Cách bố trí bàn văn phòng làm việc hiệu quả sẽ làm cho không gian làm việc trở nên tươi sáng và tiện nghi, mang lại cho nhân viên có được trải nghiệm tốt nhất trong quá trình làm việc. Phòng làm việc luôn là nơi rất quan trọng, đây chính là ngôi nhà thứ hai của những người làm việc tại văn phòng. Hãy cùng chúng tôi tìm ra phương thức bố trí bàn văn phòng tốt nhất trong bài viết dưới đây.
Khi làm việc cả ngày với máy tính, bạn thường phàn nàn (sau đó thường bỏ qua) rằng công việc ngồi bàn giấy bòn rút cơ thể bạn. Tuy nhiên bạn không biết có những cách rất đơn giản để có thể giải quyết các cơn đau nhức thường ngày. Nếu bạn may mắn, những lời phàn nàn của bạn có thể đến tai của tư vấn viên an toàn lao động. Nhưng nếu bạn không, đã đến lúc tự tay giải quyết vấn đề rồi.
Tất nhiên là bạn nên nói chuyện với bác sĩ hay những nhà công thái học trước khi đưa ra bất cứ thay đổi nào. Nhưng chúng tôi đã phỏng vấn nhiều chuyên gia công thái học và đây là những gì họ khuyến nghị hữu ích dành cho bạn:
Bước thứ 1: Tìm tư thế tự nhiên của bạn
Kéo ghế làm việc ra xa khỏi bàn và ngồi vào thật tự nhiên, với phần lớn mọi người, nó sẽ giống như đang ngồi trong xe hơi. Chân để trên sàn nhà ở phía trước, hai tay đặt lên đùi, thả lỏng vai và hơi ngả ra sau một chút. Lưng thì tựa vào lưng ghế.
Thật thoải mái, phải không? Tư thế này gọi là tư thế tự nhiên. Với tư thế này, các đốt sống đặt thẳng lên nhau, toàn bộ lưng bạn chuyển động khi bạn thở, và xương chậu nằm đúng vị trí cho cột sống của bạn được thẳng.
Hãy ghi nhớ tư thế tự nhiên này. Từ nhỏ chúng ta đã được dạy phải ngồi thẳng, quên xương cục đi, nên sẽ không dễ để thay đổi. Nếu bạn muốn, hãy nghe lời khuyên của chuyên gia trị liệu Eshter Gokhale và tưởng tượng rằng bạn có một cái đuôi.
Nhớ kĩ điều này và bạn có thể bắt đầu xây dựng một không gian làm việc vừa hiệu quả lại thoải mái.
Bước thứ 2: Vị trí con trỏ và bàn phím
Dựa theo vị trí tự nhiên, con trỏ và bàn phím nên được đặt sao cho 2 khuỷu tai của bạn sát với người, đồng thời cánh tay và bắp tay tạo một góc 90 độ (hoặc nhỏ hơn) với mặt bàn. Bằng cách này, khối lượng hoạt động giảm và bạn cũng không bị căng cơ.
Chiều cao: bàn phím cao khoảng 3 đến 5 cm từ hông. Với phần lớn mọi người, điều này có nghĩa là sử dụng một ngăn kéo để bàn phím. Bạn cũng có thể hạ thấp cơ thể mình, tuy nhiên việc sử dụng ngăn kéo vẫn tốt hơn và đây là lý do tại sao:
Độ nghiêng: Tốt nhất thì bàn phím nên nghiêng xuống và ra ngoài để tay và bàn thay bạn thoải mái với chiều đi xuống. Có nghĩa là bạn không bao giờ nên sử dụng gờ kê (thường có ở phía sau bàn phím) để nâng nó lên.
Vị trí: lý tưởng nhất là bàn phím và con trỏ cách nhau một khoảng bằng vai và cao bằng nhau. Có một vài mẹo để giúp bạn đạt được điều này.
Đầu tiên là mua một bàn phím không có numpad (bộ số ở bên phải), vì numpad sẽ đẩy bảng ký tự (phần hay được sử dụng nhất) lệch khỏi trung tâm. Để bàn phím và chuột của bạn cao bằng nhau, bạn có thể kê bàn phím lên bằng cách nào nó hoặc sử dụng một con chuột thấp hơn. Mời bạn đọc thêm cách ngồi máy tính đúng chuẩn.
Bước thứ 3: Vị trí màn hình
Sắp đặt màn hình, hay thậm chí là nhiều màn hình, thực ra không quá phức tạp. Làm theo những bước sau đây và bạn sẽ có một vị trí lý tưởng.
Khoảng cách: Nếu màn hình ở quá xa, bạn sẽ có xu hướng làm một động tác mà những nhà công thái học gọi là “tư thế con rùa”, bạn sẽ cong cổ về phía trước. Đặt thùng máy ở quá xa và bạn sẽ phải với lên để mở/tắt máy. Để tìm được vị trí hợp lý, ngồi thả lỏng và vươn tay ra phía trước. Chỉ cần đầu ngón tay của bạn chạm vào màn hình là được.
