Có nên trồng cây sung trong nhà nhưng nên chọn cây sung bonsai bởi cây tượng trưng cho sự may mắn, sung túc mang lại tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây sung còn giúp thanh lọc không khí tạo ra oxy và giảm căng thẳng.
Đặc điểm của cây sung
Cây sung có tên khoa học là Ficus Glomerata Roxb.var.chittagonga king, thuộc chi Ficus, họ dâu tằm – Moraceae. Cây sung có nguồn gốc từ các nước Châu Á và bán đảo Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
Cây sung là cây thân gỗ thường xanh, chiều cao từ 6-10m với thân to có cành lá xum xuê, vỏ cây có nhựa mủ màu trắng, gỗ mềm. Lá cây là dạng lá đơn, có kích thước vừa nhỏ trên mép nguyên hoặc có hình răng cưa, trên lá già hay lá bánh tẻ thường có những u lồi do các ký sinh gây ra, lá có tuổi thọ cao.
Cây sung có hoa nhưng không đẹp, phần gốc, thân cành lại mang vẻ đẹp chất phác, mộc mạc giúp tạo cảm giác thanh nhã đặc biệt quả bám trên thân cây khi chín có màu đỏ rất đẹp. Chính vì thế, cây sung thường dùng để làm cây cảnh trong sân vườn biệt thự, nhà ở, khuôn viên công ty rất đẹp.
Quả sung có thể dùng làm thực phẩm chế biến mứt, ăn xổi, còn dùng để làm thuốc chữa trị một vài bệnh như nhuận phế, trị nôn, thanh nhiệt, nhuận tràng vì rễ cây và quả sung có tính bình thanh mát… Cây sung ưa sáng nhưng khi ánh sáng quá gắt hay thiếu sáng thì lá cây sẽ mỏng, cây ít phân cành nhánh, cành nhánh dài ra hơn.
Có nên trồng cây sung trong nhà?
Có, nên trồng sung trong nhà nhưng nên chọn sung bonsai, bởi cây sung tượng trưng cho sự may mắn, sung túc giúp mang lại tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Bên cạnh đó cây sung còn giúp thanh lọc không khí và giảm căng thẳng. Sung là loại cây vô cùng quen thuộc trong đời sống của người Việt, nhưng chúng lại có ý nghĩa và tác dụng trong phong thủy vô cùng lớn mà không phải ai cũng biết. Người Việt rất ưa chuộng sung mỗi dịp lễ Tết, quả thì thắp hương để biểu tượng cho mong muốn tròn đầy, sung mãn cho một năm mới.
Dáng cây thì để làm cảnh, chúng có thể tạo ra nhiều dáng bonsai khác nhau cực kỳ đẹp mắt, sung còn được coi là một loại cây cảnh dễ chăm sóc nhất. Bên cạnh đó, trong phong thủy thì cây sung có hình dáng đẹp với sức sống cao, quả mọc ra từ thân tròn căng với ý nghĩa hút tiền tài. Vì thế, cây sung mang ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc và viên vãn, sung túc cho gia chủ.
Cây sung ngoài là một cây cảnh phong thủy mà đây còn là một loại cây ăn quả quen thuộc, với nhiều tác dụng khác nhau như hỗ trợ tiêu hóa, vì quả sung giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa. Bổ sung năng lượng vì quả sung có chứa nhiều đường tự nhiên, để cung cấp năng lượng nhanh chóng. Quả sung còn giúp chữa ho, viêm họng vì quả có tính mát sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm ho một cách đáng kể. Bên cạnh đó, quả sung còn có các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim mạch, dưỡng ẩm và làm sáng da, ngăn ngừa lão hóa.
Lá sung có tính kháng khuẩn nên giúp làm lành vết thương và giảm sưng viêm nhanh chóng, lá còn được dùng để đắp vào các vết bầm tím để giảm đau nhức. Một công dụng đặc biệt nữa của lá sung đó chính là hạ sốt hiệu quả, lá còn giúp điều trị các bệnh ngoài da như eczema, vẩy nến… Cây sung được tận dụng từ lá, quả tới nhựa. Nhựa sung có tác dụng sát trùng, làm khô mụn nhọt, làm dịu vết bỏng, giảm đau rát, chữa các bệnh ngoài da.
Mệnh nào, tuổi nào nên trồng cây sung trong nhà?
Theo phong thủy, cây sung được xem là một loại cây mang lại nhiều may mắn và tài lộc. Cây có dáng vẻ vững chắc, tán lá rộng, tượng trưng cho sự sung túc, no đủ nên rất phù hợp với người thuộc mệnh Mộc và Hỏa. Khi trồng cây này, sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong công việc, may mắn và thăng tiến cùng với đó là sự ấm no, hạnh phúc cho gia đình.
