Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện được xem là loại cây cảnh nội thất rất dễ trồng và chăm sóc, nên nhiều gia đình lựa chọn để tô điểm cho khu vườn hay không gian của gia đình mình. Nhưng cây dây nhện hợp tuổi nào? Mệnh nào? Cách chăm sóc cũng như ý nghĩa phong thủy của cây ra sao thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc, đặc điểm của cây dây nhện

Đây là một loại cây phù hợp với nhiều không gian khác nhau, sau đây sẽ là thông tin về loại cây này:

Nguồn gốc của cây dây nhện

Cây dây nhện có tên khoa học là Chlorophytum Comosum, hay còn được gọi là cỏ Lan Chi, Lục Thảo Thưa. Từ xưa, người ta còn gọi loài cây này bằng những cái tên khác như cỏ điểu lan, cỏ nhện, lục thảo trổ, cỏ mẫu tử… Chúng có nguồn gốc là cây thân thảo lâu năm ở xứ sở châu Phi xa xôi.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Đặc điểm cây dây nhện

Cây có phần thân là thân cỏ lâu năm, chiều cao trung bình từ 30-60cm, thường mọc thành cụm và nhiều nhánh cây nhỏ. Lá của cây dây nhện thường dài từ 20-35cm, chiều ngang hẹp từ 2-3cm và đầu lá nhọn nhưng rất mềm dẻo. Lá thường mọc tua tủa từ gốc cây, trên lá có các sọc xanh kéo dài từ gốc lên ngọn và 2 bên phiến lá có màu trắng. Nhìn từ xa thì lá của cây giống như những dải lụa dài vô cùng đẹp mắt. Hoa của cây thường nở vào mùa hè, hoa có màu trắng đục và khá nhỏ thường được mọc thành cụm, hoa có từ 5-6 cánh và khi nở rộ sẽ lộ ra phần nhụy màu vàng tươi tắn.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện có hoa không?

Như đã nói ở trên, cây dây nhện có hoa và hoa của chúng thường có màu trắng, thường được nở vào mùa hè nếu ở những vùng có khí hậu nóng quanh năm, thì hoa có thể nở vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, cây ra hoa khá nhỏ, mọc tách ra từng bông riêng lẻ ở phần đầu cành và các nhánh có hoa nở rủ xuống đất để giúp phát triển các rễ phụ, từ đó hình thành các cây con từ rễ cây trưởng thành.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện có độc không?

Cây dây nhện không có độc nhưng nếu nhà có trẻ nhỏ hay thú cưng thì cần phải chú ý, vì nếu ăn phải lá cây thì có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa nhẹ như đau bụng. buồn nôn, tiêu chảy. Chính vì điều này, nên sau khi tiếp xúc với cây thì nên rửa sạch tay để đảm bảo sức khỏe.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện có mấy loại?

Hiện nay cây dây nhện có rất nhiều loại khác nhau mà mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt về màu sắc, hình dáng, kích thước lá. Dưới đây là một số loại cây dây nhện phổ biến:

  • Dây nhện lá dài: Đây là loại cây phổ biến nhất và thường được sử dụng trong các gia đình, lá của cây dài và mảnh mai, chiều dài lên tới 30cm và màu sắc của cây thường là xanh đậm hoặc xanh nhạt.
  • Dây nhện lá ngắn: Loại cây này có lá ngắn hơn với loại lá dài, thường chiều dài chỉ từ 15-20cm và lá có màu xanh đậm hoặc xanh nhạt, thường có những đường sọc trắng chạy dọc theo lá.
  • Dây nhện lá xoăn: Đây là một biến thể độc đáo của loại cây này với những chiếc lá xoăn tự nhiên, theo nhiều hình dạng khác nhau để tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho cây dây nhện xoăn.
  • Dây nhện lá vàng: Loại cây này có màu vàng nhạt hoặc vàng kem, tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian và lá vàng thường kết hợp với các đường sọc xanh đậm hoặc xanh nhạt.
  • Dây nhện Bonnie: Loại cây này là lá ngắn và dày hơn so với các loại khác, lá có màu xanh đậm và thường có những đường sọc trắng hoặc vàng chạy dọc theo lá.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện có trồng trong nước được không?

Loại cây này hoàn toàn có thể trồng được trong nước, thực tế trồng thủy sinh là một phương pháp phổ biến để chăm sóc cây dây nhện, đặc biệt là những giống cây dây nhện có lá nhỏ và mảnh mai. Khi trồng dây nhện trong nước thì cần thay nước định kỳ và đảm bảo cây luôn có đủ ánh sáng, cùng với đó cây rất dễ chăm và thích hợp để trang trí bàn làm việc, các không gian nhỏ và còn có khả năng lọc không khí tốt khi trồng trong nước.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện trồng trong nhà có tốt không?

