khách, đây là không gian trung tâm của ngôi nhà nên khi đặt cây ở đây sẽ giúp mang lại sinh khí tốt, tạo cảm giác tươi mới và ấm cúng cho cả nhà. Hoặc cũng có thể đặt ở phòng làm việc, giúp tăng cường năng lượng tích cực, tạo cảm giác thư thái giúp công việc đạt được hiệu quả cao hơn. Hay không gian phòng ngủ cũng là vị trí tốt để đặt cây dạ ngọc minh châu, giúp thanh lọc không khí tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn. Nhưng không đặt quá gần giường, cũng không đặt quá nhiều cây trong phòng ngủ vì ban đêm cây sẽ hấp thụ oxy và thải ra khí CO2.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách trồng và chăm sóc cây dạ ngọc minh châu

Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây dạ ngọc minh châu đơn giản, hiệu quả giúp cây phát triển khỏe mạnh và tươi tốt:

Cách trồng cây dạ ngọc minh châu

Đối với cách trồng thì dạ ngọc minh châu ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt nên có thể dùng đất trồng cây hoa hồng hoặc đất hữu cơ trộn cùng xơ dừa, trấu hun, phân bò hoai mục. Nên chọn chậu có lỗ thoát nước, kích thước phù hợp với cây sau đó đặt cây vào chậu, lấp đất xung quanh gốc và tưới nước vừa đủ độ ẩm. Cuối cùng là bón phân NPK hoặc phân hữu cơ định kỳ 1-2 tháng/lần để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Cách chăm sóc cây dạ ngọc minh châu

Cây dạ ngọc minh châu có thể trồng ở nơi ánh sáng hoàn toàn, nhưng cũng sống tốt được ở nơi bóng râm, tuy nhiên cây thích hợp nhất ở khoảng 50-60%. Bởi nếu trồng ở nơi có ít ánh sáng thì cây sẽ kém phát triển và ra hoa ít hơn, trồng ở nơi nắng nóng thì sẽ làm lá bị héo. Cây dạ ngọc minh châu không thích quá ẩm nên chỉ cần tưới nước khi đất khô, nên tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát để cây hấp thụ nước tốt hơn, tránh tưới trực tiếp lên lá và hoa để không bị thối rễ hay rụng hoa.

Cây có khả năng chịu hạn nhẹ nhưng để tạo điều kiện cho cây phát triển thì cần cung cấp nước đầy đủ cho cây, tuy nhiên cây lại chịu úng kém nên chỉ tưới khi thấy đất trên mặt chậu khô và tùy vào điều kiện thời tiết có thể tưới 2-3 lần/tuần. Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cần dùng một số loại phân hữu cơ như trùn quế viên, phân gà, phân dê… để cây có thể phát triển tốt hơn. Và sau 15-20 ngày/lần bón luân phiên thêm các loại NPK như 20-20-15, 30-10-10, 20-20-20… Khi cây bắt đầu nở hoa thì chuyển sang phân bón có hàm lượng lân và kali cao hơn như 15-30-15, 6-30-30… để hoa toa, màu sắc đẹp và lâu tàn hơn.

Cây dạ ngọc minh châu khá khỏe mạnh, ít sâu bệnh nhưng cần phải chú ý một vài vấn đề sau để phòng và trị bệnh. Nếu thấy cây bị héo, vàng úa hay rụng nhiều thì có thể là do cây bị thiếu nước, thiếu ánh sáng hoặc bị thối rễ. Trường hợp này thì cần kiểm tra lại điều kiện trồng, chăm sóc của cây và điều chỉnh cho phù hợp. Khi cây bị thối rễ thì cần rửa sạch rễ, cắt bỏ phần rễ hỏng và chuyển sang chậu mới. Nếu thấy lá có vết đốm trắng hoặc xám thì có thể là do cây bị nấm mốc hay vi khuẩn, cần cắt bỏ những lá bị sâu bệnh và xịt thuốc trừ sâu cho cây. Có thể dùng các loại thuốc như benomyl, mancozeb, captan để xịt cho cây.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách xử lý khi cây dạ ngọc minh châu bị vàng lá?

