Khi cầm trên tay một tấm gỗ công nghiệp ít ai hiểu được cấu tạo bên trong như thế nào? Đã là gỗ công nghiệp thì bản chất không còn là gỗ tự nhiên 100% mà nó được chế biến qua nhiều công đoạn khác nhau, để so sánh về độ bền đẹp và chất lượng thì 2 loại gỗ này chênh lệch nhau không nhiều một 9, một 10.
Gỗ công nghiệp được chia thành 2 phần: Phần cốt gỗ, phần bề mặt gỗ, chúng ta đang quan tâm tới phần bề mặt gỗ. Nhiều người cho rằng phần cốt gỗ sau khi được đánh bóng, phủ sơn thì sẽ tạo thành sản phẩm mà không cần đến phần bề mặt gỗ. Quan điểm đó không hoàn toàn sai, nhưng để nói đúng thì chỉ đúng trong một số trường hợp là cốt gỗ ván mịn – cốt gỗ này có thể sơn bóng trực tiếp trên bề mặt
Bề mặt gỗ phủ laminate – gọi tên công chúng là Formica và tên khoa học là HPL từ viết tắt của High-pressure laminate, ngoài bề mặt laminate còn có các bề mặt phủ khác: Melamine, veneer. Khi nguồn tài nguyên rừng ngày một khan hiếm và cạn kiệt, gỗ tự nhiên không đủ để khai thác, bắt nguồn từ ý tưởng sử dụng tài nguyên gỗ một cách tiết kiệm năm 1992 Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber gốc Mỹ đã cho ra đời gỗ Laminate sử dụng thay thế gỗ công nghiệp.
Laminate có nhiều công năng, khả năng chống nước, chống xước, chịu va đập, ăn mòn, không mối mọi và chống tĩnh điện với nhiều màu sắc đa dạng.
Ngoài ra laminate còn được đánh giá cao ở đặc điểm có thể uốn cong, áp dụng trong các thiết kế nội thất cạnh bàn, cạnh tủ, thay vì là một mét hình góc vuông, người ta có thể uốn cong khi sử dụng, sẽ tạo độ mềm mịn, không bong xước và rất dễ chịu khi chạm tay vào.
Các sản phẩm làm từ bề mặt laminate như: Bàn ghế văn phòng, bàn ghế gia đình, bàn ghế giám đốc, bàn ghế học sinh, vách ngăn, tủ sách, kệ … Đều được đánh giá rất cao về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng về chất lượng sản phẩm cũng như tuổi thọ sản phẩm, laminate được cấu tạo chặt chẽ bởi 5 lớp tạo ra độ cứng, độ vững cao.
Các bài viết liên quan: Gia công ép laminate