Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng

Gia chủ hoàn toàn có thể trồng cây tùng thơm trong nhà, bởi cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giải phóng oxy. Trong phong thủy, cây tùng thơm còn là biểu tượng của sự trường thọ, sức khỏe và may mắn. Cây tùng thơm với màu xanh tươi mát còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho mọi không gian.

Đặc điểm của cây tùng thơm

Cây tùng thơm có nguồn gốc từ phía Nam Châu Mỹ, sau này được nhân giống, phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Cây tùng thơm còn được gọi là tùng hương, tùng chanh và thường được trồng ở sân vườn, công trình cảnh quan đô thị… nhà vào hương thơm dịu nhẹ mà cây tỏa ra.

Cây tùng thơm thuộc họ thân gỗ, kích thước nhỏ và chiều cao khoảng 40 – 60cm hoặc ngoài tự nhiên cao tới 2 – 3m. Rễ chùm, phân nhánh nhiều nên khả năng hút nước mạnh và sinh trưởng tốt. Cây thuộc nhánh lá kim, có màu xanh nõn chuối tươi tắn, lá cây mọc dày đặc và có xu hướng hướng lên trên, tạo thành hình kim tự tháp.

Cây cò mùi thơm thoang thoảng, chứa tinh dầu với hương thơm dễ chịu giúp xua đuổi muỗi, sâu bọ, ruồi và các loại côn trùng khác.

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà?

Gia chủ hoàn toàn có thể trồng cây tùng thơm trong nhà, bởi cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí. Trong phong thủy, cây biểu tượng của sự trường thọ, sức khỏe và may mắn.

Cây tùng thơm thuộc bộ tứ cây quý “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” và được coi là tượng trưng của sự thanh cao, quý phái, nhã nhặn. Cây tùng đại diện cho sự thẳng thắn, hiên ngang, cương trực của người quân tử khi đối diện với khó khăn. Bên cạnh đó, cây tùng còn được dùng để trừ tà, xua đuổi ma quỷ giúp mang lại may mắn trong sự nghiệp lẫn cuộc sống của gia chủ.

Ngoài ra, cây còn tỏa mùi hương nhẹ dịu giúp mang lại cảm giác minh mẫn, thư thái để bầu không khí trong không gian được tươi mát, giảm stress. Khi đặt cây trong phòng làm việc sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc, tạo sự thoải mái.

Bên cạnh những ý nghĩa phong thủy, thì cây tùng thơm còn có nhiều tác dụng khác như trang trí nội – ngoại thất, cây giúp tăng thêm màu xanh của thiên nhiên cho mảng sân vườn và tạo sự sang trọng và hài hòa cho không gian. Mùi hương của tinh dầu có trong cây tùng thơm mang lại hương thơm nhẹ nhàng, tinh tế và còn xua đuổi côn trùng đặc biệt là muỗi. Có thể kết hợp với các loại cây khác như hương thảo, ngũ gia bì để tăng cường hiệu quả đuổi côn trùng.

Cây tùng thơm còn được dùng để tặng bạn bè, người thân trong dịp lễ Giáng sinh để thể hiện tình cảm ấm áp dành cho những người thân yêu. Cây còn giúp làm sạch không khí để không gian sống trở nên trong lành hơn, cây còn hấp thụ nhiều tia độc hại từ máy tính hay thiết bị điện tử trong nhà. Khi đặt một chậu tùng thơm trên bàn sẽ tạo cảm giác dễ chịu, bình tĩnh và thư thái để tập trung và tăng sự minh mẫn.

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng

Mệnh nào, tuổi nào nên trồng cây tùng thơm trong nhà?

Cây tùng thơm có màu xanh vàng sáng hợp với người mệnh Kim và Mộc, giúp gia chủ mang mệnh này luôn gặp may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Cây tùng thơm có dáng đứng thẳng, luôn vươn lên là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người tuổi Thân bao gồm: Bính Thân (1956), Mậu Thân (1968), Canh Thân (1980), Nhâm Thân (1992), Giáp Thân (2004, Bính Thân (2016)… có tham vọng trong cuộc sống. Ngoài ra, cây còn giúp người tuổi Thân kìm hãm và khắc phục được điểm yếu của người tuổi Thân, từ đó có thể phát huy điểm mạnh và ngày càng hoàn thiện hơn.

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng

Những lưu ý khi trồng cây tùng thơm

Dưới đây là những lưu ý khi trồng cây tùng thơm mà bạn nên biết:

  • Khi tưới nước cho cây tùng thơm nên tưới đều lên phần thân và lá cây
  • Vào mùa hè thì nên tưới phun 2 lần/ngày, đối với mùa đông thì chỉ cần 1 lần/ngày là được. Việc này sẽ giúp cung cấp độ ẩm và tăng quá trình quang hợp cho cây
  • Cây tùng thơm rất dễ chăm sóc, cây ưa khí hậu nhiệt đới
  • Nên thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất, sâu bệnh trên cây để có phương án xử lý kịp thời và hiệu quả.

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng

Cách trồng và chăm sóc cây tùng thơm trong nhà

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì cách trồng và chăm sóc cây cũng rất quan trọng:

Cách trồng

  • Đất trồng: nên chọn loại đất xốp trộn với đất có dinh dưỡng, trấu, xơ dừa hay mùn cưa để tăng khả năng thoát nước, giúp cây phát triển tốt hơn
  • Phương pháp trồng: lấy cây con hoặc cành con giâm xuống đất, phủ đất ngang mép chậu. Tưới nước mỗi ngày cho cây khi cây còn non, không nên để cây ngoài nắng gắt dễ làm cây bị héo và chết. Sau 2 – 3 tuần thì cây sẽ dễ chăm sóc hơn.

Cách chăm sóc cây

  • Đất trồng: chỉ chọn đất có khả năng thoát nước tốt, không nên dùng phân hóa học mà chỉ dùng phân hữu cơ trộn với trùn quế
  • Ánh sáng: nên đặt cây ngoài nắng tự nhiên khoảng 2 – 3 giờ/ngày nhưng không được để dưới nắng quá gắt, nhất là buổi trưa
  • Nhiệt độ: cây chịu được nhiệt độ từ 22 – 25 độ C
  • Nước: cây không cần nhiều  nước, nếu tưới nhiều dễ làm cây bị úng
  • Sâu bệnh: tùng thơm có mùi hương đặc trưng giúp xua đuổi côn trùng, nên cây gần như không có sâu bệnh. Nếu thấy lá héo thì cắt tỉa đi để mọc lá mới.

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng

Như vậy có thể thấy gia chủ hoàn toàn có thể trồng cây tùng thơm trong nhà, bởi cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giải phóng oxy. Và trong phong thủy cây tùng thơm còn là biểu tượng của sự trường thọ, sức khỏe và may mắn.

ĐỪNG BỎ LỠ các cây phong thủy để bàn làm việc mang tài lộc, may mắn có tại Đức Khang nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)