Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán không chỉ là một trong những cây cảnh được ưa chuộng, mà chúng còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc trong văn hóa phương Đông. Theo tín đồ phong thủy, cây tùng la hán còn có khả năng mang lại sự cân bằng, may mắn và tài lộc cho người trồng. Tuy nhiên, cây la hán hợp mệnh nào? Tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc cây như thế nào? Thì hãy cùng theo dõi hết bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Nguồn gốc, đặc điểm của cây tùng la hán

Cây tùng la hán – Pinus Parviflora hay còn được gọi là cây thông Nhật Bản, là một loài cây gỗ thuộc họ Thông (Pinaceae) có nguồn gốc từ Nhật Bản. Loại cây này được tìm thấy ở khắp nước Nhật, từ đảo Hokkaido ở phía bắc tới đảo Kyushu ở phía Nam. Tùng la hán có tên gọi trong tiếng Nhật là “Shogetsu”, có nghĩa là “tuyết trắng” do những đám tuyết trên ngọn cây này tạo thành cảnh tượng như một vầng trăng trên tuyết. 

Loại cây này được trồng và du nhập vào các nước khác trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc, châu Âu và các nước châu Á khác, nhờ vào vẻ đẹp cùng khả năng chịu được nhiều điều kiện khác nhau trong môi trường sống. Nhưng cây tùng la hán vẫn được xem là biểu tượng văn hóa đặc trưng của Nhật và được ưa chuộng trong các khu vườn kiểu Nhật và sân trước nhà. Tùng la hán còn được coi là một loài cây linh thiêng và mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc trong văn hóa phương Đông.

Cây tùng la hán có nhiều đặc điểm độc đáo với hình dáng thon dài, thẳng đứng với các cành rụng xuống một cách đều đặn từ trên xuống dưới. Đầu mỗi cành thường có đám lá cây xanh non, các lá dài và mảnh. Lá của cây có màu xanh non, sáng, khiến cho cây luôn trông tươi tắn và thu hút, khi cây già đi thì màu của lá sẽ chuyển sang màu xám và xuất hiện các đốm trắng. Cây tùng la hán rất thân thiện với môi trường, chịu được khí hậu khắc nghiệt, không kén đất và có khả năng phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau. Cây có chiều cao trung bình từ 5-15m, tùy vào loại cây và điều kiện môi trường xung quanh. Ngoài ra, tùng la hán có tuổi thọ rất lâu đời và có thể sống trên 100 năm hoặc thậm chí lên tới hàng trăm năm nếu được trồng và chăm sóc đúng cách.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán có hoa không?

Cây tùng la hán có hoa dù không phải loài cây thường xuyên nở hoa, và được nhiều người biết tới với quả có hình dáng đặc biệt. Hoa của cây thường có màu trắng, mọc thành chùm nhỏ và thường nở vào mùa xuân từ tháng 3 – tháng 5.  Tùng la hán là loài cây đơn tính nghĩa là trên cùng một cây có cả hoa đực và hoa cái, hoa đực thường có hình trụ, còn hoa cái có đài hoa lớn hơn và lá bắc, lá noãn dính vào nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy được tùng la hán ra hoa bởi chu kỳ ra hoa của cây tùng la hán không thường xuyên như các loài cây khác, việc cây có ra hoa hay không còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, chăm sóc, tuổi của cây… Thời gian hoa nở ngắn, sau đó tàn và đậu quả. So với các loài hoa khác thì hoa tùng la hán có kích thước nhỏ hơn và không quá sặc sỡ nên dễ bị bỏ qua.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán trồng trong nhà được không?

Hoàn toàn có thể trồng tùng la hán trong nhà, bởi không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà cây còn giúp không gian trở nên sang trọng và gần gũi với thiên nhiên hơn. Theo quan niệm phong thủy thì tùng la hán còn giúp mang lại nguồn năng lượng tích cực, để cần bằng không gian sống. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí và giúp cho ngôi nhà thoáng đãng và trong lành hơn. 

Nhưng khi trồng cây tùng la hán trong nhà thì nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng vừa phải, tránh ánh nắng trực tiếp. Chọn chậu có lỗ thoát nước tốt để tránh tình trạng bị úng nước và tùng la hán có thể phát triển khá lớn, nên cần chọn loại cây có kích thước phù hợp với không gian nhà.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán có mấy loại?

