Không nên trồng hoa quỳnh trong nhà bởi cây thường hút oxy và nhả CO2 sẽ khiến không gian trong nhà bị ngột ngạt và bí bách. Bên cạnh đó, hoa quỳnh cần nhiều ánh sáng để phát triển tốt và ra hoa đều đặn, nếu trồng trong nhà cây sẽ không đủ ánh sáng và khó phát triển. Nên trồng cây ngoài ban công, sân thượng hoặc trước hiên, sân vườn nhà.
Đặc điểm của hoa quỳnh
Hoa quỳnh là một trong những loài cây có vẻ đẹp quý phái và được mệnh danh là “Nữ hoàng của bóng đêm” và đây là loại cây thuộc họ xương rồng. Hoa quỳnh có 2 loại là hoa Dạ Quỳnh và hoa Nhật Quỳnh, được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm nên hoa Dạ Quỳnh sẽ nở vào ban đêm.
Cây hoa quỳnh có hình dáng khá đặc trưng, cây không có lá với phần thân cây khá dài, uốn lượn và được chia thành các thùy rộng và dẹp rộng 1 – 5cm, độ dày 3 – 5mm. Ở Việt Nam 2 loại quỳnh phổ biến là Quỳnh trắng và Quỳnh đỏ, trong đó hoa Quỳnh trắng là loài hoa phổ biến hơn cả.
Quỳnh trắng thường chỉ nở 1 lần duy nhất vào ban đêm và từ khoảng tháng 6 – tháng 7, sau lần nở đầu tiên tầm 3 – 4 tháng sau hoa quỳnh có thể ra hoa thêm 1 đợt tiếp theo. Cánh hoa quỳnh trắng mềm mại, mỏng nhẹ và khi kết hợp với nhụy vàng sẽ tạo nên 1 nét đẹp thanh lịch, nhẹ nhàng.
Có nên trồng hoa quỳnh trong nhà?
Không nên trồng hoa quỳnh trong nhà bởi cây thường hút oxy và nhả CO2 sẽ khiến không gian trong nhà ngột ngạt và bí bách hơn. Bên cạnh đó, hoa quỳnh cần nhiều ánh sáng để phát triển tốt và ra hoa đều đặn, nếu trồng trong nhà không đủ ánh sáng cây sẽ khó sinh trưởng. Tốt nhất nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh nắng như ban công, sân thượng, trước hiên nhà hay trong vườn.
Hoa quỳnh chỉ nở một lần duy nhất và sẽ tàn (cũng có loại hoa quỳnh sẽ nở 2 lần) nên tượng trưng cho vẻ đẹp thủy chung, đặc biệt là trong tình yêu sẽ là biểu tượng của một tình yêu chung thủy. Cùng với đó, hoa quỳnh còn tượng trưng cho sự thanh khiết, dịu dàng và e ấp của người thiếu nữ đồng thời còn là một vẻ đẹp huyền bí, đại diện cho nếp sống âm thầm, lặng lẽ và nội tâm của người phụ nữ.
Ngoài yếu tố thẩm mỹ, về mặt sức khỏe hoa quỳnh còn có công dụng làm loãng và tan đờm, chống ho, hỗ trợ tim mạch, giảm mỡ máu, hỗ trợ rối loạn tiết niệu, hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy hơi, giảm đau. Hoặc rượu hoa quỳnh còn có tác dụng chữa đau bụng, bôi các vết bầm tím hiệu quả.
Những lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa quỳnh?
Hoa quỳnh là loài cây cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp kiêu sa của những bông hoa nở về đêm. Tuy nhiên, để hoa quỳnh phát triển tốt và ra hoa đều đặn thì cần lưu ý một số điều sau:
- Hoa quỳnh dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là có thể mọc. Nên chọn những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước thì năm mới sẽ có hoa
- Hoa quỳnh thường trồng chỗ nhiều nắng chiếu vào nhưng cần phải tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh tưới quá nhiều nước, cần đợi đất khô mặt mới tiếp tục bổ sung nước hạn chế việc bị úng, thối rễ. Có thể trộn đất thịt, cát và phân hữu cơ để tạo hỗn hợp đất trồng lý tưởng
- Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân NPK có hàm lượng lân cao để kích thích việc ra hoa. Dùng phân hữu cơ để cải thiện chất lượng đất và cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho cây.
- Cắt bỏ đi những cành già, yếu, sâu bệnh để cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng cho cành mới. Bỏ đi các bông hoa tàn để cây tập trung nuôi mầm hoa mới.
Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh trong nhà?
Để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa đều đặn thì cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh cũng rất quan trọng:
Cách trồng hoa quỳnh tại nhà
- Đất trồng: nên trồng hoa quỳnh trong đất giàu hữu cơ và nhiều mùn, đồng thời có chế độ thoát nước tốt. Đặc biệt, không nên trồng cây trên đất vườn vì hoa quỳnh sẽ thiếu dinh dưỡng nên sinh trưởng và phát triển kém.
- Ánh sáng và nhiệt độ: hoa quỳnh thích hợp với khí hậu mát mẻ nên có thể trồng hoa ở những nơi có ánh sáng vừa phải hoặc râm mát, nhiệt độ thích hợp là 18 – 28 độ.
Cách chăm sóc
- Hoa quỳnh là cây chịu khô hạn tốt và dễ trồng, nhưng không chịu được ngập úng. Khi trồng cây nên có mái che để che nắng, gió, sương, mưa và thường xuyên chăm bón để cây có thể sinh trưởng tốt, nhanh chóng ra hoa, tuổi thọ lâu dài.
- Không nên tưới nước thường xuyên vì hoa quỳnh không chịu được ngập úng. Nên trồng cây ở những nơi râm mát, thoáng khí và cần thay đất cho cây vào mỗi vụ hoa vào khoảng cuối tháng 10
- Nên tạo hệ thống thoát nước cho cây để tránh hiện tượng ngập úng và thối rễ.
Như vậy có thể thấy, việc trồng hoa quỳnh trong nhà là không nên bởi cây thường hút oxy và nhả khí CO2 nên sẽ khiến không gian trong nhà bị ngột ngạt, bí bách. Ngoài ra, cây hoa quỳnh cần nhiều ánh sáng mới phát triển tốt và ra hoa đều đặn, nên cần trồng hoa quỳnh ở ban công, sân thượng, trước hiên nhà hoặc sân vườn.
Xem thêm:
- Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà? 4 điều cần nắm được
- Có nên trồng hoa râm bụt trước nhà? Người tuổi nào nên trồng?
- Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng
- Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây táo trước nhà?
- Có nên trồng cây sanh trước nhà? Người mệnh nào hợp để trồng
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng hoa màu trắng trước nhà?
Hoàn toàn có thể trồng hoa màu trắng trước nhà bởi nó không chỉ mang...
Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng hoa quỳnh trong nhà?
Không nên trồng hoa quỳnh trong nhà bởi cây thường hút oxy và nhả CO2...
Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà? 4 điều cần nắm được
Hoa ngũ sắc có các màu rực rỡ như đỏ, cam, hồng, tím, tô điểm...