Cây xương rồng ra hoa là điềm báo cho thấy phong thủy trong nhà rất tốt, không có tà khí, vượng khí càng nhiều hơn, nó còn là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng sắp tới với bạn và gia đình. Tuy nhiên cách chăm sóc để cây xương rồng ra hoa không dễ dàng vì còn phụ thuộc vào đất, nước, ánh sáng…
Tìm hiểu về hoa xương rồng
Cây xương rồng có thể mọc thành dạng bụi, cây lớn hoặc mọc sát bề mặt đất. Lá của cây xương rồng tiêu biến trở thành những gai nhọn để hạn chế sự thất thoát nước cho cây, nên đây là loại thực vật có thể tồn tại dễ dàng ở môi trường sa mạc khắc nghiệt. Xương rồng là loại cây hiếm khi ra hoa nhưng khi nở chúng rất rực rỡ và đa phần loài hoa này thuộc giống lưỡng tính
Cây xương rồng ra hoa khi nào?
Thời điểm xương rồng ra hoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm giống cây, điều kiện chăm sóc (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng đất, lượng nước tưới…), tuổi của cây.. Nhưng nhìn chung xương rồng thường ra hoa vào mùa xuân, đây là thời điểm phổ biến nhất của nhiều loại xương rồng. Hoa xương rồng thường chỉ nở và bền được tầm 1 ngày rồi nhanh chóng lụi tàn. Nhưng cũng có một số loài có thể giữ hoa từ 3 – 5 ngày, mỗi cây có thể cho từ 5 – 7 bông hoa hoặc nhiều hơn.
Hoa xương rồng có hình dạng, màu sắc thế nào?
Hoa xương rồng thường có từ 5 – 50 đài đi kèm với 50 – 5000 nhị hoa, các cánh hoa được phân bố theo kiểu đồng tâm, mỗi cánh có kích thước chiều dài từ 5 – 30cm với nhiều màu sắc rực rỡ. Hình dạng hoa cây xương rồng khá đa dạng như hình chuông, hình phễu, hình tròn…
Cây xương rồng ra hoa là điềm gì?
Khi cây xương rồng nở hoa cho thấy phong thủy trong nhà rất tốt, vượng khí dồi dào và nó còn là biểu tượng của sự may mắn, điềm báo thịnh vượng sắp tới với gia đình.
Hoa xương rồng khá hiếm không phải ai cũng có cơ hội được nhìn ngắm, nên nếu cây xương rồng của bạn đang chăm sóc mà nở hoa thì đó chính là biểu trưng cho sự may mắn, với ý nghĩa mang lại cho bản thân, gia đình luôn bình an và may mắn,
Hoa xương rồng còn thể hiện cho một tình yêu thầm lặng, chưa dám thổ lộ. Các cánh hoa âm thầm nở, lặng lẽ như tình cảm của người ấy dành tặng cho bạn. Nên nếu ai đó tặng cho bạn một chậu xương rồng, đồng nghĩa là người đó đang tỏ tình với bạn. Và cũng có thể là một kỳ vọng về kết thúc có hậu cho tình yêu đôi lứa hay lời hứa về tình yêu luôn bền bỉ theo thời gian.
Ngoài ra, khi xương rồng nở hoa là điềm báo cho sự bình an, cát tường và bạn sự tốt lành còn có tác dụng trấn an nhà cửa, trừ tà và cũng sẽ ảnh hưởng tới vận may của các thành viên trong gia đình.
Vị trí thích hợp để đặt hoa xương rồng
Xương rồng là loài cây ưa nắng và chịu hạn tốt, chúng thường được trồng làm cảnh trong nhà hoặc ngoài trời. Nên việc lựa chọn vị trí đặt xương rồng phù hợp sẽ giúp cây phát triển tốt và mang giá trị thẩm mỹ cao:
- Cửa sổ: đây là vị trí lý tưởng để đặt xương rồng vì cây sẽ nhận được ánh nắng mặt trời trực tiếp, nên chọn cửa sổ hướng Nam hoặc Tây Nam để hấp thụ đủ ánh sáng.
- Ban công: đây là nơi có nhiều ánh sáng nên có thể đặt cây ở đây vừa trang trí, vừa có thể hấp thụ ánh nắng và cây quang hợp tốt.
- Sân vườn: xương rồng thích hợp để trồng trong vườn, nên có thể tạo tiểu cảnh độc đáo với xương rồng cùng các loại cây khác.
- Sân thượng: cũng là một vị trí lý tưởng để trồng xương rồng đặc biệt là những loại xương rồng có kích thước lớn.
Các loại hoa xương rồng phổ biến
Có rất nhiều loại hoa xương rồng mà bạn có thể tham khảo để trồng tại nhà:
- Hoa xương rồng bát tiên: xuất xứ từ Madagascar trong điều kiện chăm sóc tốt, loài cây sẽ cho ra rất nhiều hoa, mỗi nách lá thường mọc lên một bụi to và hoa nở từ 2 – 6 tháng trước khi tàn.
- Hoa xương rồng sao biển: loài hoa thường có 5 cánh, kích thước đồng đều, màu sắc của hoa thường chuyển từ nhạt sang đậm, từ cánh hoa vào nhụy tạo sự khác biệt.