Cây tùng la hán có 4 loại phổ biến là tùng la hán lá dài, lá ngắn, tùng lá hán kim cương và tùng la hán Nhật Bản. Với những đặc điểm riêng về hình dáng, kích thước và màu sắc của lá:

  • Tùng la hán lá dài: Đây là loại phổ biến ở Việt Nam, lá cây dài, mảnh và màu xanh đậm giúp tạo nên dáng vẻ thanh thoát và mềm mại.
  • Tùng la hán lá ngắn: Loại này có phần lá ngắn hơn so với loại lá dài, thường được dùng để tạo dáng bonsai mini.
  • Tùng la hán Kim Cương hay còn được gọi là tùng Đài Loan, loại cây này có lá nhỏ, mọc dày đặc để tạo nên vẻ đẹp cứng cáp và mạnh mẽ.
  • Tùng la hán Nhật Bản: có lá mềm, màu xanh nhạt và thường được dùng để tạo dáng bonsai cổ thụ.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Một số dáng cây tùng la hán đẹp?

Tùng la hán được thiết kế với nhiều dáng đứng khác nhau như dáng trực thẳng, dáng huyền, dáng thác đổ hoặc dáng bay. Để biết nên chọn dáng cây nào còn tùy thuộc vào sở thích cá nhân và nguyên tắc phong thủy:

  • Tùng la hán dáng trực: Là dáng mọc thẳng đứng, thon dần từ gốc lên ngọn và thường được trồng trong các gia đình quyền quý
  • Tùng la hán dáng thác đổ: Là cây được tạo hình giống như một dòng thác nước đổ từ phía trên xuống, mang lại sức sống và sinh lực dồi dào cho người trồng. Đây là dạng uốn cây khá giống với dáng huyền nhưng cây tùng la hán dáng thác đổ thường đổ sâu, tán cây mở rộng quanh gốc, lấy ý tưởng từ hình ảnh dòng thác.
  • Tùng la hán dáng huyền: Thường được dùng để trang trí sân vườn, đặt ở 2 bên sảnh nhà hoặc được ưa chuộng cho việc trang trí khu vườn thiết kế với hồ cá, cây bonsai nhưng thân cây lại nghiêng đổ xuống đáy chậu với ý nghĩa kiên trì, bất khuất trước khó khăn.
  • Tùng la hán dáng bay: Cây có thân thẳng với độ nghiêng nhất định, giúp tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa sự mềm mại và cứng rắn.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán giá bao nhiêu?

Hiện nay giá thành của cây tùng la hán được chia thành 2 loại là tùng la hán cao 2m và tùng la hán lâu năm, cụ thể chi tiết là:

Giá của cây tùng la hán cao 2m

Giá của loại cây này sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như kích thước và hình dáng của cây, một cây tùng la hán có dáng trực thẳng đứng và đẹp mắt thường có giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, thậm chí là vài tỷ đồng (đối với dáng cây đẹp, giống cây…). Loại cây này có chiều cao 2m và thích hợp để trồng trong chậu và có thể được tạo thành các hình dáng như bonsai.

Giá của tùng la hán lâu năm

Mỗi kích thước, mỗi kiểu dáng sẽ có giá thành khác nhau cho nên mức giá của loại cây cảnh này rất đa dạng, từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng/cây thậm chí là cây tùng la hán cổ thụ có giá lên tới vài chục triệu đồng, vài trăm triệu đồng cũng có. Chất lượng tốt, giá thành hợp lý là tiêu chí mà 99% khách hàng đặt ra khi mua cây cảnh.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán có tác dụng gì?

Cây tùng la hán không chỉ đẹp mắt mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Về mặt sức khỏe thì cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí như formaldehyde, benzene giúp không gian sống được trong lành hơn, kết hợp cùng hương thơm dịu nhẹ của cây sẽ giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Nếu đặt một chậu tùng trong phòng ngủ có thể giúp gia chủ ngủ ngon hơn nhờ vào khả năng thanh lọc không khí và tạo cảm giác thư thái cho người dùng. 

Theo quan niệm phong thủy thì cây tùng la hán tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe và may mắn. Việc trồng tùng la hán trong nhà sẽ giúp mang lại nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng cân bằng năng lượng âm dương để tạo ra một môi trường sống hài hòa và cân bằng hơn. Loại cây này còn được dùng để trấn trạch, xua đuổi tà khí và mang lại sự bình yên cho ngôi nhà. Ngoài ra, một số bộ phận của cây còn được dùng để làm thuốc điều trị một số bệnh, nhưng cần được sự tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán trong phong thủy có ý nghĩa gì?