Việc trồng cây dây nhện trong nhà là rất tốt để làm xanh không gian sống, không chỉ vậy mà còn giúp thanh lọc không khí, hấp thụ các chất độc hại có trong không gian để môi trường luôn trong lành. Cây dây nhện còn rất dễ trồng và chăm sóc nên phù hợp với nhiều không gian, giúp không gian thêm phần ấn tượng và xanh mát hơn.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện có giá bao nhiêu?

Giá của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, giống cây (lá vàng, lá xoăn, lá dài, lá ngắn…), hình thức, nơi bán… Thông thường, để sở hữu một chậu cây dây nhện thì chi phí phải bỏ ra từ 70.000 vnđ – 200.000 vnđ/chậu.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện có tác dụng gì?

Ngoài những đặc điểm trên thì cây dây nhện còn có nhiều tác dụng khác như lọc sạch không khí, theo nghiên cứu thì cây có khả năng tạo ra oxy và loại bỏ những khí độc hại để tạo ra bầu không khí trong lành. Cây còn giúp xua đuổi côn trùng và hấp thụ những tia bức xạ từ các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính… giúp bảo vệ sức khỏe của con người. Với vẻ ngoài thanh lịch, sang trọng và ấn tượng thì cây dây nhện còn giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian, màu xanh của cây sẽ góp phần tăng sự tươi mới và hài hòa cho không gian.

Bên cạnh đó, dây nhện còn có tác dụng điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, kiết lỵ… Phần thân giã nhuyễn còn được dùng để giải độc cơ thể hoặc đắp lên tay để giảm sưng do bỏng. Cây dây nhện còn giúp tăng 15% trí nhớ và giảm căng thẳng lo âu, giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra, loại cây này cũng thường được dùng là quà tặng cho người thân, bạn bè trong những dịp đặc biệt, như một lời chúc may mắn.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Ý nghĩa phong thủy của cây dây nhện

Mỗi loại cây đều sở hữu một ý nghĩa phong thủy khác nhau, cây dây nhện cũng mang trong mình hàm ý tốt đẹp cả về đường công danh và gia đạo của người trồng. Cây có hình dáng với lá xanh mướt quanh năm, đồng nghĩa với việc gia chủ lúc nào cũng gặp thuận lợi trong công việc, kinh doanh thăng tiến, gặp nhiều may mắn. Cây dây nhện có lá um tùm, đẻ nhiều nhánh nên điều này mang ý nghĩa phong thủy tượng trưng cho gia đình hưng thịnh về đường tử tức, gia đạo ấm êm, hạnh phúc. Mỗi tán lá vươn dài xanh tốt đều mang ý nghĩa thuận lợi, hanh thông dành cho người trồng. Hiểu được ý nghĩa đặc biệt này nhiều doanh nghiệp đã đặt cây dây nhện ở các cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng… vì họ tin rằng loài cây này sẽ giúp thu hút tài lộc và vượng khí.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện hợp mệnh gì?

Theo quan niệm phong thủy, cây dây nhện mang lại nguồn năng lượng tốt lành cho gia chủ, kết hợp cùng màu xanh vàng của lá và trắng của hoa, thì cây hợp với mệnh Kimmệnh Thủy. Người thuộc mệnh Kim đặt một chậu cây trong nhà mọi điều luôn được suôn sẻ, hanh thông. Xét về độ tương sinh thì Kim sinh Thủy, nên gia chủ tuổi này cũng có thể trồng cây dây nhện trong nhà để mang tài vận và vượng khí.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện hợp tuổi nào?

Cây dây nhện hợp tuổi Mùi, bởi họ thường có cuộc sống nội tâm sắc bén, biết nhìn xa trông rộng nhưng kinh tế lại hơi thiếu hụt. Nếu trồng dây nhện trong nhà sẽ giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt, sự nghiệp phát triển và mang lại sự giàu có cho gia đình. Những người tuổi Mùi sẽ tương ứng với các năm sinh như: 1931, 1943, 1955, 1967, 1979, 1991, 2003, 2015.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây dây nhện được đặt ở đâu cho tốt?

