Có nên trồng hoa sứ trước nhà bởi hoa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Bên cạnh đó, hoa có nhiều màu sắc rực rỡ cùng hương thơm nhẹ làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà. Tuy nhiên, nhựa cây có thể gây kích ứng da nếu tiếp xúc trực tiếp và một số loại hoa sứ có gai nhọn nên khi chăm sóc cần đeo găng tay bảo hộ.
Đặc điểm của hoa sứ
Cây hoa sứ hay còn được gọi là cây bông sứ, loài cây này có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ và Mỹ Latinh như Mexico, Venezuela, Peru… Cây hoa sứ được phân bổ chủ yếu ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt trong đó có Việt Nam, nhưng với đặc tính không ưa môi trường lạnh khô nên hoa sứ thường thấy ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc.
Cây hoa sứ được phân loại chủ yếu theo màu sắc, bao gồm hoa sứ trắng và hoa sứ hồng đỏ.
- Hoa sứ hồng đỏ (hay còn được gọi là sứ Thái), với cánh hoa màu hồng đỏ và chiều cao trung bình là từ 1 – 1.3m
- Hoa sứ trắng (hay còn được gọi là hoa đại), với cánh hoa có màu trắng, rễ cây to và cao trung bình từ 2m trở lên. Đặc biệt hoa sứ trắng có mùi thơm rất đặc trưng.
Cây hoa sứ thuộc loại cây bụi, có gốc và bộ rễ phình to, rất lớn. Thân cây mập mạp với phần vỏ màu xám trắng, khá nhẵn. Lá cây có hình dáng thon dài, đầu lá bo tròn có màu xanh lục đẹp mắt và mọc tập trung ở gần đầu các cành. Mùa đông thì cây sẽ bắt đầu rụng lá để lộ những cành cây trơ trụi.
Hoa sứ thường có màu hồng đỏ, trắng hoặc các màu sắc khác nhưng khá hiếm. Hoa gồm 5 cánh mỏng, mọc cách đều và chụm lại với nhau trông giống như cái phễu. Hoa sứ nở rộ trong khoảng từ tháng 1 – tháng 7 hàng năm.
Có nên trồng hoa sứ trước nhà?
Gia chủ hoàn toàn có thể trồng hoa sứ trước nhà bởi hoa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Bên cạnh đó, hoa có nhiều màu sắc cùng hương thơm dịu nhẹ sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên nhựa cây có thể gây kích ứng cho da nếu tiếp xúc trực tiếp và một số loại hoa sứ có gai nhọn, nên khi chăm sóc cần phải đeo găng tay bảo vệ.
Hoa sứ với phần thân cây mập mạp, hoa nở rực rỡ và cành lá xum xuê là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, sung túc dài lâu. Bộ rễ lớn và chắc khỏe khi cắm sâu xuống đất còn tượng trưng cho phú quý trường tồn và vạn phúc an khang. Ngoài ra màu sắc khác nhau của cây còn mang lại những thông điệp và ý nghĩa khác như:
- Hoa sứ đỏ là biểu hiện của sự thịnh vượng, giàu sang và tài lộc nên người ta tin rằng khi hoa nở càng nhiều thì gia chủ càng gặp nhiều điều may mắn, phát tài.
- Hoa sứ trắng thể hiện cho vẻ đẹp thanh khiết, giản dị nhưng không kém phần quý phái và đoan trang.
Bên cạnh đó tại các nước Mỹ latinh thì hoa sứ thường gắn liền với văn hóa tâm linh, nét đẹp dịu dàng mà rực rỡ của hoa sứ còn tượng trưng cho thanh xuân của thiếu nữ và vẻ mặn mà của phụ nữ. Tại quốc đảo Hawaii hoa sứ trắng còn được trang trí trên vòng hoa tay và lẵng hoa dài đeo cổ, độc đáo hơn là tại Hawaii khi phụ nữ cài hoa bên tai trái tức là họ đã kết hôn và ngược lại. Trong tín ngưỡng Phật giáo thì hoa sứ được trồng nhiều tại chùa chiền vì loài hoa này là biểu tượng của sức sống và những điều tốt lành.
Ngoài những ý nghĩa tốt lành thì hoa sứ còn có nhiều công dụng khác như:
- Làm cảnh trang trí: hoa sứ có khả năng thích ứng cao và dễ chăm sóc nên thường được trồng để làm cảnh. Hoa có thể trồng trong chậu để làm bonsai cũng có thể trồng cùng hòn non bộ kết hợp cùng các cây hoa khác để tạo ý nghĩa phong thủy
- Tác dụng trong y học: nhựa cây có chứa chất digitalis có công dụng chữa một số bệnh liên quan tới tim mạch như suy tim xung huyết, rối loạn nhịp tim… Rễ cây phơi khô có khả năng điều trị các bệnh da liễu, bệnh viêm xoang, viêm mũi. Vỏ và thân cây có chứa nhiều độc tốt nên được sản xuất để tạo thành thuốc diệt côn trùng, sâu bọ hiệu quả. Bột gỗ từ thân cây được dùng để diệt vi khuẩn, ký sinh trùng sống trên da của các loài gia súc
Mệnh nào, tuổi nào nên trồng hoa sứ trước nhà?