Trong phong thủy cây tùng la hán còn được biểu trưng cho sự trường thọ, có thể sống ngàn năm tuổi. Người ta thường trồng tùng la hán trong sân vườn với ý nghĩa là cầu sức khỏe và trường thọ, nên cây thường được tặng trong những dịp mừng thọ để mong sức khỏe cho người được tặng quà. Không chỉ vậy, tùng la hán còn là loài cây có linh khí với khả năng cản gió độc, trừ tà. Cho nên, người nào sở hữu loại cây này giống như có được “tấm bùa hộ mệnh”, bảo vệ gia đình và người thân khỏi những khí xấu xâm nhập, mang lại bình an và may mắn. Quả của tùng la hán trông giống như một bức tượng la hán – là vị Phật bảo trợ cho sự bình an, nên cây được coi như một vị Phật sống, có ý nghĩa bảo vệ cho gia chủ và mang lại bình an cho cả gia đình.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán hợp mệnh gì?

Cây tùng la hán là loại cây thân gỗ nên rất thích hợp với những người mang mệnh Thủy, vì Thủy là nước và nước sẽ giúp cho gỗ ngày càng phát triển hơn. Do đó, nếu gia chủ là người mang mệnh Thủy thì rất phù hợp để trồng tùng la hán trong nhà, điều này sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và thành công.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán có hợp mệnh mộc không?

Cây tùng la hán rất hợp với người mệnh Mộc, bởi theo ngũ hành tương sinh thì Mộc sinh Hỏa, tức là cây cối (thuộc Mộc) nuôi dưỡng ngọn lửa (thuộc Hỏa). Tùng la hán có màu xanh của lá tượng trưng cho yếu tố Mộc, sẽ giúp bổ trợ và tăng cường nguồn năng lượng cho người thuộc mệnh Mộc. Cùng với đó, tùng la hán tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe và may mắn nên đối với người mệnh Mộc, cây sẽ giúp mang lại nhiều tài lộc, sự nghiệp thăng tiến và cuộc sống viên mãn hơn.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cây tùng la hán hợp tuổi nào?

Cây tùng la hán hợp với những người mệnh Thủy và Kim, bởi theo quan niệm phong thủy và ngũ hành tương sinh Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Mà tùng la hán lại thuộc hành Mộc, vì thế cây sẽ tương sinh với mệnh Thủy và Kim giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho những người thuộc tuổi này.  

  • Mệnh Thủy sẽ tương ứng với những năm sinh như: 1944, 1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013, 2026, 2027,…
  • Mệnh Kim sẽ tương ứng với những năm sinh như: Nhâm Thân (1932, 1992), Ất Mùi (1955, 20150, Giáp Tý (1984, 1924), Quý Dậu (1933, 1993), Nhâm Dần (1962, 2022), Ất Sửu (1985, 1925), Canh Thìn (1940, 2000), Quý Mão (1963, 2023), Tân Tỵ (1941, 2001), Canh Tuất (1970, 2030), Giáp Ngọ (1954, 2014) và Tân Hợi (1971, 2031).

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách trồng và chăm sóc cây tùng la hán

Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây tùng la hán đơn giản, hiệu quả mà cây luôn sống khỏe mạnh, tươi tốt:

Cách trồng cây tùng la hán

Tùng la hán là loại cây cảnh rất được ưa chuộng nhờ vẻ đẹp độc đáo, ý nghĩa phong thủy tốt nên để trồng loại cây này thì cần phải chuẩn bị:

  • Chọn chậu có lỗ thoát nước tốt, kích thước phù hợp với cây giống.
  • Cần dùng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có thể trộn thêm một ít phân hữu cơ để tăng độ màu mỡ cho đất.
  • Nên chọn cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh để cây được phát triển tốt.

