Cây rau má thủy sinh là một loại cây thủy sinh phổ biến nhất trong cộng đồng yêu thích thủy sinh, với vẻ đẹp tinh tế và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, nên rau má không chỉ là một phần của bể thủy sinh mà còn là giúp tạo điểm nhấn cho không gian sống của cá và các loài khác. Tuy nhiên, cây rau má thủy sinh hợp mệnh gì? Hợp tuổi gì? Cách trồng loại cây này như thế nào? Cùng tìm đáp án ở bài viết sau đây.
Nguồn gốc, đặc điểm của cây rau má thủy sinh
Cây rau má thủy sinh có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Tên khoa của cây là Centella Asiatica, hay còn được gọi là Gotu Kola và nhiều tên gọi khác trong các ngôn ngữ khác nhau.
Rau má thủy sinh thuộc họ hoa tán (apiaceae), là loại cây thân thảo sống lâu năm và có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây có thân bò, mọc lan rộng và dễ dàng thích nghi với môi trường nước. Phần lá của rau má có hình tròn, mép lá hơi gợn sóng, phiến lá mỏng và màu xanh đậm hoặc xanh nhạt tùy theo điều kiện ánh sáng. Hệ rễ của cây phát triển mạnh, bám chặt vào đáy hồ, giúp cây cố định và hấp thụ chất dinh dưỡng từ môi trường nước. Cây rau má thủy sinh có hoa màu trắng, nhỏ và mọc thành cụm ở kẽ lá, chúng thường nở vào mùa hè.
Cây rau má thủy sinh có hoa không?
Thường thì cây rau má thủy sinh trồng trong bể cá thì không ra hoa, vì môi trường trong bể cá thường được điều chỉnh để tối ưu cho sự phát triển của lá cây, chứ không phải là hoa. Ánh sáng, dinh dưỡng và các yếu tố trong bể cáo thường không đủ để kích thích cây ra hoa. Nhưng trong điều kiện tự nhiên thì cây vẫn có thể ra hoa, bởi ánh sáng cường độ mạnh hơn và kéo dài thời gian chiếu sáng.
Giá cây rau má thủy sinh là bao nhiêu?
Giá thành của cây rau má thủy sinh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại rau (rau má hương, rau má dù…), kích thước cây, nguồn gốc và nơi bán. Thường thì giá của cây sẽ từ 20.000 vnđ – 50.000vnđ/chậu hoặc /bụi.
Tác dụng của cây rau má thủy sinh
Cây rau má thủy sinh không chỉ tạo vẻ đẹp tự nhiên cho bể cá mà còn nhiều tác dụng hữu ích khác như cải thiện chất lượng nước, bởi cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong nước, giúp cân bằng môi trường sống cho cá. Không chỉ vậy, quá trình quang hợp của cây còn giúp sản sinh ra oxy, mang lại nguồn không khí trong lành cho các sinh vật sống. Rau má thủy sinh là nơi ẩn náu lý tưởng cho các loài cá nhỏ, cây còn đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái trong bể cá, giúp ngăn sự phát triển quá mức của tảo. Ngoài ra, môi trường sống tự nhiên được kết hợp với cây xanh sẽ giúp cá cảm thấy thư giãn và giảm stress. Cùng với đó, nước sạch và giàu oxy giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho sinh vật sống trong nước.
Ý nghĩa phong thủy của cây rau má thủy sinh
Rau má thủy sinh là loại cây cảnh thủy sinh mang nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc, theo quan niệm của người Á Đông, đặc biệt là người Việt thì cây rau má thủy sinh được coi là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và sức khỏe. Với hình dáng lá rau má tròn trịa, xanh mướt tượng trưng cho đồng tiền, mang lại ý nghĩa thu hút tài lộc và may mắn cho gia chủ. Từ lâu rau má được biết tới với những công dụng tuyệt vời như thanh lọc cơ thể, giải nhiệt… nên đây được xem là biểu tượng của sức khỏe, giúp mang lại không gian trong lành cho ngôi nhà. Theo quan niệm dân gian thì rau mà có thể xua đuổi tà khí, mang lại bình yên cho gia đình. Nhiều người thường đặt cây ở cửa ra vào hoặc phòng khách để bảo vệ gia đình.