Hoa sứ có 2 màu hoa đặc trưng là hồng đỏ và trắng nên cây hoa sứ thích hợp với những người mệnh Hỏa và Thổ. Khi các mệnh này trồng hoa sứ sẽ giúp mang lại nhiều tài lộc, an khang, vượng khí và gia đình yên vui, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, những người có tuổi tương ứng với mệnh Hỏa và Thổ cũng thích hợp để trồng cây hoa sứ. Cụ thể là:
- Người mệnh Hỏa tương ứng với năm sinh: 1935, 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009…
- Người mệnh Thổ tương ứng với năm sinh: Mậu Dần (1938, 1998), Tân Sửu (1961, 2021), Canh Ngọ (1990, 1930), Kỷ Mão (1939. 1999), Mậu Thân (1968), Tân Mùi (1991, 1931), Bính Tuất (1946, 2006), Kỷ Dậu (1969), Đinh Hợi (1947, 2007)…
Những lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa sứ
Để trồng và chăm sóc hoa sứ tốt nhất thì cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Nên chọn những cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh
- Hoa sứ không kén đất nhưng khi trồng có thể trộn đất thịt, cát và phân hữu cơ để tạo thành hỗn hợp đất trồng lý tưởng
- Nhiệt độ thích hợp để hoa sứ sinh trưởng và phát triển là 20 – 30 độ C, tránh để cây tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
- Tưới nước cho hoa sứ vừa đủ, tránh tưới nhiều hoặc quá ít nên tưới nước khi đất trồng hơi khô.
- Bón phân định kỳ 2 – 3 tháng/lần bằng phân hữu cơ hoặc phân NPK. Không nên bón phân quá nhiều sẽ làm cháy rễ cây.
Cách trồng và chăm sóc hoa sứ
Dưới đây là cách trồng và chăm sóc hoa sứ đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Cách trồng
- Cách nhân giống
Cây hoa sứ được nhân giống bằng 2 cách là gieo hạt và giâm cành. Nếu nhân giống bằng hạt thì phải chọn những hạt giống tươi mới, được thụ phấn từ giống cây mẹ khỏe mạnh. Khi muốn hạt nảy mầm thì nên ngâm hạt trong nước ấm từ 7 – 10 tiếng, vớt ra và vùi hạt vào đất. Phương pháp này khá tốn thời gian và công sức chăm sóc.
Cách giâm cành thì sẽ giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc, vì hoa sứ phải mất vài năm mới ra hoa mà còn có thể nhân được nhiều loại hoa sứ lai với màu sắc đẹp mắt hơn.
- Chuẩn bị chậu
Nên chuẩn bị chậu cây phù hợp để trồng hoa sứ, có thể là chậu xi măng, đá mài, loại không tráng men nhưng phải đảm bảo có thể thoát nước tốt. Có thể kê thêm đế dưới tránh ngập úng và giúp cây dễ thoát nước.
- Chuẩn bị đất
Hoa sứ sinh trưởng tốt trong điều kiện đất tơi xốp và đủ chất dinh dưỡng, độ pH từ 6 – 7. Hỗn hợp đất gồm đá Perlite, tro trấu, xơ dừa và các loại phân bò được cho là loại đất trồng giàu dinh dưỡng, tốt cho cây.
Cách chăm sóc
- Ánh sáng: hoa sứ ưa sáng nên cần đặt chậu cây ngoài trời nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên mùa đông thì cần che chắn để cây không bị lạnh, hoặc có thể mang vào nhà để tránh rét cho cây.
- Nước tưới: hoa sứ không ưa quá ẩm nên chỉ cần tưới cây 1 – 2 lần/tuần là đủ cấp ẩm. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đất không quá khô là được
- Cắt tỉa: nếu muốn tạo hình thì nên cắt tỉa định kỳ, thời gian phù hợp nhất để tiến hành là vào mùa khô hàng năm từ tháng 10 – tháng 12 âm lịch.
- Phân bón: cây thích hợp với cả 2 loại phân bón hữu cơ và vô cơ, nhưng tùy vào giai đoạn phát triển và thể trạng cây mà bạn chọn loại phân bón phù hợp.
Như vậy có thể thấy, việc trồng cây hoa sứ trước nhà là hoàn toàn được bởi hoa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Cùng với đó, hoa có nhiều màu sắc rực rỡ cùng hương thơm nhẹ nhàng làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Xem thêm:
- Có nên trồng hoa hồng trước nhà? 5 điều cần biết!
- Có nên trồng hoa súng trước nhà? 3 điều cần phải biết!
- Có nên trồng hoa mười giờ trên mộ? 5 điều cần nhớ!
- Có nên trồng hoa bỉ ngạn trong nhà? 3 điều nên biết?
- Có nên trồng hoa ly trong nhà? Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Gỗ Công Nghiệp Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Trong Nội Thất Hiện Đại
Gỗ công nghiệp là gì mà ngày càng xuất hiện dày đặc trong các công...
Thiết kế nội thất văn phòng làm việc trọn gói giá xưởng tại Hà Nội
Khi môi trường làm việc đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc...
Có nên trồng hoa mười giờ trước nhà? Người mệnh nào nên trồng?
Gia chủ hoàn toàn có thể trồng hoa mười giờ trước nhà bởi loài hoa...