Theo quan niệm phong thủy, thì cây sung hợp với những người tuổi Dần, Thìn, Tỵ và Mùi. Những tuổi này rất thích hợp để trồng cây sung, sẽ giúp cân bằng âm dương, tăng cường sức khỏe và mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống. Những tuổi này sẽ có năm sinh tương tự, cụ thể là:
- Tuổi Dần tương ứng với các năm sinh như: Giáp Dần (1914, 1974, 2034), Bính Dần (1926, 1986), Mậu Dần (1938, 1998), Canh Dần (1950, 2010), Nhâm Dần (1902, 1962, 2022)…
- Tuổi Thìn tương ứng với các năm sinh như: Canh Thìn (1940, 2000), Nhâm Thìn (1952, 2012), Giáp Thìn (1964, 2024), Bính Thìn (1976, 2036), Mậu Thìn (1988, 2048)…
- Tuổi Tỵ tương ứng với các năm sinh như: 1941, 1949, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013….
- Tuổi Mùi tương ứng với các năm sinh như: 1931, 1943, 1955, 1967, 1979, 1991, 2003, 2015…
Cách trồng và chăm sóc cây sung trong nhà?
Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây sung đơn giản, hiệu quả giúp cây phát triển khỏe mạnh và tươi tốt hơn:
Cách trồng cây sung
Cây sung thuộc loại cây thân gỗ to nên rất dễ trồng và chăm sóc, một cây sung thường bắt đầu ra quả sau khoảng 2-3 năm. Cây có thể thích nghi với đất trồng từ hơi chua tới hơi kiềm, đặc biệt là đất cát pha nhiều mùn và đủ phân bón, được dùng để làm đất trồng thì cây sẽ phát triển rất tốt. Chiều rộng và chiều sâu của hố trồng cây để rễ có thể phát triển đúng cách thì độ sâu là 2,5 – 5,1cm thích hợp để giữ cho phần gốc của thân cây nằm trong lòng đất. Bộ rễ của sung phát triển khá nhanh, nên nếu trồng trong chậu thì cần chọn chậu to, để có không gian cho cây phát triển. Còn trường hợp là sung bonsai thì không cần chậu quá to, phù hợp với không gian là được.
Cách trồng cây sung là lấy cây ra khỏi chậu, dùng kéo chuyên dụng để cắt tỉa những rễ thừa phía bên ngoài, sau đó đặt cây vào hố đã đào và lấp đất lại. Đảm bảo lấp đất từ mọi phía, nếu cây lớn thì có thể tham khảo cách tạo dáng cây sung cảnh để tạo cây bonsai ấn tượng.
Cách chăm sóc cây sung
Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển là từ 15-25 độ C, cây sung không chịu được lạnh nên phải chuyển vào trong nhà khi có sương giá, nhưng phải tránh xa các thiết bị sưởi để cây không bị mất nước.
Cây sung có khả năng chịu hạn tốt, nhưng lại sợ ngập úng cho nên nếu đọng nước trong chậu thì cây sẽ bị rụng lá trong thời gian ngắn. Việc tưới nước cho sung cần được xác định theo sự phát triển của cành và lá, trong dịp Tết thì cành và lá sung sẽ đâm chồi nảy lộc nên cần tưới ít nước hơn, giữ ẩm cho đất chậu. Khi nhiệt độ tăng, cành và lá lớn lên lúc này sung vào thời kỳ ra quả thì lại cần lượng nước nhiều hơn, ngày tưới 1 lần vào buổi sáng và chiều tối để cây không bị thiếu nước.
Cây sung cần có đủ ánh nắng mặt trời, tuy nhiên mùa hè lá cây cần được bảo vệ để không bị héo hay rũ lá.
Vì cây phát triển rất nhanh nên cần phải chú ý để cắt tỉa, tạo dáng cho cây, đặc biệt là sung bonsai. Tỉa cành từ 4-5 khóe để chúng kết quả đúng cách, khi cây trưởng thành thì cắt tỉa cây vào mùa xuân hàng năm. Nếu trồng cây sung ngoài vườn nhà thì cần chăm bón đất một cách tốt nhất, phun phân bón 4-5 tuần/lần và nên dùng phân tưới lỏng, có thể tự ủ phân hữu cơ hoặc dùng các loại phân bón có sẵn trên thị trường.
Xem thêm:
- Có nên trồng cây sầu riêng trước nhà? Ý nghĩa, cách chăm sóc
- Có nên trồng cây sơ ri trước nhà? Người mệnh nào nên trồng?
- Có nên trồng cây phượng trước nhà? Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy
- Có nên trồng cây phi lao trước nhà? Ý nghĩa và cách chăm sóc
- Có nên trồng cây nhội trước nhà? 3 điều cần nhớ!
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Có nên trồng cây sanh trước nhà? Người mệnh nào hợp để trồng
Gia chủ hoàn toàn có thể trồng cây sanh trước nhà để tạo dương khí...
Có nên trồng cây sung trong nhà? Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc
Có nên trồng cây sung trong nhà nhưng nên chọn cây sung bonsai bởi cây...
Có nên trồng cây sầu riêng trước nhà? Ý nghĩa, cách chăm sóc
Không nên trồng cây sầu riêng trước nhà mặc dù theo quan niệm dân gian...