Cây rau má thủy sinh hợp mệnh gì?
Cây rau má phù hợp với tất cả các mệnh bởi màu xanh của cây tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và mang lại cảm giác thư thái, bình yên. Cùng với đó, nước là yếu tố quan trọng trong phong thủy và tượng trưng cho sự giàu có, tài lộc nên việc trồng cây trong nước sẽ càng tăng thêm giá trị phong thủy cho cây. Ngoài ra, rau má thủy sinh có lá nhỏ, thân mềm mại giúp mang lại cảm giác thư thái và nhẹ nhàng, chính điều này giúp cân bằng các yếu tố khác trong không gian, tạo nên sự hài hòa.
Cây rau má thủy sinh hợp tuổi gì?
Theo quan niệm dân gian thì cây rau má thủy sinh hợp tuổi Tỵ, những người tuổi Tỵ khi trồng cây sẽ nhận được nhiều may mắn, có quý nhân phù trợ và công việc thuận lợi hơn. Cây còn hỗ trợ người tuổi Tỵ nâng cao năng lực phân tích, quyết đoán hơn trong công việc.
Những người tuổi Tỵ sẽ tương ứng với các năm sinh như: 1941 – 1949 – 1953 – 1965 – 1977 – 1989 – 2001 – 2013.
Cách trồng cây rau má thủy sinh
Khi trồng cây rau má thủy sinh thì cần phải chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như:
- Bể hoặc hồ thủy sinh: Nên chọn bể hoặc hồ có kích thước phù hợp với số lượng cây mong muốn trồng, cùng các yếu tố khác như ánh sáng và nhiệt độ.
- Lựa chọn dung dịch thủy canh: Các cửa hàng chăm sóc cây thường cung cấp các loại dung dịch thủy canh, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển khỏe mạnh.
- Giống cây: Nên chọn mua cây từ các cửa hàng uy tín, chọn cây có màu sắc tươi sáng và lá khỏe mạnh.
- Nước: Đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho rau má thủy sinh, nước cần được xử lý để loại bỏ clorin và các chất hóa học khác có thể gây hại cho cây và cá.
- Ánh sáng: Cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho hồ rau má thủy sinh bằng cách dùng đèn LED hoặc đèn halogen phù hợp.
- Dụng cụ chăm sóc: Gồm cánh cắt cây thủy sinh, lược rong, bình phun nước và các dụng cụ khác để chăm sóc và duy trì rau má thủy sinh.
Các bước tiến hành trồng cây rau má thủy sinh
Rau má thủy sinh là loại cây dễ trồng và không đòi hỏi quá phức tạp, vì chúng chịu được mọi điều kiện từ nước cứng tới nước mềm, bất cứ ai cũng có thể làm được. Quy trình trồng cây rau má thủy sinh cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Cắt một phần của thân cây rau má sao cho đủ để chìm xuống nước
- Bước 2: Ghim đoạn thân vừa cắt và phân nền của hồ thủy sinh, vài ngày sau cây sẽ tự bén rễ và phát triển.
Cách chăm sóc cây rau má thủy sinh đúng kỹ thuật
Đối với vị trí trồng thùy vì là loại cây nhỏ nên có thể trồng ở chỗ nào trong bể cũng được, đặc biệt là rất thích hợp để làm tiền cảnh hoặc trung cảnh trong các bể cá nhỏ. Khi trồng nên đặt một vài viên sỏi nhỏ lên trên để tránh việc bụi cây bị phôi ra xung quanh. Cây rau má có khả năng phát triển nhanh chóng dày vào cao, nên khi chúng mọc quá lớn thì cần cắt tỉa để duy trì hình dáng và kích thước của cây. Cùng với đó, ánh sáng là yếu tố quan trọng để xác định khả năng trồng cây thành công, bởi chúng cần lượng ánh sáng đủ để phát triển mạnh mẽ. Hồ thủy sinh cần dùng đèn thủy sinh chuyên dụng để chiếu sáng, thời gian ít nhất là 8 tiếng mỗi ngày.