Có thể thấy, dây nhện là một loại cây khá phổ biến và được yêu thích nhờ vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng quyến rũ, cùng khả năng thanh lọc không khí. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và mang lại nhiều lợi ích thì chỗ đặt cây cũng rất quan trọng. Những vị trí lý tưởng để đặt cây thường là góc làm việc, để không gian được xanh mát và tạo cảm giác thư thái và tăng khả năng tập trung. Hay bàn học cũng là vị trí đặt cây giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường trí nhớ. Hoặc phòng khách, phòng ngủ và phòng bếp để thanh lọc không khí, tạo giấc ngủ sâu và giảm bớt mùi hôi khó chịu trong bếp.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách trồng và chăm sóc cây dây nhện

Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây dây nhện đơn giản nhưng hiệu quả, để cây có thể phát triển tốt nhất:

Cách trồng cây dây nhện thủy sinh

Đối với cách trồng cây dây nhện thủy sinh thì khi tách cây con từ cây mẹ sẽ tiến hành làm sạch rễ, ngâm cây vào chậu nước để bỏ đi bụi bẩn. Chuẩn bị bình thủy tinh và nước, hòa tan vài giọt thủy tinh vào nước để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh. Sau đó đổ nước vào bình sao cho ngập rễ cây, cho vào bình vài viên sỏi trắng vừa trang trí vừa cố định cây không bị đổ. Có thể nuôi thêm cá 7 màu để ăn bớt loăng quăng, bọ gậy có thể xuất hiện ở trong bình.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách chăm sóc cây dây nhện

Để cây luôn được xanh tươi và phát triển thì cần phải tuân thủ những lưu ý sau đây:

  • Cây ưa bóng râm nên hãy luôn đảm bảo dây nhện không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, để cây không bị cháy rám. Nếu sống trong môi trường thiếu ánh sáng lâu ngày sẽ khiến cây bị nhạt màu, suy dinh dưỡng vì thế hãy cho cây ra ngoài để quang hợp, ít nhất 1 lần/tuần để cây luôn xanh tươi.
  • Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là từ 20-24 độ C, thời tiết quá nắng hay quá lạnh cây sẽ bị bỏng, héo vàng lá và rụng. Nên cần phải duy trì nhiệt độ thích hợp để cây luôn khỏe mạnh.
  • Cây dây nhện có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, nhưng cần phải giữ ẩm và thoát nước hợp lý. Có thể thêm xơ dừa, mùn đất để tăng độ tơi xốp cho đất.
  • Mùa hè nên thường xuyên kiểm tra để đất luôn ẩm, mùa đông thì nên để đất khô hãy tưới nước. Vì ẩm ướt quá sẽ khiến cây bị úng, thối rễ. Đặc biệt cây khá nhạy cảm với nước có chứa clo và muối, nên hãy dùng nước tinh khiết để tưới cho cây.
  • Mỗi tháng 2 lần bón phân cho cây, để giúp cây có đủ dinh dưỡng và phát triển. Nếu cây bị thiếu chất thì sẽ yếu, chậm phát triển thì cần cân đối lại lượng phân, rút ngắn thời gian bón phân để hồi phục cho cây.
  • Độ ẩm thích hợp cho cây là vào khoảng 50-70%, có thể dùng bình xịt phun sương để tưới cho cây duy trì độ ẩm, giúp cây luôn xanh tốt.

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách xử lý cây dây nhện bị vàng lá?

Trường hợp cây dây nhện bị vàng lá khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như tưới nước không hợp lý, tưới quá nhiều dễ bị úng rễ hoặc tưới quá ít thì cây bị thiếu nước và lá bị héo. Lúc này chỉ cần tưới nước đều đặn và cần kiểm tra độ ẩm của đất thường xuyên. Ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu cũng là nguyên nhân khiến cho cây bị vàng lá, cho nên cần phải đặt cây ở vị trí phù hợp có đủ nắng để cây được quang hợp tốt nhất. Nếu cây bị thiếu dưỡng chất cũng khiến tình trạng vàng lá diễn ra, lúc này cần phải bón phân định kỳ bằng phân bón lá hoặc phân bón dạng hạt để cây phục hồi trở lại. Ngoài ra, nếu thấy dấu hiệu của sâu bệnh như rệp, nhện đỏ thì cần dùng thuốc trừ sâu sinh học để xử lý ngay. 

Cây dây nhện hợp tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Những thông tin chi tiết về cây dây nhện hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của dây nhện đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang

  • Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
  • Email: noithatduckhang@gmail.com
ĐỪNG BỎ LỠ các cây để bàn hợp phong thủy mang tài lộc, may mắn có tại Đức Khang nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022

Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...

Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?

Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...

Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?

Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...