Trường hợp lá cây dạ ngọc minh châu bị vàng cũng khá phổ biến nên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là tưới nước không hợp lý quá nhiều hoặc quá ít. Lúc này nên hạn chế lượng nước tưới và kiểm tra độ ẩm của đất để điều chỉnh hợp lý. Hoặc cũng có thể do ánh sáng không phù hợp, nếu như ánh sáng quá yếu thì cây không thể quang hợp, lá sẽ bị vàng và cây còi cọc thì hãy đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng tự nhiên hơn. Hay đất trồng quá chua, quá kiềm sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây, khi này nên thay đất trồng mới và bổ sung thêm phân bón hữu cơ. Vấn đề thiếu dinh dưỡng cũng khiến cây dạ ngọc minh châu bị còi cọc, vàng lá, mép lá có màu nâu… thì cách khắc phục là nên bón lượng phân vừa phải, tránh việc dùng quá liều.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cắt tỉa cây dạ ngọc minh châu đúng cách?

Việc cắt tỉa cây dạ ngọc minh châu là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc cây, giúp cây phát triển khỏe mạnh, tạo dáng đẹp và ra hoa đều đặn hơn. Thời điểm thích hợp nhất để cắt tỉa cây, giúp cây tập trung dinh dưỡng cho ra lá mới chính là sau khi cây ra hoa. Các bước cắt tỉa sẽ bao gồm:

  • Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cắt tỉa sạch sẽ và sắc bén để tránh làm tổn thương cành
  • Xác định cành cần cắt (cành khô héo, cành mọc quá dài, cành sâu bệnh…) thì cần cắt tỉa hoàn toàn để tạo dáng và tránh lây lan.
  • Cách cắt: Nên cắt tỉa sát gốc cành hoặc ngay trên mắt lá, cắt theo hướng nghiêng để tránh tích nước gây thối.
  • Sau khi cắt tỉa nên vệ sinh dụng cụ bằng cồn để tránh lây lan bệnh cho cây cảnh khác.

Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách nhân giống cây dạ ngọc minh châu?

Phương pháp nhân giống cây dạ ngọc minh châu phổ biến nhất là giâm cành. Lúc này cần chọn những cành khỏe mạnh, đường kính khoảng 0,5 – 1cm, ít nhất 3-4 mắt ngủ. Cắt cành với góc 45 độ, loại bỏ lá ở phần dưới cành và để lại 2-3 lá ở phần trên. Trước khi giâm cành nên ngâm cành trong dung dịch kích rễ như N3M, atonik, dekamon, root 2, bimix super root… để cành ra rễ tốt hơn. 

Sau đó cắm cành vào chậu đã chuẩn bị sẵn đất, đất trồng nên là hỗn hợp của đất sét, đất cát và phân hữu cơ với tỷ lệ 2:1:1. Giá thể giâm cành thì có thể sử dụng 100% giá thể mụn dừa, giá thể peatmoss hoặc trộn theo tỷ lệ 3:3:2:2. Đặt cành giâm ở vị trí thoáng mát, tưới đủ nước ẩm cho giá thể giâm, thời gian 2 tuần sau đó cành giâm sẽ bắt đầu ra rễ và ra mầm mới. Khi cành ra rễ và ổn định thì đem trồng vào chậu, tưới nước cho đất ẩm mềm và che chậu bằng nilon để giữ ẩm cho cành, đặt chậu vào nơi có ánh sáng vừa phải và thoáng khí. Sau 20-30 ngày thì cành ra rễ và có thể bỏ nilon đi.

Những thông tin chi tiết về cây dạ ngọc minh châu hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của dạ ngọc minh châu đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang

  • Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
  • Email: noithatduckhang@gmail.com
ĐỪNG BỎ LỠ các cây để bàn hợp phong thủy mang tài lộc, may mắn có tại Đức Khang nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022

Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...

Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?

Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...

Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?

Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...