Cây rau má thủy sinh là cây nhiệt đới, thích môi trường nước ẩm nên bể cần trang bị một bộ lọc hiệu quả để duy trì độ sạch và ổn định của nước, loại cây này có khả năng chịu nhiệt độ biến đổi rộng từ 10 độ C – 30 độ C, nhưng lý tưởng nhất vẫn là 20-28 độ C. Về pH của nước thì rau má thủy sinh lại cần một chút tính axit, độ dao độ từ 5-6 dù không yêu cầu mức độ pH cao, quan trọng là duy trì ở mức ổn định trong hồ.
Khi trồng cây rau má thủy sinh thì việc bổ sung CO2 là điều cần thiết, hệ thống CO2 chuyên dụng sẽ giúp việc chăm sóc cây thủy sinh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Rau má cần được cung cấp CO2 trong khoảng 20-30mg/l, sự có mặt của CO2 sẽ giúp cây phát triển nhanh chóng và lá lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, khi trồng loại cây này thì cần bổ sung thêm dưỡng chất cho hồ thủy sinh khi cạn kiệt, có thể sử dụng phân nước hoặc phân nhét.
Cùng với đó, cây có thể phát triển tốt trên nhiều loại nền khác nhau như phân nền chuyên dụng, cát, sỏi và nền khác. Nhưng tốt nhất vẫn là phân nền để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây và giúp cây bám rễ tốt hơn. Ngoài ra, cây rau má thủy sinh khá dễ trồng mà không cần đòi hỏi đặc biệt về đất nền thủy sinh, chúng có thể phát triển tốt trên các loại đất nền có độ dinh dưỡng trung bình như Mekong, Senda, GEX và các loại tương tự. Tuy nhiên, để phát triển tốt và có màu xanh đẹp thì việc bổ sung dung dịch thủy canh chuyên dụng là rất cần thiết.
Lưu ý khi trồng cây rau má thủy sinh
Rau má thủy sinh là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, rất phù hợp cho những người mới bắt đầu chơi thủy sinh. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và xanh tốt, thì cần phải lưu ý một số điều sau:
- Cây rau má thủy sinh cần ánh sáng vừa phải tới mạnh, bởi nếu ánh sáng quá yếu thì cây sẽ còi cọc, lá nhạt màu còn nếu ánh sáng quá mạnh thì cây lại dễ bị cháy lá. Cho nên, cần phải cung cấp ánh sáng cho cây từ 8-10h mỗi ngày.
- Rau má thủy sinh cũng cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì mới phát triển khỏe mạnh được, nên dùng các loại phân bón hoặc phân nền chuyên dụng cho cây thủy sinh. Cắt tỉa thường xuyên những lá giá, lá úa để cây phát triển được tốt hơn.
- Cây rau má thủy sinh phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20-28 độ C, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến cây bị sốc và chết.
- Độ pH lý tưởng cho rau má thủy sinh là từ 6.5 – 7.5, nước cứng quá có thể làm cho lá cây bị vàng và rụng, cho nên cần thay nước định kỳ để đảm bảo chất lượng nước luôn ổn định.
- Rau má thủy sinh có thể trồng ở bất kỳ vị trí nào trong bể cá, nhưng đáy bể thường được ưa chuộng hơn vì giúp cây cố định và phát triển tốt hơn. Có thể dùng keo sinh học để gắn rau má vào các vật cứng trong bể như đá, gỗ lũa.
- Rau má thủy sinh cũng ít khi bị sâu bệnh, nhưng nếu phát hiện thì cần xử lý ngay bằng các loại thuốc đặc trị. Đặc biệt, tảo là loại canh tranh chất dinh dưỡng với rau má thủy sinh, nên cần thường xuyên dọn bể để hạn chế sự phát triển của tảo.
Những thông tin chi tiết về cây rau má thủy sinh hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của cây rau má thủy sinh đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
- Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
- Email: noithatduckhang@gmail.com
Xem thêm:
- Cây bướm đêm hợp với tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy
- Cây tai phật hợp với tuổi gì? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy
- 10 loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy dành cho văn phòng
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Tủ tài liệu cánh lùa là gì? Mẫu tủ cánh lùa DKF đẹp 2022
Tủ tài liệu cánh lùa có thiết kế cánh tủ hiện đại giúp tiết kiệm...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Nhôm đúc là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhôm đúc?
Nhôm đúc là một loại chất liệu rắn chắc với khả năng chịu lực và...