- Hoa xương rồng Gymno: thuộc một chi của xương rồng Nam Mỹ, hoa mềm mại và căng mọng, không có gai như loại khác, màu sắc thường là hồng nhạt, trắng, kem, ít màu vàng và đen
- Hoa xương rồng Thanh Sơn: hoa có màu cam đậm đẹp mắt, tuy hoa khó nở nhưng khi nở được coi là một điềm báo tốt lành, dự báo cho gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn và phát tài trong thời gian tới.
- Hoa xương rồng tai thỏ: cây có thân phẳng giống hình dáng tai thỏ, hoa có màu sắc đa dạng như vàng, hồng, đỏ và mọc trên các nhánh cây khác nhau, tạo vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng.
Ngoài ra còn có các loại hoa xương rồng khác như: xương rồng đá, xương rồng bí xanh, kim hổ, xương rồng aster, xương rồng bánh sinh nhật…
Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng ra hoa, nở đẹp
Trồng xương rồng khá dễ nhưng để cho cây ra hoa thì cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, nếu chăm không đúng cách cây sẽ còi cọc, thiếu sức sống. Dưới đây sẽ là cách trồng và chăm đúng chuẩn:
Cách trồng cây xương rồng ra hoa
Có 2 cách trồng cây xương rồng phổ biến là gieo hạt và giâm cành:
Cách gieo hạt
Nên chọn hạt giống xương rồng sa mạc hoặc xương rồng rừng, chọn đất tơi xốp và thoát nước tốt, đất chỉ cần ẩm vừa phải để không bị úng hạt. Dù xương rồng có khả năng sống và phát triển ở đất cằn cỗi nhưng khi gieo hạt bạn cũng cần để ý đất thì xương rồng mới sinh trưởng tốt.
Đầu tiên làm ẩm đất trước khi cho đất vào chậu, rải hạt giống lên trên mặt đất và phủ một lớp đất hoặc cát mỏng khoảng 1cm. Sử dụng túi nilon đậy miệng chậu giữ độ ẩm trong quá trình nảy mầm và đem chậu để ở vị trí khô thoáng, có nhiều ánh nắng mặt trời. Thời gian nảy mầm có thể mất vài tuần đến vài tháng tùy hạt giống, khi thấy cây bắt đầu mọc gai thì bỏ lớp màng nilon, nếu cây mọc thành cụm thì tách nhỏ và đặt vào các chậu riêng.
Cách giâm cành
Cần chuẩn bị một con dao thật bén và sát trùng dao, chọn phần nhánh cần chiết rồi sử dụng dao cắt nhanh và dứt khoát. Nhánh mới cắt không nên trồng liền vào chậu mà đặt ở nơi khô thoáng. Sau khoảng 2 tuần, vết cắt khô lại thì mới bỏ vào chậu, phần rễ mọc ra từ phần sẹo trên nhánh con.
Cách chăm cây xương rồng ra hoa
Khi cây xương rồng ra hoa thì cần phải tạo điều kiện tốt nhất cho cây, cụ thể là:
- Ánh sáng: xương rồng ưa nắng nên đặt cây ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp ít nhất 6 – 8 tiếng/ngày. Vào ngày nắng nóng gay gắt thì che chắn để cây không bị cháy lá
- Nước: tưới nước cho xương rồng khi đất trồng đã khô hoàn toàn, tránh tưới nhiều sẽ gây úng rễ. Mùa đông thì giảm lượng nước tưới hoặc có thể ngưng tưới nước hoàn toàn.
- Đất trồng: chọn đất có khả năng thoát nước tốt, có thể trộn thêm cát hoặc perlite vào đất để tăng độ thoáng. Cứ 2 – 3 năm/lần thay đất mới cho cây để cung cấp đủ dinh dưỡng.
- Nhiệt độ: xương rồng thích hợp với nhiệt độ từ 15 – 30 độ C, tránh để cây tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao
- Dinh dưỡng: bón phân cho xương rồng từ 2 – 3 lần/năm vào mùa xuân và mùa thu, nên chọn phân bón dành riêng cho cây xương rồng.
- Kích thích ra hoa: tạo sốc nhiệt cho cây bằng cách thay đổi nhiệt độ đột ngột (từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại) có thể kích thích cây ra hoa. Cắt tỉa những cành lá già, yếu hoặc sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng cho việc ra hoa.
Xem thêm:
- Cây sen đá ra hoa có tốt không? Hợp tuổi nào? Mệnh nào?
- Cây kim ngân ra hoa mang ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc
- Cây giữ tiền ra hoa có ý nghĩa gì?Hoa có độc không?
- Cây nghệ ra hoa có ý nghĩa gì? Cách chăm sóc cây nghệ ra hoa?
- Cây kim tiền ra hoa tốt hay xấu? Cách trồng kim tiền ra hoa?
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Bật mí 10 xu hướng bếp thịnh hành nhất trong năm 2025
Không gian bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà còn phản ánh phong cách...
Gợi ý các mẫu tủ bếp được ưa chuộng nhất năm 2025
Tủ bếp không chỉ là nơi lưu trữ và chế biến thực phẩm mà còn...
Cây tùng la hán ra hoa có ý nghĩa gì? Hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Việc cây tùng la hán ra hoa là một hiện tượng cực hiếm và được...