Đối với hai màn hình, hãy đặt chúng cạnh nhau (không có khoảng hở) và đặt màn hình phụ lệch khỏi trung tâm. Với những người sử dụng hai màn hình với thời lượng ngang nhau, hãy để căn cả hai màn hình vào giữa trung tâm tầm nhìn. Giờ hãy ngồi xuống, đưa tay về phía trước và xoay chung quanh. Khi bạn đưa tay ra xung quanh, đầu ngón tay của bạn cần phải chạm cả hai màn hình. Sử dụng cách này để sắp đặt những vật dụng khác như kệ tài liệu hay điện thoại.
Độ cao: Để điều chỉnh độ cao, hay thử mẹo hay này: nhắm mắt lại. Khi bạn mở mắt ra, tầm mắt bạn nên ngang với thanh địa chỉ. Nếu không được, thử nâng/hạ màn hình của bạn hoặc kê nó lên với tấm kê hoặc một quyển sách. Bạn cũng có thể xem thử hướng dẫn sau đây để rõ hơn về điều chỉnh độ cao.
Góc nghiêng: Cuối cùng bạn nên nghiêng màn hình xuống một chút để tránh bị lóa.
Bước thứ 4: Chỉnh ghế
Ghế của bạn chính là người bạn công thái học tốt nhất. Nó hỗ trợ cho lưng, bàn toạ, và tư thế của bạn. Có rất nhiều loại ghế để bạn lựa chọn, nhưng chung quy lại chỉ có một vài điểm quan trọng cần lưu ý mà thôi.
Hình dáng: nhớ lại tư thế tự nhiên của bạn, với xương cụt hơi cong ra phía sau một chút. Lưng bạn cong nhẹ một cách tự nhiên và phần dưới của xương sống hơi hướng về phía bụng. Để giữ nguyên tư thế này, hãy tìm một chiếc ghế hỗ trợ tốt cho phần lưng dưới.
Bạn có thể xem chi tiết hơn trong bài viết: Điều chỉnh ghế văn phòng đúng cách tránh đau lưng.
Chiều dài: Khi ngồi xuống, nên có một khoảng trống từ cạnh ghế tới bắp chân của bạn, khoảng bằng nắm tay là vừa phải. Tùy vào loại ghế mà bạn có thể tùy chỉnh khoảng cách này.
Chiều cao: Khi ngồi, chân bạn nên đặt thoải mái ở sàn phía trước (không phải treo lơ lửng), và đùi bạn nên thấp hơn hông một chút. Người có chiều cao khiêm tốn có thể phải dùng ghế để chân, còn những người quá cao có thể phải điều chỉnh chiều cao của bàn và ghế.
Nếu bạn thấy chân mình đang co lại về phía sau, ngồi trên một chân hay ngồi tư thế không bình thường nào khác, bạn cần điều chỉnh lại ghế.
Bước thứ 5: Đứng lên và di chuyển
Cuối cùng, sau khi đã thực hiện mọi lời khuyên rồi, vẫn còn một việc mà bạn không thể quên được: vận động vật lý. Nghỉ giải lao ít nhất một tiếng một lần để đi lai quanh văn phòng hoặc giãn cơ chút đỉnh. Nếu bạn muốn, có thể đặt đồng hồ để nhắc nhở mỗi giờ.
Có thể thấy, không quan trọng không gian làm việc của bạn thoải mái và hiệu quả tới đâu, hoạt động, co giãn cơ thể là điều duy nhất có thể ngăn chặn những hiểm họa sức khỏe đến từ việc ngồi quá lâu.
Bài viết trên có sự góp ý, bổ sung của giáo sư Alan Hedge của trường đại học Cornell, người đã giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn về công thái học trong hơn 30 năm qua. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo ý kiến của Prafulla Mukhi Prabhu Vankatesh, một nhà cố vấn công thái học và bác sĩ vật lý trị liệu đã hoạt động từ năm 1992 để hoàn thiện bài viết.
Tham khảo thêm: 4 điều thú vị tôi học được khi sử dụng bàn đứng
XEM THÊM: CÁC MẪU BÀN LÀM VIỆC VĂN PHÒNG HIỆN ĐẠI NHẤT
Cùng chuyên mục:
Bài mới cập nhật
Cây chuỗi ngọc hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?
Cây chuỗi ngọc là một giống cây hàng rào phổ biến, nhưng không phải ai...
Bề mặt gỗ Laminate là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Các công trình nội thất hiện đại, sang trọng hiện nay đều rất chuộng sử...
Gỗ veneer là gì? Phân loại? Ưu nhược điểm của gỗ veneer
Gỗ veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng, được dùng để dán...