Cách trồng thì trong chậu nên đặt một lớp sỏi hoặc mảnh vỡ gạch vào đáy chậu, để tạo điều kiện thoát nước tốt. Sau đó đổ đất vào chậu tới khoảng ⅔ chậu, tạo thêm một lỗ nhỏ ở giữa chậu và đặt cây giống vào, lấp đất xung quanh và tưới nước nhẹ nhàng để đất có độ ẩm nhất định.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách chăm sóc cây tùng la hán

Khi chăm sóc cây tùng la hán thì cần phải lưu ý một vài yếu tố sau đây:

  • Tùng la hán là cây ưa sáng, thích cường độ ánh sáng mạnh nhưng cây vẫn thích nghi được với môi trường bóng râm, do đó chúng thường được dùng làm cây cảnh trang trí ở các tiền sảnh lớn. Ở môi trường tự nhiên, cây thích nghi với ánh sáng sẽ phát triển tốt còn nếu trong môi trường bóng râm nhiều thì cây dễ bị yếu cành, lá không được xanh tốt, tán thưa. Cho nên, khi trồng trong nhà thì cần cho cây ra phơi nắng mỗi tuần 1-2 lần, để cây quang hợp và giữ lại màu xanh cho lá.
  • Tùng la hán có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt, nhưng thường thì cây ưa nhiệt độ ấm hơn từ 18-25 độ C. Vào mùa đông thì cây thường cằn cỗi hơn nhưng vẫn phát triển được, đây là loại cây có sức sống rất bền bỉ.
  • Cây tùng la hán chịu hạn tốt nhưng tùy vào kích thước của từng cây để điều chỉnh lượng nước tưới trong tuần. Như vậy lá cây mới xanh bóng, không bị rụng và nhất là mùa đông thì cần cung cấp nước thường xuyên nhưng không quá nhiều, tránh tưới thừa nước sẽ bị úng rễ.
  • Tùng la hán thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều người còn dùng đất bùn dưới ao phơi khô, đập nhỏ để trồng cây. Khi cây đã cứng cáp thì tưới nước vừa phải, tránh tưới nhiều và không nên để đất quá khô nhưng cũng tránh quá ẩm.
  • Khi bón phân thì nên chủ yếu là bón phân đạm, bón nhiều lần trong năm và không nên quá nhiều cùng lúc. Chú ý, khi chuyển chậu thì cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tốt nhất là nên chọn đất trộn với phân hữu cơ đã hoai mục, với tỉ lệ 20-30% phân hữu cơ, 30% vỏ trấu và 40-50% xơ dừa.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Cách xử lý cây tùng la hán bị vàng lá?

Cây tùng la hán bị vàng lá là tình trạng khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như tưới nước không hợp lý, có thể là quá nhiều hoặc quá ít. Hay thiếu sáng cũng khiến cây bị vàng lá, sinh trưởng kém và thiếu hoặc thừa phân bón và sâu bệnh.

Cách xử lý thì cũng không quá phức tạp, để kiểm tra rễ thì cần đào gốc nếu rễ bị thối thì cần cắt bỏ phần bị hư hỏng, rửa bằng dung dịch thuốc tím pha loãng, sau đó trồng lại vào chậu mới với đất sạch.

Nếu rễ không bị hỏng thì cần điều chỉnh lượng nước tưới, giữ cho đất luôn ẩm nhưng không quá ướt. Hoặc đặt cây ở nơi có ánh sáng tán xạ, tránh ánh nắng trực tiếp và bón phân định kỳ cho cây bằng phân hữu cơ hoặc phân NPK để lá cây được tươi xanh.

Cây tùng la hán hợp tuổi nào? Mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy?

Những thông tin chi tiết về cây tùng la hán hợp mệnh gì, ý nghĩa phong thủy của cây tùng la hán đã được chia sẻ trong bài viết trên. Nếu có nhu cầu mua cây và cần được tư vấn thêm về cách chọn cây hợp phong thủy theo mệnh, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Nội thất Đức Khang để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang

  • Xưởng sản xuất: Xứ Ngõ Gỗ, thôn Sinh Liên, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 46, Đường Linh Đàm, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Hotline: 0915 256 266 – 0967 276 668 – 0981 503 868
  • Email: noithatduckhang@gmail.com
ĐỪNG BỎ LỠ các cây để bàn hợp phong thủy mang tài lộc, may mắn có tại Đức Khang nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài mới cập nhật
Cốt gỗ MFC Vanachai Thái Lan là gì? 5 điều cần biết?

Vanachai được biết tới là một trong những thương hiệu gỗ công nghiệp nổi tiếng...

Gỗ veneer là gì? Phân loại? Ưu nhược điểm của gỗ veneer

Gỗ veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng, được dùng để dán...

Ray bi 3 tầng giảm chấn Hafele là gì? Có tốt không?

Ray bi 3 tầng giảm chấn Hafele là phụ kiện được Nội thất Đức Khang...